MỤC LỤC
Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chi nhánh ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng dẫn đầu tư tín dụng khép kín, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Quản lý (hoàn thành, bổ xung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng theo qui định, tổng hợp, phân tích, quản lý ( thu thập,lưu trữ, bảo mật, cung cấp ) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ theo qui định tín dụng, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong qui trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh trên địa bàn và thực hiện các biện pháp cạnh tranh của chi nhánh trong lĩnh vực cấp tín dụng. + Phòng Kế toán –Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây:. Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hoạch toán , kế toán, quyết toán và các báo cáo theo qui định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo qui định. Chấp hành qui định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo qui định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo qui định của NHNo& PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. + Phòng hành chính: Phòng hành chính có các nhiệm vụ sau:. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết cộng đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản chi nhánh. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy tại cơ quan. Đầu mối quan hệ với các cơ quan tư pháp tại địa phương. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và các văn bản định chế của Ngân hàng Nông Nghiệp. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc,công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghĩ hưu, nghĩ chế độ theo qui định của Nhà nước, của Ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.1.3 Tình hình lao động của Agribank chi nhánh quận Cẩm Lệ. Nguồn nhân lực của công ty là vốn quý nhất, trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo,trình độ tay nghề của nhân viên.Trình độ cao kết hợp với công tác bồi dưỡng đào tạo nhân viên sẽ góp phần làm cho chất lượng dịch vụ cao đáp ưng nhu cầu của du khách. Năm 2009 và 2011 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam, nhưng chi nhánh vẫn tuyển dụng thêm nhân viên và không hề có sự cắt giảm nhân viên chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả và đứng vững, tiếp tục phát triển trên thị trường. Thêm vào đó, số lượng lao động trên đại học đã tăng lên chứng tỏ công ty đã ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng lao động. 2.1.4 Tình hình sử dụng vốn Agribank chi nhánh quận Cẩm Lệ. Sử dụng vốn là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua Agribank chi nhánh Cẩm Lệ đã có những bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện cụ thể trong bảng trên. Trong năm 2010, tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến động mạnh mẽ, tác động lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng như lạm phát tăng, bất ổn về giá cả thị trường, chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, lãi suất tăng mạnh…nên đây là một mức tăng tương đối cao, nó phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàng trong năm 2010 tiến triển khá tốt. Thị trường đầu tư tiêu dùng của ngân hàng được mở rộng với qui mô cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên. 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh quận cẩm Lệ. -Chi phí quản. năm 2009-2011) Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Agribank chi nhánh Cẩm lệ đã không ngừng phấn đấu và luôn luôn đạt kế hoạch được giao. Đến giai đoạn 1990 đến 1996, với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại tự chủ, Agribank bắt đầu quan tâm đến việc định vị, hình thành thương hiệu cho mình.
Tháng 01/1991, Ngân hàng chính thức lựa chọn logo hình vuông 04 màu: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng, trắng, có 09 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nước Việt Nam, bên ngoài có chữ “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam” viền bao xung quanh, bên trong có chữ viết tắt tiếng Anh: VBA. Năm 1996, sau khi đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty, thì hình ảnh, vị thế và uy tín của Agribank dần được khẳng định trong nước và được biết đến trong khu vực và thế giới. Biểu tượng logo trên tiếp tục được Ngân hàng sử dụng và có thay đổi phù hợp với phần tên mới của ngân hàng và các chữ cái tiếng Anh viết tắt là VBARD (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development), với câu định vị thương hiệu “Mang phồn thịnh đến khách hàng” được sử dụng cho tới hôm nay.
Agribank thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu với nhiều hình thức như từ việc định vị đến đồng bộ hóa logo, slogan, màu sắc, biển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn (Bill board); thông qua các chương trình, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trong cộng đồng; quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí, phương tiện truyền thông;. Thông qua các hình thức nêu trên cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, hình ảnh và thương hiệu của Agribank được gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều ý nghĩa, tác động sâu rộng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Agribank hiện tại chưa đồng bộ, còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính thụ động, chưa chuyển tải hết thông điệp của một ngân hàng thương mại hàng đầu.
Nhận thức được điều này, vừa qua, Agribank đã hoàn tất quá trình đấu thầu quốc tế chọn ra một đơn vị chuyên nghiệp giúp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009- 2010 và 05 năm tiếp theo. Theo đó, Agribank sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu cũng như hiệu quả các hoạt động truyền thông hiện nay; tiến hành định vị thương hiệu bao gồm: xác định lại hình ảnh, giá trị thương hiệu Agribank theo định hướng trở thành Tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; chuẩn hóa hệ thống logo; Slogan; Thông điệp truyền thông; bảo hộ thương hiệu; xây dựng chiến lược hoạt động truyền thông cho thương hiệu Agribank và các sản phẩm dịch vụ của Agribank; tổ chức quản trị thương hiệu; xây dựng và phát triển văn hóa Agribank một cỏch chuẩn mực và chuyờn nghiệp, vun đắp giỏ trị cốt lừi….