MỤC LỤC
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm.chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm,công việc,lao vụ đã hoàn thành sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp.Do đó quản lí giá thành sản phẩm gắn liền với việc quản lí chi phí sản xuất. Chi phí nguyên liệu,vật liệu:bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ,nhiên liệu,phụ tùng thay thế…xuất sử dụng trong kỳ,ngoài trừ chi phí nguyên vật liệu sử dụng không hết để lại cho kỳ sau,xuất cho xây dựng cơ bản,xuất bán ra ngoài…. Phân loại theo yếu tố chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lí chi phí .Nó cho biết tỷ trọng,kết cấu từng yếu tố chi phí sản xuất để đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất cung cấp số liệu để lập báo cáo chi phí sản xuất,cung cấp tài liệu tham khảo lập dự toán chi phí sản xuất,lên kế hoạch cung ứng vật tư,kế hoạch quyừ lửụng….
Cách phân loại chi phí này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lí chi phí sản xuất theo định mức;cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm,phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành,làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau. Chi phí trả trước:là những chi phí thực tế phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ này mà được tính phân bổ cho nhiều kỳ kế toán tiếp theo:chi phí trả trước tiền thuê nhà,chi phí công cụ dụng cụ có giá trị lớn,chi phí cải tiến kỹ thuật. *Giá thành kế hoạch:là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch.Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
*Giá thành định mức:là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. *Giá thành thực tế:là giá thành được xác định trên cơ sở khoản hao phí thực tế trong kỳ.Giá thành thực tế làcăn cứ để kiểm tra,đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí ,hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Giá thành sản xuất :là giá thành tính theo các khoản mục chi phí.Giá thành này dùng để ghi nhận số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc xuất giao trực tiếp cho khách hàng,là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và hàng tồn kho trong kỳ.
Đối tượng tập hợp chi phí làm phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra,giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành.Phạm vi và giới hạn đó có thể là phân xưởng,bộ phận sản xuất,giai đoạn công nghệ,loại,nhóm,chiết tiết sản phẩm,đơn đặt hàng. Là các loại sản phẩm,công việc,lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được định lượng tổng chi phí và chi phí đã kết tinh trong một đơn vị sản phẩm.Tuỳ theo đặc điểm sản phẩm quy trình công nghệ mà đối tượng tính giá thành có thể là chi tiết sản phẩm bán thành phẩm,sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí khi phát sinh kế toán sẽ tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp.Thuộc loại chi phí này thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp.
Sử dụng đối với những chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí,không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng khi phát sinh kế toán sẽ tập trung,sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức hợp lí. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm,nhưng những phương pháp đó đều dựa trên nền tản của phương pháp tính giá thành giản đơn.Phương pháp tính giá thành giản đơn có thể đựoc xem là phương pháp cơ bản,được vận dụng để tính giá thành trong các doanh nghiệp,cho dù doanh nghiệp có thực hiện bất kỳ loại quy trình sản xuất nào đi nữa. Khi có các nghiệp cụ kinh tế phát sinh kế toán tiến hành lập các chứng từ có liên quan,hay nhận các chứng từ bên ngoài vào.Tiến hành kiểm tra chứng từ,sau khi kiểm tra kế toán tiến hành phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên các tài khoản.