Thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

Khái quát về ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

SeABank là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại Việt Nam, SeABank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được những thành công hết sức khả quan, nhiều năm liên tiếp được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, đạt giải thưởng dịch vụ thương mại hàng đầu “TOP TRADE SERVICES 2007”. Hoạt động kinh doanh của SeABank gồm có huy động, cho vay trung và dài hạn; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư; vay vốn Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác bằng tiền Vịêt Nam và ngoại tệ; chiết khấu thương, trái phiếu, hùn vốn.

Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cấp phát tín dụng bao gồm cho vay, cầm cố, chiết khấu, bảo lãnh nội địa và một số nghiệp vụ Ngân hàng khác, thẩm định các phương án và trình Giám đốc chi nhánh cho vay ngắn hạn, phát hành các chứng thư bảo lãnh cho khách hàng, chiết khấu toàn bộ chứng từ, đơn xin gia hạn nợ, phát hành L/C, có trách nhiệm đối chiếu định kì với phòng kế toán giao dịch và kho quỹ về tài sản thế chấp, bảo lãnh, các tài sản khác, phụ trách công tác xử lý nợ, kiến nghị các trường hợp miến giảm lãi, chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh, trước Tổng Giám đốc, trứơc pháp luật về những khoản cho vay không hiệu quả do thẩm định sơ sài, báo cáo sai sự thật hoặc không chấp hành các quy định, quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và của SeABank gây hậu quả rủi ro. - Phòng hạch toán và hỗ trợ tín dụng: Chức năng của phòng là quản lý và điều phối các công việc có liên quan đến nghiệp vụ của các bộ phận, kiểm tra lại hồ sơ khách hàng do chuyên viên hỗ trợ tín dụng tiếp nhận từ chuyên viên Khách hàng và thẩm định, kiểm soát lại các loại hợp đồng hoặc văn bản khác do chuyên viên hỗ trợ tín dụng lập trước khi chuyển qua Phòng khách hàng và thẩm định,duyệt các văn bản ghi T24 liên quan đến hoạt động giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu phí.

Một số hoạt động chủ yếu

Trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định về hoạt động tín dụng do NHNN ban hành và các Quy chế của ngân hàng về cho vay và đảm bảo tiền vay, công tác phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng được ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt chú trọng, tăng cường và hiện đại hoá các công cụ kiểm soát tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Và các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện mua bán các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá,.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Đông Nam Á Chi nhánh Hai  Bà Trưng năm 2008
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Đông Nam Á Chi nhánh Hai Bà Trưng năm 2008

Vài nét về công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

    Có nhiều phương pháp thẩm định khác nhau, ngân hàng không quy định cụ thể các phương pháp thẩm định mà tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm từng dự án, tuỳ từng khách hàng, điều kiện thực tế trong từng giai đoạn các phương pháp thẩm định sẽ sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lí để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Đối với dự án đầu tư còn phải thẩm định: sự cần thiết đầu tư, thị trường đầu vào, đầu ra của dự án, kĩ thuật công nghệ của dự án, tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch tài chính của dự án, hiệu quả của dự án và nguồn trả nợ, phân tích độ nhạy của dự án để dự kiến những thay đổi ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, dự báo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

    Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á   chi nhánh Hai Bà Trưng
    Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

    Thực trạng quản lý rủi ro trong công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

      Tùy thuộc vào từng dự án cụ thế mà các cán bộ thẩm định có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro, nhưng nhìn chung các rủi ro xảy ra đối với một dự án bất kì thường rất lớn, do đó nếu chỉ sử dụng một phương pháp để đánh giá sẽ dẫn đến việc có nhiều rủi ro không thể xác định được làm ảnh hưởng xấu đến dự án dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho ngân hàng gây thiệt hại về tài chính cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng do đó khi quản lý rủi ro của các dự án, các cán bộ thẩm định của ngân hàng thường sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để có thể đánh giá rủi ro một cách tốt nhất, chính xác nhất, từ đó đưa ra biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Là các loại rủi ro liên quan đến giấy tờ pháp nhân, thế nhân cung cấp không đúng, Hội đồng thành viên thuê Giám đốc đứng tên nhưng không điều hành, công ty chia tách hoặc sáp nhập tức là hình thành pháp nhân mới song trên giấy phép đăng ký kinh doanh chưa thể hiện sự thay đổi đó, rủi ro khi khách hàng làm giả giấy đăng ký kinh doanh để đứng ra vay vốn, các thay đổi trong đăng ký kinh doanh tại các cuộc họp Hội đồng nhưng ngân hàng không được biết, các rủi ro liên quan đến người đại diện cho công ty đứng ra vay vốn không đủ tư cách pháp nhân hoặc không phải là người được uỷ quyền hợp pháp của công ty….

      Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý rủi ro tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh   Hai Bà Trưng
      Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý rủi ro tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

      Ví dụ minh hoạ cụ thể

        Nguồn: Ngân hàng SeABank CN Hai Bà Trưng Tổng phí thu được từ cung cấp dịch vụ đối với công ty TNHH Đầu Tư Minh Quang là 1.113.676.698 đồng, đây là khoản phí lớn thể hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ của khác hàng tại Seabank khá đa dạng và phát sinh thường xuyên liên tục, vì vậy khi SeABank chấp thuận và tài trợ cho các nhu cầu của Công ty Minh Quang sẽ hứa hẹn thu được nhiều lợi ích. Cán bộ tín dụng đã liệt kê toàn bộ các giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và nhận thấy Công ty đầu tư Minh Quang là công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và năng lực kinh doanh cũng khá tốt, hơn nữa công ty chỉ có quan hệ tín dụng với ngân hàng SeABank từ thời gian trước do đó các thông tin về tính pháp lý của công ty có thể được đảm báo và cán bộ tín dụng đã có thể nắm được sơ bộ một số thông tin của công ty.

        Sơ đồ 2.4: Sơ đồ khối của công nghệ kho gas.
        Sơ đồ 2.4: Sơ đồ khối của công nghệ kho gas.

        Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

        Những kết quả đã đạt được

        - Về nhân sự cho công tác quản lý rủi ro: Do đây quy mô của ngân hàng còn nhỏ nên với một chi nhánh như chi nhánh Hai Bà Trưng sẽ không có phòng quản lỷ rủi ro cũng như cán bộ rủi ro chuyên biệt, do đó với các dự án vay vốn thì cán bộ tín dụng sẽ là người trực tiếp thực hiện công tác thẩm định và quản lý dự án cho dự án. Về việc lưu giữ nguồn thông tin thì ở ngân hàng công tác này đã được thực hiện khá tốt, nguồn thông tin được bảo mật rất kĩ mà chỉ có người trong ngân hàng mới xem được, các thông tin được để trong hộp dữ liệu theo từng dự án và được sắp xếp theo thứ tự từng dự án để thuận tiện cho việc tìm kiếm khi cần thiết, ngoài ra các thông tin, dữ liệu cũng được cất giữ trên máy tính của các cán bộ thẩm định thuận tiện cho công tác của mỗi người, mỗi bộ phận.

        Những hạn chế và nguyên nhân

        - Nguyên nhân từ phía khách hàng: các khách hàng thường không muốn công khai, minh bạch hóa các số liệu về tài chính và một số thông tin ảnh hưởng tới quyền lợi của họ do đó họ thường khai báo khác với sự thật để phục vụ cho lợi ích của họ, mặt khác hiện nay trên thị trường có rất nhiều ngân hàng thương mại, một khách hàng có thể có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau do các ngân hàng cạnh tranh nhau nên để giữ chân của khách hàng các ngân hàng thường giữ bảo mật thông tin cho khách hàng mà công tác thẩm định thì phải xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng do đó việc khai thác thông tin rất khó khăn và không chính xác. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như từ phía Ngân hàng Nhà nước, chưa thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, quản lý, hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại, các văn bản pháp quy về quy trình chưa hoàn chỉnh,… bên cạnh đó sự ra đời của nhiều ngân hàng thương mại cũng là nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên.

        Định hướng hoạt động tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới

        MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN.

        Một số giải pháp đối với công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án tại chi nhánh

          - Sau khi đã tuyển dụng được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu khắt khe của công việc thì phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các cán bộ đã được lựa chọn, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo phụ trách công tác thẩm định, công tác quản lý rủi ro bằng cách tổ chức những lớp học, những khoá huấn luyện về nghiệp vụ, tổ chức những buổi hội thảo để cùng nhau bàn luận, trao đổi, cập nhật những kinh nghiệm, những diễn biến thường xuyên của nền kinh tế,… Thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhân viên, đồng thời thường xuyên đưa ra những tình huống thực tế và qua đó phân tích cho các cán bộ nhân viên tìm hiểu để tránh khỏi những sai sót khi gặp phải trong công việc. - Ngoài ra chế độ đãi ngộ, khen thưởng nhân viên hiện đang là một trong những tiêu chí được rất nhiều ứng viên xem xét kĩ lưỡng trước khi thi tuyển vào một ngân hàng, do đó trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, thì SeABank cần có những chính sách đãi ngộ nhân viên thật hấp dẫn, hợp lý như động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, bộ phận có những đóng góp lớn, những sáng kiến hay trong quá trình làm việc để có cơ hội tuyển dụng được những nhân viên mới có năng lực và giữ chân được những nhân viên cũ giàu kinh nghiệm, gắn bó, cống hiến cho ngân hàng.

          Một số kiến nghị

            Ngoài những giải pháp được đề cập ở trên thì việc thường xuyên cập nhật các quy định, chủ trương của Nhà nước, của ngành ngân hàng, quán triệt để thực hiện triệt để các chủ trương, định hướng chỉ đạo cũng như các văn bản chỉ đạo trong thời kì cụ thể để tránh những thiếu sót, nhầm lẫn không đáng có về quy trình, thủ tục trong công tác thẩm định, đánh giá rủi ro cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong thẩm định dự án tại ngân hàng. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng CIC, bởi đây là một trong những kênh thông tin quan trọng của ngân hàng, nó giúp ích cho các ngân hàng rất nhiều trong việc thẩm định dự án, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế đang sôi động như hiện nay thì cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, cũng như cập nhập các thông tin mới một cách liên tục, có như vậy mới có thể giúp ích nữa cho sự phát triển của ngành ngân hàng.