MỤC LỤC
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; đồng thời là cơ quan thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh; chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế. Trung tâm y tế huyện, thành phố là tổ chức thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực y tế; chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND huyện, thành phố trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế của huyện để trình cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được phê duyệt. Trạm y tế xã, phường, thị trấn (Trạm Y tế cơ sở) là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, tăng cường sức khoẻ.
Trạm y tế cơ sở chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, thành phố về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế; chịu sự quản lý, chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế để trình cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi đã được phê duyệt; phối hợp với các ngành, đoàn thể trong xã tham gia vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. - Tuyến tỉnh: các đơn vị y tế được tổ chức và kiện toàn theo Nghị định 01/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương và Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển hệ thống y tế Việt nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; thành lập thêm các Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, nhi, tâm thần, điều dưỡng - phục hồi chức năng, và vận động đầu tư của các thành phần kinh tế để thành lập các Bệnh viện chuyên khoa khác.
Kết quả khảo sát về triết lý quản lý và phong cách điều hành của các đơn vị trực thuộc Ngành Y tế tỉnh Long An được trình bày ở phụ lục 04 (tổng hợp số liệu khảo sát triết lý quản lý và phong cách điều hành) cho thấy: Lãnh đạo các đơn vị rất quan tâm đến việc thực hiện các chỉ tiêu được giao thông qua việc phối hợp với cán bộ chủ chốt trong cơ quan cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện tại đơn vị nhằm tìm ra giải pháp thực hiện tối ưu nhất. Việc phân quyền đã giúp cho công việc được xử lý nhanh hơn, tránh tình trạng ứ đọng cụng việc, điều này thể hiện rừ nhất tại cỏc cơ quan hành chớnh (Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm). Trước đây, việc cấp giấy phép hành nghề y, dược… phải chờ thông qua hội đồng họp xét duyệt, nhiều hồ sơ bị chậm trễ so với thời gian quy định do một số thành viên trong hội đồng bận công tác không thể xếp lịch họp được. Sở Y tế phải tổ chức thẩm định để cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với các hình thức hành nghề y”). - Sở Tài chính duyệt và giao dự toán ngân sách hàng năm cho ngành y tế chưa phù hợp với Nghi định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP kinh phí giao khoán hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp dựa trên số biên chế kế hoạch nhưng Sở Tài chính giao kinh phí theo số biên chế hiện có).
Tóm lại, qua khảo sát môi trường kiểm soát của các đơn vị thuộc Ngành Y tế tỉnh Long An ta thấy các yếu tố của môi trường kiểm soát được xây dựng khá tốt như: xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức gần gũi, phõn định quyền hạn trỏch nhiệm rừ ràng bằng văn bản, cú bảng mụ tả công việc cho từng chức danh trong đơn vị… Tuy nhiên, môi trường kiểm soát của các đơn vị vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục như công tác quy hoạch cán bộ, chưa xây dựng các thủ tục kiểm soát…. - Ngoài ra, Ngành Y tế tỉnh Long An còn nhận được vốn đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin y tế thông qua các dự án Hỗ trợ pháp triển chính thức (ODA) như: Dự án Y tế nông thôn (Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ), Dự án Hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long (Ngân hàng Thế giới tài trợ); các Tổ chức phi Chính phủ (NGO) như: Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention), Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét; các nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia: Dự án Nâng cao chất lượng thông tin quản lý chuyên ngành thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình….
Tóm lại, các đơn vị chú trọng đến việc giám sát hoạt động của mình thông qua nhiều hình thức, tuy nhiên, một số đơn vị thực hiện giám sát chưa bài bản (không có công cụ giám sát, chưa thường xuyên cập nhật, điều chỉnh công cụ giám sát). - Cam kết về năng lực: Hiện nay, một số đơn vị trong ngành vẫn còn cán bộ không đủ năng lực mà không thể xử lý được, nguyên nhân chủ yếu là do lãnh đạo các đơn vị phải chịu áp lực từ lãnh đạo các cơ quan cấp trên, các sở ban ngành có liên quan gởi đến, cơ chế giải quyết cho nghỉ việc còn khá phức tạp. Nguyên nhân là do nhà quản lý không có thời gian để nghiên cứu thực hiện (nhiều đơn vị cán bộ quản lý còn làm cả công việc khám chữa bệnh), thiều kinh phí (đặc biệt là những đơn vị nhỏ như Phòng Y tế huyện, thành phố, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố).
Mặc dù các đơn vị trong Ngành Y tế tỉnh Long An đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhưng việc ứng dụng chưa hoàn thiện, chỉ triển khai quản lý một số lĩnh vực quan trọng vì thế đơn vị chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc bảo mật và lưu giữ dữ liệu cũng như ý nghĩa của việc quy định trình tư lưu chuyển chứng từ. Hiện nay, nhiều đơn vị trong ngành số liệu quản lý giữa sổ sách và thực tế có sự chênh lệch nhưng chưa được kiểm tra và xử lý kịp thời, nguyên nhân là do lãnh đạo các đơn vị không thể đọc được báo cáo tài chính và các sổ chi tiết, một số cán bộ chuyên môn có năng lực kém.
- Đào tạo kiến thức, kỹ năng về thiết lập kiểm soát nội bộ cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và kịp thời: Lĩnh vực y tế là một lĩnh vực đặc thù (Ban giám đốc và hầu hết các trưởng, phó khoa phòng chức năng chỉ được đào tạo chuyên môn về y, dược; kiến thức về quản lý chỉ được đào tạo thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn), các cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng quản lý rất hạn chế. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Ngành Y tế: Qua khảo sát cho thấy bộ máy tổ chức của Sở Y tế còn một số hạn chế như: chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng chưa được cập nhật kịp thời dẫn đến tình trạng đùn đẩy công việc giữa các phòng với nhau, phân bổ nhân sự giữa các bộ phận chưa hợp lý (bộ phận kế hoạch hiện nay chỉ có 02 nhân sự, trong đó 01 nhân sự đã được chấp thuận cho chuyển công tác). - Xây dựng các chính sách nguồn nhân lực hợp lý: Muốn có được đội ngũ nhân viên đủ số lượng và có chất lượng tốt thì các đơn vị phải có các chính sách đảm bảo và khuyến khích để tạo sự gắn bó của họ với đơn vị như: chính sách đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực chuyên môn; chính sách về tiền lương tăng thêm (theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chớnh phủ), thưởng hợp lý; chớnh sỏch đề bạt cụ thể, rừ ràng.
Tuy nhiên đến cuối thành 6/2011, đề án nâng cấp Trường trung cấp Y tế tỉnh Long An lên thành Trường cao đẳng Y tế vẫn chưa được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt vì chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực và cơ sở vật chất: chưa đủ cán bộ giảng theo quy định, phòng thực hành chưa đạt yêu cầu… Các tồn tại này trong khả năng giải quyết của Sở Y tế và Trường trung cấp Y tế tỉnh Long An. Trong thời gian qua, các cơ quan truyền thông (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Long An, Báo Long An…) chưa quan tâm đúng mức đến việc phối hợp với Ngành Y tế để tuyên truyền công tác phòng chống dịch (phát vào những giờ không phù hợp, chỉ phát sóng những chương trình có trả tiền), nội dung quảng cáo các sản phẩm có liên quan đến sức khỏe con người được phát sóng khi chưa có ý kiến về chuyên môn của Sở Y tế theo quy định….