MỤC LỤC
Loại này hiện nay ít được sử dụng vì có nhiều nhược điểm như giá thành cao do các xi lanh thuỷ lực cần phải được chế tạo với độ chính xác rất cao, và do xi lanh thủy lực trong thang máy làm việc với áp suất rất cao nên dễ bị rò rỉ dầu và đòi hỏi cần phải bảo dưỡng thường xuyên. + Bộ tời đặt ở trên: Khắc phục được những nhược điểm của loại thang mà buồng máy đặt ở phía dưới như: tải trọng tác dụng lên toà nhà nhỏ hơn, chiều dài cáp ngắn hơn, số puly ít hơn, do đó làm tăng hiệu suất truyền động và làm giảm bớt chi phí, vì vậy trừ các trường hợp đặc biệt thì hầu hết các thang máy đều có buồng máy đặt ở phía trên đỉnh giếng thang.
Dựa vào việc phân tích ưu nhược điểm của các loại dẫn động thang máy trên, đối với thang máy trong luận văn này ta nên sử dụng bộ tời có puly cuốn cáp, đặt ở đỉnh giếng thang. Hệ tay đòn 7 liên hệ với cáp của bộ hạn chế tốc độ qua bộ phận kẹp cáp 6 để tác động lên bộ hãm bảo hiểm dừng cabin tựa trên ray dẫn hướng khi tốc độ hạ cabin vượt quá giá trị cho phép.
Đây là cabin chở hàng nên ta dùng loại cửa lùa về một phía , khối lượng cửa khoảng 50 Kg. Ngoài ra trên cabin còn có các thiết bị khác như các thanh giằng, guốc trượt, nêm của bộ hãm bảo hiểm… nên khi tính toán ta lấy khối lượng cabin là 500Kg.
[ ]σn - ứng suất nguy hiểm của vật liệu lấy theo giới hạn bền, giới hạn mỏi hoặc giới hạn chảy trong từng trường hợp tính toán. Dầm trên chịu tác động của 1 lực tập trung tại giữa dầm (Qt + Gt), dầm dưới chịu tác dụng của Gt đặt giữa dầm và lực Qt đặt lệch khỏi giữa dầm 1 đoạn A/6.
Do trường hợp này khung cabin chịu lực lệch tâm, ta khống chế bậc tự do như sau: tại A, C ta khống chế 5 bậc tự do còn lại bậc tự do theo phương Z-Z ; tại B, D ta khống chế 4 bậc tự do còn lại bậc tự do theo phương Z-Z và phương X-X. Do trường hợp này khung cabin chịu lực lệch tâm, ta khống chế bậc tự do như sau: tại A, C ta khống chế 5 bậc tự do còn lại bậc tự do theo phương Z-Z ; tại B, D ta khống chế 4 bậc tự do còn lại bậc tự do theo phương Z-Z và phương X-X. Nếu trọng lượng đối trọng cân bằng hoàn toàn với trọng lượng cabin và tải trọng nâng thì khi nâng, hạ cabin đầy tải, động cơ chỉ cần khắc phục lực cản ma sát và lực quán tính, nhưng khi không tải thì động cơ phải khắc phục thêm lực cản đúng bằng tải trọng nâng Q để hạ cabin (hoặc nâng đối trọng).
Khi bố trí trục vít ở trên thì giảm khả năng chảy nhớt hộp giảm tốc qua ổ đỡ của trục vít nhưng lại gặp phức tạp khi điều chỉnh độ chính xác ăn khớp trục vít khi lắp đặt bộ tời. Vì vậy, trong tính toán người ta qui định chọn cáp theo lực kéo đứt, còn độ bền của cáp được đảm bảo bằng cách chọn hệ số an toàn k và tỉ số giữa đường kính puly với đường kính cáp tuỳ thuộc vào loại máy và chế độ làm việc. Căn cứ vào công suất đã tính toán và vận tốc của cabin ta chọn bộ tời theo catalog của hãng Thyssen Aufzugswerke Elevator Gmbh có động cơ, hộp giảm tốc và puly dẫn động phù hợp với tính toán, còn các bộ phận khác như khớp nối, phanh…vì chúng được lắp thành một bộ thống nhất nên đảm bảo làm việc đúng yêu cầu kỹ thuật.
Trong các trường hợp tính toán cho cabin thang máy thì trường hợp thử tải thang máy để đưa vào sử dụng khi khám nghiệm kỹ thuật là trường hợp khung cabin chịu lực lớn nhất.
Lực tác dụng lên cơ cấu phải được tính trong trường hợp nguy hiểm nhất tức là khi phanh và bộ hãm bảo hiểm không hoạt động. Khi đó cơ cấu giảm chấn coi như chịu hoàn toàn lực tác dụng do khối lượng của cabin và tải trọng nâng lớn nhất cùng với hệ số tải trọng động do cabin và tải trọng tác dụng lên cơ cấu.
Pmin- lực nén nhỏ nhất tác dụng lên lò xo khi lắp, ta chọn Pmin = 0 N x - chuyển vị làm việc của lò xo khi chịu lực từ Pmin đến Pmax, chọn x.
Khi bộ hãm bảo hiểm làm việc tức là khi cabin vượt quá giá trị cho phép (cụ thể là 78m/phút) thì các nêm 3 được kéo bởi các thanh kéo 2 áp vào các dẫn hướng. Trong sơ đồ thì truyền động của bộ hãm bảo hiểm được thực hiện nhờ bộ bạn chế tốc độ kiểu li tâm 8, puli của nó nối với một phanh li tâm đặt trong thân của bộ hạn chế tốc độ. Quá trình xảy ra từ khi má trượt con lăn tì vào nêm tạo thành một khối cùng trượt trên ray dẫn hướng đến lúc dừng lại, lúc này trọng lượng buồng thang máy áp lên nêm thông qua má trượt con lăn, trong lúc đó lực P không còn tác dụng.
Khi cabin chuyển động sẽ làm cho cáp nối cứng với tay đòn trên cabin trượt theo và dẫn đến puly 2 quay theo làm cho hai quả văng 3 gắn trong puly quay sinh ra lực ly tâm có xu hướng đẩy quả văng quay trong bán kính thích hợp đã được tính toán với tốc độ bình thường của cabin. Khi tốc độ của cabin tăng hơn tốc độ bình thường của nó 15% thì lực ly tâm sinh ra trong các quả văng thắng được lực giữ lò xo , lúc đó bán kính quay của quả văng tăng lên, quả văng tác động vào cần 9 giải phóng con cóc 8. Con cóc 8 dưới sức kéo của lò xo ép vào bánh cóc 7, do bánh cóc 7 được lắp cố định trên trục 10 (không xoay đồng thời với puly mà chỉ xoay được một góc nhỏ) nên khi cóc hãm ép vào bánh cóc làm bánh cóc quay một đoạn nhỏ rồi dừng kéo theo puly 2 cũng dừng theo.
Dưới tác động của lò xo, con cóc chèn vào bánh cóc làm cho puly dừng lại dẫn đến cáp ngừng chuyển động. Do quán tính cabin tiếp tục đi xuống một đoạn rồi mới dừng lại tạo cho cáp một lực căng, lực này là lực duy trì cần thiết để nêm cabin cân bằng. Puly căng cáp có kích thước và hình dáng rãnh cáp giống như puly bộ hạn chế tốc độ, trọng lượng đối trọng căng cáp được xác định theo công thức 5.13[I].
Trong một số trường hợp thì các dẫn hướng được treo vào trần của giếng thang (hình b) và chúng làm việc chịu kéo, điều này cải thiện điều kiện làm việc của chúng khi cabin tập kết trên bộ hãm bảo hiểm. Đối với các cabin có kích thước thông thường và khoảng cách giữa các chỗ kẹp dẫn hướng thông thường thì vị trí nguy hiểm nhất đối với dẫn hướng là vị guốc tựa nằm ở giữa các gối tựa của dẫn hướng. Trị số lớn nhất của ứng suất nhiệt σt có thể xác định từ giả thiết là ứng lực trong các dẫn hướng khi thay đổi nhiệt độ, không thể lớn hơn lực ma sát giữa chúng và các tấm kẹp dẫn hướng.
Sở dĩ vận tốc cánh cửa thứ hai bằng một nữa vận tốc cánh cửa thứ nhất là do cánh cửa thứ hai được nối với tâm của puly của bộ truyền cáp nên theo nguyên tắc vòng ngoài puly chuyển động với tốc độ v thì tâm chuyển động với tốc độ v/2 (lưu ý rằng puly của bộ truyền cáp có đường kính bằng puly của bộ truyền đai răng). Cửa cabin liên hệ với cửa tầng qua kiếm cửa 6, nhờ vậy mà khi cửa cabin đóng, mở thì cửa tầng cũng đóng mở theo. Lực cản mở của chủ yếu là lực cản ma sát lăn và ma sát ổ trục do trọng lượng của cửa cabin và cửa tầng tỏc động lờn gõy ra (bỏ qua lực cản do độ vừng của cỏp và độ vừng của dõy đai vỡ cỏc lực này ảnh hưởng khụng đỏng kể).
Lúc đó các cuộn dây của rơ le RT4 và công tắc tơ nâng N được cấp điện theo mạch từ nút dừng D, các khoá liên động cửa tầng C1, C2, C3, C4 (nếu các cửa tầng đều đóng), các tiếp điểm của bộ hãm bảo hiểm BH (nếu cáp nâng không đứt), các tiếp điểm liên động cửa cabin CB (nếu cửa cabin đã đóng), nút dừng D, tiếp điểm thường đóng H, cuộn dây của công tắc tơ nâng N, công tắc tầng CT4, cuộn dây của rơ le tầng RT4, nút 4ĐT, các tiếp điểm thường đóng Y, N, H. Cũng như vậy, khi cuộn dây của công tắc tơ N có điện, các tiếp điểm thường mở N khép kín lại, động cơ chuẩn bị được đóng điện theo chiều nâng, còn các tiếp điểm thường đóng N mở ra cắt khả năng ra lệnh cho thang máy bằng các nút ĐT. Khi cabin đi gần đến sàn tầng 4 (đến mức đặt công tắc chuyển tốc độ CVN4), công tắc CVN4 chuyển vị trí từ a sang b, cuộn dây của công tắc tơ tốc độ cao C mất điện, tiếp điểm thường đóng C trong mạch điện của công tắc tơ T khép kín lại, cuộn dây T được cấp điện.
Kích thước của buồng máy phải đảm bảo chiều cao của nó không thấp hơn 2m, chiều dài và chiều rộng của buồng máy được xác định theo kích thước bộ tời nâng và các thiết bị khac như: tủ điện sao cho có đủ khoãng trống để di chuyển và làm việc dễ dàng. - Thu dọn lại toàn bộ tất cả các phương tiện, thiết bị lắp ráp, đồng thời cần kiểm tra lại thật kỹ các bộ phận và cơ cấu của thang máy như: Thiết bị dẫn hướng, Khe hở giữa cabin và đối trọng đối với hố giếng, các mối ghép giữa các cơ cấu và thiết bị, kiểm tra lại các thiết bị điện, các thiết bị bảo vệ như cầu chì, dây nối đất, mạch động lực của thang máy…. Cần kiểm tra định kỳ độ mòn của cáp treo cabin, cáp dẫn động bộ hạn chế tốc độ và thay thế chúng khi đường kính của chúng giảm 10% so với ban đầu.Ngoài ra cũng cần kiểm tra độ mòn của tang phanh và má phanh để đảm bảo bộ phanh của thang máy luôn làm việc tốt.