Hoàn thiện và Phát triển Thanh toán Quốc tế bằng Phương thức Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM

MỤC LỤC

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VAI TRề CỦA HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM

    Đối với chuyển tiền trước khi giao hàng: nhà NK sẽ gặp rủi ro từ việc nhà XK lừa đảo, nhận tiền nhưng không giao hàng, nhà XK phá sản không có khả năng giao hàng hoặc giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng hoặc thời hạn như hợp đồng đã ký. + Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó bên XK chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng bộ chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người NK với điều kiện người NK trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu ( hối phiếu có kỳ hạn trong trường hợp bán chịu) thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ cho người NK để nhận hàng.

    PHƯƠNG THỨC TTQT BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

      Có thể nói rằng, trong tất cả các phương thức TTQT nói chung, phương thức thanh toán bằng TDCT là phương thức phức tạp nhất nhưng lại được coi là chặt chẽ nhất bởi những khả năng đảm bảo của nó đối với tất cả các bên có liên quan, dù chi phí để thực hiện có lớn hơn các phương thức khác nhưng nó lại luôn đảm bảo được khả năng nhận hàng, khả năng được thanh toán và hạn chế được nhiều rủi ro trong quan hệ thanh toán XNK. - Bổ sung các quy định pháp lý như: kiểm tra tính chân thật bề ngoài của sửa đổi, thời hạn hiệu lực của L/C từ lỳc nào, quy định rừ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận ( 05 ngày làm việc ngân hàng), quy định mới về địa chỉ người yêu cầu mở và ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở L/C khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.

      Xu hướng phát triển của phương thức TDCT

      Tuy vậy sai sót, rủi ro đã xảy ra trong nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT ở một số ngân hàng Việt Nam trong thời gian vừa qua không những làm thiệt hại tài chính cho ngân hàng, cho doanh nghiệp mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng Việt Nam trên thế giới. Kinh nghiệm để thực hiện một cách hiệu quả phương thức này ở một số ngân hàng lớn như Hongkong and Standard Bank Comericial, Citybank và Wachovia Bank là khi các bên có liên quan đều nắm vững hai nguyên tắc cơ bản của phương thức TDCT là tính độc lập của thư tín dụng và tính tuân thủ chặt chẽ của chứng từ xuất trình thì sẽ hạn chế được rủi ro.

      THỰC TRẠNG VẬN DỤNG

      Quy trình TTQT bằng phương thức TDCT

      Nhận được bộ hồ sơ, thanh toán viên phải kiểm tra nội dung theo mẫu quy định: kiểm tra tư cách pháp nhân, chức năng kinh doanh, loại hàng hoá NK, nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của khách hàng đối với L/C yêu cầu mở, để yêu cầu ký quỹ hoặc xem xét điều kiện miễn/giảm ký quỹ theo quy ủũnh. Khi nhận được điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài xác nhận chứng từ phù hợp, thanh toán viên kiểm tra sự xác nhận mã (nếu bằng telex) các mẫu điện thích hợp (nếu bằng SWIFT) nếu hợp lệ thanh toán viên thực hiện việc trả tiền theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền đồng thời điện báo cho Ngân hàng đòi tiền biết nếu họ yêu cầu, trừ phí trên số tiền phải trả và hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Mọi nghiệp vụ tiếp nhận L/C từ nước ngoài đến, nhận tin đến và truyền tin đi đều được thực hiện thông qua hệ thống mạng thông tin điện tử được kết nối trong hệ thống Ngân hàng, chủ yếu các nghiệp vụ nhận L/C từ nước ngoài của NHNo&PTNT VN đều được thực hiện thông qua hệ thống truyền tin điện tử SWIFT.

      Tại bộ phận nhận chứng từ, thanh toán viên tiến hành kiểm tra chứng từ theo nguyên tắc như sau: kiểm tra tính bề ngoài ngoài của chứng từ sau đó tiến hành đối chiếu và kiểm tra cụ thể chi tiết từng loại chứng từ xem có phù hợp với nội dung và các điều khoản trong L/C, có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ, hoặc có mâu thuẫn với UCP áp dụng hay không. Bước (4): Khi kiểm tra chứng từ thanh toán viên phải ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ sau đó phải lấy ý kiến của trưởng hoặc phó phòng trước khi lập bộ hồ sơ L/C và chứng từ đòi tiền Ngân hàng của người mua (người NK ở nước ngoài) hoặc trước khi thông báo cho khách hàng về sự sai sót và sự không hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán. Chứng từ xuất trình không phù hợp với L/C mặc dù có thể sửa chữa, bổ sung và thay thế được nhưng khách hàng không đồng ý với những ý kiến về sửa đổi của Ngân hàng thì thanh toán viên yêu cầu khách hàng phải xác nhận và có ký bảo lưu chịu trách nhiệm về những điểm không phù hợp đó nếu Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán.

      Bảng 2.1: Doanh số L/C xuất:
      Bảng 2.1: Doanh số L/C xuất:

      DOANH SOÁ L/C XUAÁT

      Chi nhánh NHCT NH Ngoại thương Các NH đầu tư Các CN NHNo Hệ thống NHCP HT NH Liên doanh HT NH nước ngoài.

      Đồ thị  2.2: Về thị phần L/C xuất trong năm 2006:
      Đồ thị 2.2: Về thị phần L/C xuất trong năm 2006:

      THỊ PHẦN L/C NHẬP NĂM 2006

      Số Ttrọng (%)

      • NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÁC CHI NHÁNH NHNo&PTNT VN TẠI TP.HCM VÀ

        Cơ cấu mặt hàng thanh toán XK qua các Chi nhánh cũng không có nhiều thay đổi, mặt hàng nông sản và thủy sản vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng thanh toán qua các Chi nhánh NHNo&PTNT tại Tp.HCM (chủ yếu được thực hiện ở các chi nhánh lớn như Chi nhánh Sài Gòn, Chi nhánh Mạc Thị Bưởi, Chi nhánh Tp.HCM). Mặc dù thời gian triển khai và phát triển phương thức TDCT còn ngắn và kinh nghiệm chưa nhiều so với các NHTM khác trên địa bàn Tp.HCM (chủ yếu từ phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay), song số liệu trên cho thấy những thành quả nhất định cho bản thân các Chi nhánh NHNo&PTNT VN cũng như hệ thống NHNo&PTNT VN, cho các khách hàng và cả nền kinh tế Tp.HCM. Về nghiệp vụ TTQT, cũng chỉ có một số chi nhánh lớn ở một số thành phố lớn là sử dụng IPCAP trực tiếp chuyển điện ra nước ngoài, còn lại các Chi nhánh sử dụng đường SWIFT truyền qua mordem điện thoại và gần đây nhất vào đầu tháng 9/2006 các chi nhánh còn lại mới được cài đặt chương trình nâng cấp mới là SWIFT nội bộ, qua đường truyền leadline (tự động theo mạng nội bộ), nhưng vẫn thông qua Sở quản lý và kinh doanh vốn kiểm soát điện.

        Bên cạnh đó, trong công tác điều hành một số chi nhánh còn thiếu năng động sáng tạo, có tâm lý ngại rủi ro, chưa chú ý đến công tác quy hoạch và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cán bộ làm nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, do vậy tình trạng cán bộ kiêm nhiệm làm kế toán, tín dụng và TTQT còn có ở rất nhiều Chi nhánh đặc biệt là những Chi nhánh mới, chưa thành lập phòng TTQT mà chỉ có tổ TTQT thuộc phòng kinh doanh hoặc phòng kế toán. Hiện nay, do đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam mới từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, cho nên thời gian qua các biện pháp can thiệp của Nhà nước còn mang đậm tính hành chính.Việc sử dụng biên độ mua bán ngoại tệ và tỷ giá liên ngân hàng được công bố làm cho các ngân hàng và doanh nghiệp cảm nhận sự mất tự do. - Sự bùng nổ về số lượng hoạt động của các Ngân hàng tại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh, 2 Ngân hàng chính sách, 26 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, trên 50 NHTM cổ phần), làm cho tính cạnh tranh trở nên gay gắt, sự chia sẻ khách hàng, phân chia thị trường là điều khó tránh khỏi.Đặc biệt, trong lĩnh vực thanh toán, các ngân hàng nước ngoài nằm trong tổ chức đa quốc gia tỏ ra có nhiều lợi thế do có nhiều kinh nghiệm cũng như thuận lợi trong việc quản lý được chu trình thanh toán khép kín đối với người XK, người NK cũng như người gửi tiền, người nhận tiền.

        - Trong một số giai đoạn, cán cân thanh toán vãng lai và cán cân thương mại quốc tế của nước ta còn thâm hụt nghiêm trọng, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ, buộc Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hành chính để tăng cung về ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động TTQT. - Chính sách thương mại chưa ổn định: Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động XNK, song thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

        Bảng 2.7: Sản phẩm chủ yếu NK qua các Chi nhánh NHNo&PTNT VN  tại Tp.HCM từ  2004-2006
        Bảng 2.7: Sản phẩm chủ yếu NK qua các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM từ 2004-2006