MỤC LỤC
Chính vì vậy mà thể loại truyện trinh thám ở miền Bắc, để có thể thích nghi với hoàn cảnh mới, đã chuyển sang một dạng khác, đó là trinh thám tình báo, phản gián theo ảnh hưởng văn học các nước Xã hội chủ nghĩa (tiêu biểu là Liên Xô, Trung Quốc). Ngay cả những người vốn sở trường trong địa hạt truyện trinh thám cũng không còn duy trì mạch thể loại: Thế Lữ chuyển sang viết kịch, Bùi Huy Phồn làm thơ và viết tiểu thuyết, Phạm Cao Củng và các nhà văn Nam Bộ không có nhiều sáng tác mới… Đương nhiên, tình hình nghiên cứu truyện trinh thám cũng không thể khởi sắc được.
Trong Thế Lữ - Tác gia và tác phẩm của Phạm Đình Ân, với bài viết “Thế Lữ và năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe”, tác giả Kim Oanh đã so sánh, chứng minh năm truyện trinh thám của Thế Lữ đã chịu ảnh hưởng mẫu hình của nhà văn Mỹ Edgar Poe và kết luận: “Chất duy lý khoa học phương Tây được quyện lẫn với tính chất ma quái huyền bí của Bồ Tùng Linh và cái kỳ ảo hoang đường của truyện truyền kỳ dân gian Việt Nam là thành màu sắc truyện trinh thám Thế Lữ” [5, tr.12]. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số luận án Tiến sĩ, có đề cập đến những vấn đề liên quan đến luận án như: Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Tôn Thất Dụng (1993), Đóng góp của Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam của Lê Ngọc Thúy (2001), Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Cao Xuân Mỹ (2001), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Vừ Văn Nhơn (2008).
Thứ nhất, về nguồn gốc, xuất xứ truyện trinh thám: trên cơ sở mô phỏng truyện truyện trinh thám phương Tây và truyện vụ án Trung Quốc, kết hợp với văn học truyền thống, các nhà văn đầu thế kỷ XX đã tạo ra một thể loại văn học mới; đó là truyện trinh thám Việt Nam. Thứ hai, về thành tựu: Thể loại truyện trinh thám Việt Nam được hình thành bởi sự đóng góp của nhiều nhà văn như Phú Đức, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Bửu Đình, Bùi Huy Phồn … với các truyện mang màu sắc khỏc nhau (trinh thỏm hành động – vụ ỏn – ỏi tỡnh – vừ hiệp…).
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận
Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
DIỆN MẠO TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
Truyện trinh thám nội dung kể những vụ án hình sự li kỳ và hoạt động điều tra của các thám tử để tìm ra thủ phạm” [105, tr.1672]; Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Ngọc Bích chủ biên) cũng ghi: “Tiểu thuyết trinh thám là tiểu thuyết lấy đề tài những chuyện li kỳ trong cuộc đấu tranh giữa những nhà trinh thám với kẻ địch” [8, tr.865]; Từ điển bách khoa thư – Wikipedia, cũng trình bày tương tự: Tiểu thuyết trinh thám là một nhánh của tiểu thuyết tội phạm. Chẳng hạn, tâm sự của thám tử Kỳ Phát: “Tôi ham mê đọc truyện trinh thám, tò mò theo những vụ án lạ đăng trên mặt báo, kỹ lưỡng khảo xét bất cứ việc gì bí mật xảy ra ở bên mình, tôi đã học đủ nghề để phòng khi dùng đến nhưng tôi vẫn làm việc ở một ấp trên trung du, cốt để tự nuôi sống, còn nghề trinh thám kia, thì khi nào có dịp, tôi mới đem ra áp dụng, coi như là một trò giải trí mà thôi …” [21; tr.21].
Chén thuốc độc (1934) của Nam Đình Nguyễn Thế Phương… Riêng đối với một số tác giả chỉ viết một vài truyện mang màu sắc trinh thám như Thúy Am (với Anh hùng tương ngộ, Cái hầm bí mật, Người hay ma), Cuồng Sĩ (với Ai giết quan tòa), Vũ Đình Tuyết (với Mảnh giấy bí mật, Con ma đeo kính, Vuông khăn đẫm máu), một số tác phẩm do Tân Dân quán xuất bản, không ghi tên tác giả như Con khỉ giết người, Xác chết chạy đi đâu … chỉ được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhưng chưa thể tìm thấy tác phẩm trên thị trường. Bước sang những năm ba mươi hai của thế kỷ XX là giai đoạn phát triển và đạt đến đỉnh cao của thể loại trinh thám chịu ảnh hưởng phương Tây, những tác phẩm trinh thỏm dung hợp mang màu sắc ỏi tỡnh, hành động, vừ hiệp (phần lớn của cỏc nhà văn Nam Bộ) hầu như vắng bóng trên văn đàn, và thực sự truyện trinh thám theo đúng nghĩa đích thực ở nước ta cũng chỉ đạt được những thành tựu nhất định trong khoảng thời gian hai mươi năm tính đến Cách mạng Tháng Tám.
Chẳng hạn, Lê Phong (Những nét chữ) suy luận sự thật Tuyết Mai tự tử chết vì sợ Hội kín trả thù khi đọc bài thơ Chơi núi cảm tác của Đỗ Lăng đăng trên nhật báo. Sắp xếp các từ ngữ trong bài thơ, Tuyết Mai tự hiểu. “Đảng khép Tuyết Mai tội bội phản”. Đây cũng chính là nguyên nhân mà Thạc đã giết Đường. Câu chuyện về cái chết bí ẩn bác sĩ Doãn kết thúc khi Lê Phong tìm ra nguyên nhân cái chết: “Đem ghép những chữ rải rác trong các trang của năm pho sách lại chúng tạo thành một bản di chúc dặn chỗ tìm đến một kho vàng bạc, châu báu của người Tàu.” [68, tr.160]. Hoặc nhân vật Kỳ Phát giải mã bí mật kho báu của dòng họ Đặng bằng cách sắp xếp những câu thơ trên bốn chiếc đĩa cổ; Thành Trai yêu cầu Tòa án đối chiếu chữ trên giấy với chữ trên máy chữ…) để tìm ra thủ phạm. Đó có thể là kẻ xuất thân trí thức như nhân vật Tâm (Nhà sư thọt), Trần Thạch Minh (Mối thù truyền nghiệp), Lương Hữu, đảng Tam Sơn (Mai Hương -Lê Phong); quan lại phong kiến như hương hào Nguyễn Viết Sung (Mảnh trăng thu), quan Đô đốc Hồ Quốc Thanh (Người bán ngọc); người thuộc các băng đảng như Hội Thất viên (Đám cưới Kỳ Phát), dân buôn lậu kiêm lưu manh như Lường – Duỳn (Lê Phong phóng viên)… Hoặc đơn giản, chỉ là những kẻ tham lam, tối mắt vì tiền (Lão quản gia Hai Tòng trong Người một mắt, gã lái xe cũ của cụ Tham trong Lê Phong làm thơ, anh Cai trong Đôi hoa tai bà Chúa…); kẻ đa tình như Đỗ Lăng trong Những nét chữ, Liên Hương / Xê Xinh Nguyệt trong Tôi có tội, Mộng Ngọc trong Buổi diễn tất niên của người hổ, Hàn Thiết trong Quả báo, Cô Nhung trong Bóng người áo tím, Dì ghẻ Kỳ Phát trong Chiếc tất nhuộm bùn…); đến những ông chủ giàu có (Phan Kỳ Hổ trong Chõu về hiệp phố)….
Trong truyện của Phạm Cao Củng, các vụ án và phá án thường diễn ra về đêm: Thám tử Kỳ Phát bắt được kẻ trộm trong một đêm tối: “Trên bàn giấy, bây giờ chỉ còn ngọn đèn đêm, Kỳ Phát vươn vai ngáp dài một cái, trong phòng chỉ còn tiếng chàng thở đều đều .., rồi cánh cửa từ từ hé mở, không tiếng kẹt nhỏ, một bóng đen rón rén bước vào, rồi chỉ hai phút sau, ngọn đèn đêm vụt tắt” [21, tr.15]; ông Hàn Tú bị kẻ giết người đẩy xuống cái giếng sau vườn khoảng 9 giờ tối. Trong Châu về hiệp phố, Phú Đức dùng hơn năm trăm trang để kể câu chuyện ly tỏn và trưởng thành Lõm Vừ Cử (Hoàng Ngọc Ẩn), và hành động của Hoàng Ngọc Ẩn trong mối quan hệ đan chéo với những người bạn của anh, nhất là trong tình yêu với Lệ Thủy… Không gian truyện mở rộng ra cả Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ; thời gian truyện kéo dài gần năm năm và tác giả đã kể một cách mạch lạc hoàn cảnh gia đình, bản thân của từng nhân vật trong quá khứ cũng như hiện tại.
Nếu cốt truyện đơn tuyến trong văn học trung đại thường được tác giả cài đặt nhiều chi tiết li kỳ, sản phẩm của quá trình thần thánh hóa, truyền thuyết hóa theo quan điểm, tín ngưỡng dân gian thì cốt truyện trinh thám nửa đầu thế kỷ XX thường hướng tới tính xác thực của chi tiết, lập luận logic, biện chứng, có sức thuyết phục và gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Mỗi tuyến là một tập hợp những kiểu người gần gũi với nhau về công việc, về hoàn cảnh, về phẩm cách… Chẳng hạn trong phe chính có nhân vật thám tử, ông “cò” (police), mật thám, những người nghĩa khí… phe tà gồm kẻ thủ ác, bọn giết người, trộm cướp, những băng đảng … Các tuyến nhân vật quan hệ, phối hợp với nhau theo đuổi những sự việc, những mục đích (có vẻ) độc lập, riêng biệt, thế nhưng tất cả đều móc xích, tương tác lẫn nhau trong suốt diễn biến câu chuyện.
Đôi khi, nhà văn phối hợp các điểm nhìn khác nhau, xen lẫn điểm nhìn nhân vật và tác giả, khiến ranh giới dường như bị xóa mờ, khó phân biệt chủ thể của phát ngôn: “Chúng tôi yên lặng nhìn nhau, có lẽ cả hai cùng nghĩ ngợi không ngờ rằng trong chuyện này Sắc đẹp và Tình yêu có liên quan một cách lạ lùng quái gỡ như vậy” [20, tr.99]; “Chúng tôi vào lều giở bánh tây, cơm nắm .., ăn uống xong tôi để các bạn ngồi đó. Đó là sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa, văn học truyền thống; thông qua một kiểu truyện mang màu sắc trinh thỏm ỏi tỡnh – hành động – vừ hiệp, với những dạng thức thụ sơ nhất của thể loại truyện trinh thám, trên cơ sở nhà văn đã kết hợp giữa mô hình truyện vụ án của phương Đông với truyện trinh thám phương Tây, giữa yếu tố cũ và mới để tạo ra một kiểu truyện trinh thám đáp ứng thị hiếu của người đọc Việt Nam.