MỤC LỤC
Mặc dù luôn có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn TP về công tác huy động vốn bằng nhiều phương thức khác nhau như lãi suất, chương trình khuyến mãi… nhưng chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPĐN đã phấn đấu nỗ lực tăng trưởng nguồn vốn huy động. Còn lại là huy động từ các nguồn khác năm 2003 giảm 86,88% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 3,34%, điều này được giải thích là do trong nguồn vốn huy động khác có tiền gởi từ trái phiếu nên trong năm 2003 khi trái phiếu các năm trước đáo hạn, người sở hữu sẽ đến rút vốn làm cho tiền gởi trái phiếu giảm xuống.
- Nếu không đồng ý sẽ chuyển lại hồ sơ vay vốn cho cán bộ tín dụng để cán bộ tín dụng soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung về các điều còn thiếu. Thời hạn thẩm định, xét duyệt cho vay: trong vòng 10 ngày làm việc (đối với cho vay ngắn hạn), không quá 25 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 18 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và 12 ngày làm việc đối với các dự án còn lại (đối với cho vay trung – dài hạn) kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của ngân hàng hoạt động này vẫn chưa thực sự phù hợp lắm, điều này là do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn, hơn nữa ngân hàng còn thiếu một chiến lược Marketing hữu hiệu, thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng nên số lượng bộ chứng từ chiết khấu qua ngân hàng vẫn chưa nhiều vì vậy trong các năm đến ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa để đạt được kết quả tốt hơn. Phân tích tình hình tài trợ nhập khẩu tại BIDV Đà Nẵng qua 3 năm 2001-2003 Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung cũng như của TPĐN nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua không ngừng tăng lên, qui mô sản xuất được mở rộng, đời sống nhân dân cũng từng bước được nâng cao, từ đó nhu cầu nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cũng tăng cao.
- Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là ngân hàng chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động này, cụ thể là các hoạt động diễn ra cầm chừng, ngân hàng chưa thực sự năng động trong việc thu hút khách hàng, các hình thức tài trợ còn ít… Do vậy để phát triển hoạt động này trong hiện tại cũng như trong tương lai ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa. Tuy trong thời gian qua, ngân hàng đã chủ động đối phó với rủi ro này bằng cách chỉ tài trợ cho các doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh, khi đối tác nước ngoài là những nhà nhập khẩu và ngân hàng có uy tín… nên chưa xảy ra rủi ro nhưng trong tương lai không có nghĩa là ngân hàng không gặp rủi ro, nhất là trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới biến động mạnh mẽ không ngừng.
Vì vậy, để nâng cao kết quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đòi hỏi ngân hàng phải tăng cường công tác thẩm định, đánh giá các nhân tố có khả năng gây rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. So với Vietcombank, doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Vietindebank không cao bằng bởi Vietcombank là một ngân hàng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nhưng so với Incombank, con số nay lớn hơn nhiều, đây là một kết quả đáng khích lệ.
Mặc dù trong các năm qua doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tăng lên rất nhiều trong đó doanh số cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu, song nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu dựa vào nguồn kết hối mua được từ hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên để kích thích hoạt động xuất khẩu, nhà nước đã chủ trương giảm tỷ lệ kết hối trong những năm qua và xu hướng sẽ không còn kết hối, điều này gây cho ngân hàng không ít khó khăn. - Về chính sách tài trợ: hiện nay ngân hàng vẫn chưa có một chính sách tài trợ theo đỳng nghĩa thể hiện là vẫn chưa cú một chớnh sỏch ưu đói rừ rệt đối với từng loại khách hàng, đối với từng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc xét duyệt cho vay, cấp vốn vay và quy định mức lãi suất vay cũng như vấn đề quan hệ với khách hàng… Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, việc ngân hàng vẫn chưa thực sự có một chính sách tài trợ xuất nhập khẩu linh hoạt và phù hợp là một bất lợi lớn trong việc thu hút khách hàng cũng như giữ khách hàng.
Mặc dù hiện nay việc xét duyệt cho vay thông thường cũng như xét duyệt cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đã được thực hiện theo quy trình ISO khá chặt chẽ, nhưng vẫn có những hạn chế nhất định trong việc đánh giá, thẩm định phương án kinh doanh để hạn chế rủi ro trong tín dụng cũng như hạn chế rủi ro cho khách hàng trong việc thực hiện phương án kinh doanh. Ngân hàng cần duy trì và phát triển thêm mạng lưới mua bán ngoại tệ, đồng thời nghiên cứu và phát triển thêm các hình thức mua bán ngoại tệ mới trong khi vẫn phải tiếp tục sử dụng có hiệu quả các hình thức mua bán ngoại tệ đang sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Xuất phát từ thực trạng đó, cán bộ tín dụng của ngân hàng khi định giá tài sản thế chấp như nhà, đất… thì bên cạnh việc xem xét cấu trúc nhà, diện tích, mức giá hiện tại còn cấn phải xem xét kỹ giấy tờ hợp pháp của tài sản thế chấp, để chắc chắn là giấy tờ đó hợp lệ và tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng nhằm tránh tranh chấp có thể xảy ra sau này; đồng thời, cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh lý tài sản và thu thập thông tin khác về tài sản từ dư luận chung quanh. Điều này đối với ngân hàng là một điều không tốt, nó vừa ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, vừa mất đi cơ hội để có thêm một khách hàng và có nghĩa ngân hàng sẽ làm giảm khối lượng thanh toán quốc tế từ đó làm giảm thu dịch vụ thanh toán quốc tế, đồng thời cũng làm giảm khả năng mua ngoại tệ, bởi vì đối với những khách hàng thực hiện nhập khẩu để phục vụ cho xuất khẩu thì việc khách hàng không thực hiện hoạt động nhập khẩu thông qua ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc hoạt động xuất khẩu sẽ được tiến hành tại một ngân hàng khác thực hiện hoạt động tài trợ nhập khẩu cho khách hàng này.
- Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn trong đó vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp này là thông tin nhận được về thị trường xuất khẩu, các đối tác thương mại phần lớn là thông qua tivi, báo đài, tạp chí trong nước… những nguồn thông tin này không được xem là “mang tính chuyên ngành”. - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có kiến nghị với các cơ quan chức năng bảo vệ và thi hành luật pháp như: Sở tư pháp, Sở địa chính, công chứng… cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố nhằm giúp cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, kịp thời qua đó ngân hàng mới có thể mạnh dạn trong việc đẩy mạnh cho vay.