MỤC LỤC
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (có thể đo lường qua các chỉ tiêu định lượng như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn,…), vừa trừu tượng (có thế được xem xét thông qua những chỉ tiêu định tính như khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế,…). Hiểu đúng bản chất về chất lượng tín dụng, phân tích đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân tồn tại về chất lượng sẽ giúp ngân hàng tìm được những biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động, đứng vững trong nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Khi nâng cao được chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh phát triển, từ đó nâng cao được đời sống vật chất của dân chúng và góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Để có chất lượng tín dụng tốt ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM thì đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định với các cơ chế chính sách phù hợp, sự phối hợp nhịp nhàng và có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng.
Nếu thời hạn cho vay lớn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh thì cũng không tốt vì khi đã hoàn thành một chu kỳ kinh doanh mà vẫn chưa trả nợ ngân hàng thì rất có thể họ sẽ sử dụng vốn đó vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo hoặc một lĩnh vực kinh doanh khác, điều này sẽ gây khó khăn trong việc thu hồi nợ và ngân hàng sẽ bị đọng vốn. + Trả trước hạn đã định: có thể do khách hàng kinh doanh tốt sớm thu hồi vốn trả ngân hàng nhưng cũng có thể do khách hàng sau khi vay đã thay đổi ý định sản xuất kinh doanh hoặc vay tiền được ở một nơi khách với lãi suất thấp hơn, cũng có thể do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và bị buộc phải hoàn lại vốn vay.
Hệ thống các văn bản pháp luật của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có tác động hết sức mạnh mẽ tới sự rủi ro trong hoạt động tín dụng hay bảo toàn vốn mà ngân hàng bỏ ra, trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ đúng các văn bản pháp luật thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn đến một số ngành, đặc biệt là những ngành có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, hàng hải,… Vì thế, việc đầu tư vào những ngành có thể dẫn đến những rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
Khi khách hàng đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì bản thân khách hàng cũng thấy được định hướng công việc của mình và nó sẽ càng đảm bảo an toàn hơn cả cho khách hàng khi được ngân hàng đánh giá, tư vấn. Ngoài ra chú ý tới các khoản nợ cần lưu ý (những khoản nợ tốt hơn khoản nợ kém tiêu chuẩn) để sớm đưa ra giải pháp xử lý, đưa các khoản nợ này trở thành những khoản nợ bình thường.
Việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của mỗi NHTM. Trong điều kiện hiện nay, để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc tham khảo kinh nghiệm của ngân hàng các nước là sự cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM Việt Nam.
Để đứng vững và khẳng định vị thế của một chi nhánh ra đời hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố tập trung các nhà đầu tư tài chính lớn trong nước và quốc tế như Thủ đô Hà nội là một lợi thế lớn nhưng đồng thời là những thử thách trong cạnh tranh gay gắt của Chi nhánh với những ngân hàng khác trong khu vực. Những năm qua chi nhánh đã từng bước khảng định năng lực tài chính của mình, đưa tổng nguồn vốn huy động bình quân 8.000 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ổn định, tập trung vào mở rộng màng lưới để tăng cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng như: sinh viên các trường Đại học (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Thăng Long, Đại học Thuỷ lợi), các dự án do nước ngoài tài trợ, nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế.., không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động đầu tư đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trụ sở giao dịch được xây dựng khang trang, hiện đại, hệ thống an ninh bảo vệ an toàn tuyệt đối luôn đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Cùng với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, trong năm 2010 hoạt động ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn phát sinh từ những bất cập của nền kinh tế: vốn tín dụng tăng cao do việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất trong khi tốc độ tăng nguồn vốn huy động thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên các NHTM gặp rất nhiều khó hăng trong việc cân đối vốn, tỷ giá vàng, ngoại tệ liên tục biến động cùng với áp lực giảm giá VND khiến cho tình hình cung cầu ngoại tệ căng thẳng. Từ khi thành lập cho đến nay, nền kinh tế trên thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, các nền kinh tế lớn suy giảm kéo theo hoạt động xuất khẩu bị trì trệ, giá nguyên vật liệu biến động khó lường, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả,… Mặc dù Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhưng việc hấp thụ nguồn vốn đó cần có thời gian, mặt khác phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế toàn cầu.
Tóm lại, trong điều kiện khó khăn chung của toàn ngành, mặc dù lãi suất huy động tăng cao, hạn mức dư nợ giảm nhưng Chi nhánh đã tích cực tận thu tới mức tối đa như thu nợ đến hạn, xử lý rủi ro và tiết kiệm các khoản chi nên trong ba năm 2008 - 2010 quỹ thu nhập của Chi nhánh vẫn đảm bảo đủ lương và thưởng, chăm lo đời sống, văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên (trừ nợ quá hạn của Trung ương). - Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM, dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động vốn, giành giật vốn giữa các NHTM và nâng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế đã khiến cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút. Như vậy, vòng luân chuyển vốn tín dụng giảm dần là do Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác quản lý và thu nợ của những khoản vay trong năm, đặc biệt là những khoản vay của các doanh nghiệp lớn như của công ty vận tải Biển Đông (245,5 tỷ đồng), công ty CP tập đoàn Thái Hoà (241,1 tỷ đồng), công ty CP phát triển xây dựng Vinaland (31,4 tỷ đồng),… Mặt khác, sản xuất của khách hàng cũng gặp khó khăn, sản phẩm không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng làm cho khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Đánh giá chất lượng tín dụng có vai trò quan trọng giúp ngân hàng nhận thức rừ những kết quả đạt được và hạn chế cũn tồn tại, thấy được nguyên nhân của những hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo của toàn Chi nhánh. Thứ nhất, từ nhận thức huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện để có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh, góp phần quyết định kết quả kinh doanh của ngân hàng, Chi nhánh vẫn luôn quan tâm và coi trọng công tác huy động vốn bằng những biện pháp cụ thể như sau: Quảng bá tuyên truyền đối với nhân dân về hình thức gửi tiết kiệm, thực hiện đổi mới tác phong giao dịch, giảm nhẹ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, đa dạng hoá các hình thức huy động, sử dụng các đòn bẩy kích thích như lãi suất, tiết kiệm dự thưởng,….
Chính quyền địa phương, các ngành chức năng còn chậm trễ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đặc biệt là việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch chương trình kinh tế xét duyện dự án,… Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời gây khó khăn cho việc xin vay của khách hàng, về phía ngân hàng không mở rộng được vốn vay. Bên cạnh đó ngân hàng chỉ tiến hành định giá lại tài sản khi phát hiện các khoản vay có vấn đề để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản mà chưa quan tâm đến việc định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo định kỳ nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thu hồi đủ nợ và lãi vay từ khách hàng.
Quan điểm thứ hai: điều chỉnh các hoạt động tín dụng thích nghi nhanh với cơ chế thị trường, đa dạng hóa hoạt động tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong khuôn khổ pháp luật quy định, góp phần kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, thực hiện tốt chính sách tín dụng. Quan điểm thứ ba: Từng bước hiện đại hóa quá trình nghiệp vụ tín dụng, trên cơ sở đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lượng tốt, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, từng bước quốc tế hóa hoạt động Ngân hàng, hội nhập với cộng đồng và Tài chính tiền tệ Quốc tế.
Quan điểm thứ tư: Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và phương thức điều hành, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, trình độ tin học và ngoại ngữ, rèn luyện phẩm chất và phong cách, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong thời kỳ mới. - Tăng cường và mở rộng các quan hệ với các đối tác truyền thống nhất là các khách hàng lớn (như Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Hiệp hội cà phê Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam,…) đảm bảo triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án cho vay đã cam kết với khách hàng (cho vay mua dự trữ cà phê, lương thực, cá da trơn xuất khẩu,…) đồng thời chú trọng mở rộng phát triển thêm khách hàng tiềm năng mới.
Để tiếp cận được khoản tín dụng tại chi nhánh thì có rất nhiều khách hàng đã không từ bất cứ thủ đoạn nào trong khi đó nguồn thông tin lại có rất nhiều chiều, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh phải luôn cẩn thận trước một khoản vay nên họ thường xuyên kiểm tra rất cẩn thận những thông tin khách hàng cung cấp trên cả văn bản và thực tế. Để cho thông tin được hoàn toàn chính xác độ tin cậy cao thì chi nhánh không chỉ đơn thuần thu thập thông tin từ một phía khách hàng mà cần phải thu thập thông tin từ nguồn bên ngoài như trung tâm thông tin tín dụng, cơ quan hữu quan như thuế, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng nhà nước, hải quan, quản lý thị trường, nhà đất, địa chính; tổ chức, người thường xuyên có quan hệ với khách hàng như nhà cung cấp, chủ nợ, người tiêu thụ; phương tiện thông tin đại chúng; thông tin lưu trữ tài chính ngân hàng.
Tăng cường trao thông tin giữa các NHTM trên địa bàn để tìm hiểu khách hàng trước khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro. Muốn vậy Chi nhánh phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với chủ đầu tư có thể là kiểm tra bất ngờ cũng có thể là báo trước, xây dựng trang web cung cấp thông tin tín dụng trực tuyến cho toàn hệ thống, kết nối với hệ thống thông tin khác của NHNN, bộ công thương….
Mặc dù bảo đảm có ý nghĩa lớn trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng tại Chi nhánh một số bộ phận tín dụng đặt vai trò của bảo đảm không đúng chỗ, có bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức, đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng bởi bảo đảm chất lượng tín dụng chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp các sự cố trong thực hiện hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở để quyết định cho vay. Đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay, và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hòng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản,… Do đó việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm cần được tiến hành thường xuyên qua đó để có biện pháp hạn chế rủi ro.
Tuy nhiên một thực tế xảy ra tại chi nhánh là không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên thông tin từ phía khách hàng nhất là thông tin về kế toán tài chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do vậy cán bộ tín dụng phải tập trung triệt để những lần tiếp xúc khi họ đến ngân hàng trả lãi, khi cán bộ tín dụng đến thăm trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết được phương án xin vay với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào, giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay ra sao. Như vậy, kiểm tra giám sát tín dụng được thực hiện trước, trong và sau để xác định xem khách hàng có khả năng trả nợ không, có thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng không, là cơ sở để đánh giá chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.
Trong công tác kiểm tra, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại được đặc biệt quan tâm do đặc thù lĩnh vực này có nhiều biến động, đòi hỏi ngân hàng sau khi cho vay phải theo sát, nắm vững tình hình trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Một là về năng lực công tác yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.
Cụ thể là: cán bộ tín dụng có thể trực tiếp tư vấn hoặc mời chuyên gia tư vấn cho khách hàng về một số chính sách kinh doanh như: chính sách bán hàng, cách thức tổ chức hoạt động,… Đối với các doanh nghiệp gặp căng thẳng về mặt tài chính do theo đuổi chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh quá mức, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng nên tạm dừng kế hoạch này cho đến khi tình hình tài chính được cải thiện. Trong trường hợp các biện pháp khác không mang lại hiệu quả, khách hàng cố ý dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài ngân hàng cần sử dụng những biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế để thu hồi nợ.
Trong bối cảnh như hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO tức là sẽ thực hiện đối xử bình đẳng, không phân biệt với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài được hoạt động như các NHTM trong nước, như vậy môi trường hoạt động của ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Có như vậy chi nhánh sẽ có những giải pháp kịp thời, phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và kịp thời loại bỏ những món vay không hợp lý, những lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro từ đó đưa ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, những khoản tín dụng lành mạnh.
Cùng với việc thị phần cho vay doanh nghiệp bị giảm sút do môi trường cạnh tranh gay gắt, do việc các doanh nghiệp tự tài trợ bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì việc mở rộng cho vay tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng không phải lĩnh vực nào chi nhánh cũng thoải mái trong việc cho vay mà chỉ chú trọng vào những ngành mũi nhọn của nền kinh tế, những ngành đang có tiềm năng phát triển.
- Mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các địa bàn mới, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá kết hợp với phong cách tận tình, lịch sự, chu đáo nhằm tạo phong cách riêng cũng như hình ảnh của chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng thường xuyên, chủ động tiếp xúc nắm bắt thông tin doanh nghiệp trên địa bàn để chủ động đưa ra những sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp.
Ngân hàng có thể tập trung thời gian, nguồn lực vào việc trực tiếp cung cấp dịch vụ ngân hàng, tạo khả năng hoạt động theo một cơ chế linh hoạt hơn trong việc xác định cân đối lợi ích giữa rủi ro và thu nhập. Cho vay hợp vốn là quá trình cho vay, bảo lãnh một nhóm ngân hàng cho một dự án, do một NHTM làm đầu mối phối hợp với bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương, kết hợp lợi ích của Nhà nước, của Ngân hàng và của người lao động, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao phúc lợi cho người lao động, gắn chặt nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương với hoạt động Ngõn hàng. Chớnh phủ cần quy định rừ trỏch nhiệm của Ủy ban nhõn dõn cỏc cấp, các bộ ngành có liên quan tham gia thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của Ngân hàng khi đầu tư vốn, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra quy mọi trách nhiệm về phía Ngân hàng.
- Các cơ quan chức năng như tòa án, viện kiểm sát, thanh tra Nhà nước,… có sự quan tâm hỗ trợ Ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản vay cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo. Để giúp Ngân hàng có đủ thế lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng tín dụng.
Gần đây nhất theo Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 21/05/2010 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam mức phân quyền phán quyết được quy định trên cơ sở xếp loại doanh nghiệp A,B đối với các chi nhánh và Sở giao dịch còn một số bất cập như: Hết một năm hoạt động, kinh doanh các doanh nghiệp (ở đây là các Chi nhánh loại 1, 2 hạng 1, 2…và Sở Giao dịch) mới tổng kết trình lên để xếp loại. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nâng mức phán quyết cho các Chi nhánh cấp một, và có những quy định cụ thể hơn sớm hơn đối với từng thời điểm, từng khách hàng, dự án lớn để giải quyết cho vay được nhanh chóng.
- Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, như tập huấn về quản trị kinh doanh, kiến thức pháp luật, kỹ năng kỹ thuật thẩm định các dự án lớn,…. - Có biện pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng, đồng thời phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh trường hợp một người có đến hai giấy chứng nhận hợp pháp.