Phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủ đầu tư thường tiếp cận trên các khía cạnh: một là, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và luật pháp của từng thành viên trong ê kíp quản lý và hai là, cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hoá cũng như khả năng đa dạng hoá của doanh nghiệp. Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản trị (tổ chức điều phối lao động và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng đảm bảo chất lượng), am hiểu sâu về công việc mà đơn vị đang thực hiện, biết chăm lo quyền lợi người lao động, mới tạo ra được sự ủng hộ, lòng nhiệt thành từ phía người lao động, mới tạo ra được sự ủng hộ.

Một số kinh nghiệm cạnh tranh của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

Ở Việt Nam, công việc này thuộc về vai trò điều tiết của Hiệp hội nhà thầu, nhưng thực tiễn điều đó chưa làm được, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh quyết liệt, thạm chí nhiều nhà thầu bỏ giá thấp, không thực tế, gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Về nguyên tắc có quy định nghiêm ngặt trong quan hệ với chủ đầu tư, nhưng thực tế để thắng thầu cần bám sát các chủ thể trên để nắm chắc điều kiện tình hình, sự thay đổi về các nội dung hồ sơ thầu, các cuộc họp giữa chủ đầu tư với nhà thầu tham gia để có sự điều chỉnh phù hợp, đồng thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

TCT LICOGI

Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thông qua kết quả điều tra xã hội học

Để nắm sâu hơn những khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu xây dựng và qua đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đấu thầu xây lắp, chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra xã hội học quy mô nhỏ với 30 doanh nghiệp xây lắp thuộc các lĩnh vực hoạt động và quy mô khác nhau. Trong số 15 doanh nghiệp xây lắp có 14 lượt doanh nghiệp trả lời là có tham gia xây dựng công nghiệp, 13 lượt có tham gia xây dựng giao thông, 14 lượt tham gia xây dựng dân dụng, 9 lượt tham gia xây dựng thủy lợi và 10 lượt doanh nghiệp tham gia xây dựng khác. Điều đó, chứng tỏ rằng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực chuyên môn hoá theo thế mạnh, trong đó tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng và tiếp đến là lĩnh vực xây dựng giao thông, các doanh nghiệp đã có chú ý tới việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo hướng đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động.

(Ghi chú: Theo bản tổng hợp này,số lượng công trình thắng thầu trung bình và giá trị công trình thắng thầu đạt khá hơn so với số liệu thống kê trên đây vì trong kết quả điều tra áp dụng cho cả đối tượng là Tổng công ty và công ty xây dựng độc lập).

Bảng 6: Tổng hợp kết quả tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp  điều tra qua các năm 2002 – 2006.
Bảng 6: Tổng hợp kết quả tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp điều tra qua các năm 2002 – 2006.

Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng qua thực tiễn một số doanh nghiệp điển hình

Tình hình nhân sự như hiện nay, bậc thợ trung bình của công nhân là 3,0 phần lớn được đào tạo tại các trường lớp chính quy lại kinh qua làm việc ở các công trường lớn, cộng với hàng năm công ty đều có chính sách tuyển dụng bổ sung lực lượng lao động trẻ có năng lực tốt và luôn quan tâm đến vấn đề đào tạo bằng nhiều hình thức hình thức khác nhau, công ty đã bước đầu đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường nói chung và chủ đầu tư nói riêng. Thứ nữa, sản phẩm xây dựng thường có chu kỳ sản xuất dài ít nhất là 6 tháng, do đó vòng quay vốn lưu động lâu hơn so với các hoạt động khác..Từ những đặc thù trên cho thấy để đủ sức hoạt động và có sức cạnh tranh trên thị trường xây lắp nói riêng, công ty phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh thể hiện ở khả năng tài chính tự có của công ty, khả năng huy động vốn của công ty cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra mỗi công ty đều có thế mạnh trong từng lĩnh vực hoạt động, ví dụ, VINACONEX là công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam có thị trường trong và ngoài nước rộng lớn, công ty còn có thế mạnh trong việc xây dựng trường học, các khu mậu dịch, trung tâm thương mại (như trung tâm thương mại Tràng Tiền công ty vừa thi công hoàn. thành), các dự án mà công ty trúng thầu thường có giá trị lớn và uy tín công ty thật sự mạnh trên thị trường xây dựng.

- Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như: do quy chế đấu thầu và quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước còn những hạn chế dẫn đến nhiều tiêu cực trong đấu thầu, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn hoặc việc chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường tuy mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, áp lực mà điều kiện nội tại công ty đang chưa thể thích nghi ngay được, nên bước chuyển đổi trong thực tế so với yêu cầu còn chậm. Tổng công ty hoàn toàn có khả năng tự chủ cao trong sản xuất, bảo đảm sản xuất liên tục, độc lập đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi công của bên mời thầu.Tuy nhiên, với năng lực máy móc thiết bị như hiện nay, Tổng công ty mới chỉ giành được ưu thế khi tham gia tranh thầu những công trình có giá trị vừa và nhỏ trên thị trường trong nước. Hiện tượng bỏ giá quá thấp trong đấu thầu hiện nay (phá giá) có hai lý do chủ yếu: một là, cơ chế xét thầu hiện nay khuyến khích phá giá (vì chọn nhà thầu có giá bỏ thầu – giá đánh giá thấp nhất); hai là, do thiếu việc làm, do đầu tư lớn nhưng thiết bị không hoạt động, do tình trạng tài chính không lành mạnh, các doanh nghiệp xây lắp phải bằng mọi giá thắng thầu, kể cả lỗ, miễn sao giải quyết được bế tắc trước mắt.

Bảng 8: Lực lượng lao động của Công ty xây lắp – vật tư – vận tải  sông Đà 12
Bảng 8: Lực lượng lao động của Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12

Đánh giá chung về những hạn chế và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

    - Hiện tượng bỏ giá dự thầu thấp (phá giá) để tranh luận các dự án trong nước vẫn còn phổ biến và kéo dài, vẫn còn nhiều chủ thầu cố tìm mọi cách để trúng thầu và giữ chân công trình, sau đó thực thi công trình chậm tiến độ chậm, hiện tượng thi công với chất lượng thấp và lãng phí lớn vẫn còn. - Quy chế đấu thầu đã nhiều lần sửa đổi theo hướng tiến bộ hơn, nhưng hiện tại với giá trị pháp lý thấp (Nghị định Chính phủ) và còn nhiều điểm chưa hợp lý (ví dụ quy định về giá trúng thầu, bảo lãnh dự thầu, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế..) chưa thực sự tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và định hướng tranh thầu dài hạn cho các nhà thầu xây dựng. - Khoảng thời gian vừa đủ để các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành: 15 năm vận hành trong cơ chế thị trường và 10 năm thực hiện quy chế đấu thầu xây dựng, những cọ xát trong thực tiễn qua những cuộc tranh thầu, những bài học kinh nghiệm về thắng thầu và kể cả trượt thầu.

    - Biến động khó kiểm soát của giá cả, hoạt động hậu cần xây dựng không ổn định và điều kiện thi công chuẩn mực (giải phóng mặt bằng, đền bù di dời, môi trường xã hội của doanh nghiệp nơi đang thi công..) sẽ làm cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam rất khó khăn trong tạo lập tiêu chuẩn nhà thầu quốc tế.

    Một số giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

    Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc cần thay đổi cơ chế tài chính, thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp xây dựng cần đa dạng hoá kinh doanh và chuyển đổi theo hướng một mặt vừa cung cấp dịch vụ xây dựng cho chủ đầu tư, mặt khác tiến hành sản xuất kinh doanh xây dựng công trình và sản xuất vật liệu, kết cấu xây dựng để tạo ra nguồn thu trực tiếp trang trải các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Để xây dựng được giá chuẩn xác, bộ phận xây dựng giá dự thầu phải nghiên cứu kỹ hồ sơ gọi thầu, xét thầu, tiền đặt cọc, môi trường và điều kiện thi công tại hiện trường dự án..; xem xét tỷ mỉ, cẩn trọng bản vẽ thiết kế, thuyết minh kỹ thuật xây dựng giá các hạng mục độc lập, giá từng phần và giá chung công trình theo khối lượng công trình trong hồ sơ mời thầu; tính toán chi phí trực tiếp như nhân công, máy móc, thiết bị, và vật liệu công trình; xác định chi phí gián tiếp như chi phí. Đặc biệt phải nghiên cứu các hạng mục trong công trình có khối lượng có thể tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện xây dựng công trình; quan tâm phân tích, dự báo những nhân tố biến động trong quá trình xây dựng công trình như các yếu tố về giá nguyên vật liệu, giá nhân công, tỷ lệ ngoại tệ..; chuẩn bị hồ sơ thuyết minh báo giá, tài liệu về nguồn máy, thiết bị, phương án cung cấp nguyên vật liệu, nhân lực cần thiết cho dự án, phương pháp thi công, phương án thi công..; xây dựng tiến độ thi công.

    Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một việc hết sức phức tạp và yêu cầu thực hiện trong một thời gian thường rất hạn chế, chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định việc nhà thầu có trúng thầu hay không, do vậy trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một trong những yếu tố cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh của nhà thầu.

    Bảng 14: Tổng hợp kinh phí theo kết cấu đường
    Bảng 14: Tổng hợp kinh phí theo kết cấu đường