MỤC LỤC
Chỉ số phát triển con người (Viết tắt theo tiếng Anh là HDI - Human development index) là thước đo tổng họp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người); tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh) của con người. Theo nguồn số liệu báo cáo, xếp hàng GDP đầu người thì nước ta đứng thứ 130, sau Ấn Độ 115, nhung xếp hạng chỉ số HDI thì nước ta xếp thứ 116, trên quốc gia này, vì ngoài kinh tế và thu nhập ra, nước ta còn đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa phát triển về mặt xã hội, phát triển y tế, giáo dục toàn dân, chú trọng mức sống cao và kéo dài tuổi thọ cho dân chúng. Vĩ vậy, phương hướng và mục tiêu lớn nhất của chính sách xã hội là “phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kỉnh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng nhu càu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”.
Với mục tiờu làm rừ cơ sở lớ luận và thực tiễn về phỏt triển con người ở Việt Nam, trong nhũng năm gần đây, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giao cho Viện nghiên cún con người thực hiện một số chương trình cấp Bộ như: “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”, “Một số vấn đề cơ bản về quyền con người và điều kiện đảm bảo thực thi vì mục tiêu phát triển con người”; và hệ các đề tài cấp Bộ: “Những vấn đề cơ bản về phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010”, “Một số lí luận và ứng dụng nhân học văn hóa trong việc phát triển con người Việt Nam:, “Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng chỉ số phát triển con người (HDI) trong phân bổ ngân sách vì mục tiêu phát triển con người”, “Những vấn đề phát triển con người vùng Tây bắc”, “Những vấn đề thực hiện quyền con người vì mục tiêu phát triển con người” và “Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quyền dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân vì mục tiêu phát triển con người hiện nay”, Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã chỉ ra vai trò quan trọng của phát triển con người Việt Nam trong các giai đoạn phát triển, cũng như sự chênh lệch, sự bất bình đẳng ừong phát triển con người ở các vùng miền trong cả nước. Tuy cùng mùa mưa nhưng cường độ mưa ở Tam Đảo lớn hom cộng với yếu tố địa hình dốc nên đất đá bị rửa trôi, xói mòn mạnh, thậm chí gây ra hiện tượng ngập úng, lũ lụt cục bộ dọc theo các con suối (nhất là trong những năm gần đây, diện tích rừng bị suy giảm nhiều), số ngày mưa bình quân ừên năm ở Vĩnh Yên là 142,5 ngày và ở Tam Đảo là 193,7 ngày; số ngày có mưa phùn ở Vĩnh Yên là 23 ngày/năm và ở Tam Đảo là 46 ngày/năm.
Mặt khác, trong khuôn khổ phân tích về “mối quan hệ hình chữ u ngược”, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tạo ra sự dịch chuyển lao động trong vùng có năng suất thấp (nông thôn, nông nghiệp) với mức thu nhập thấp sang khu vực có năng suất cao hơn (đô thị, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) có mức thu nhập cao hơn, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng tăng cho tới khi lao động di chuyển phần lớn ra khỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn thì bất bình đẳng giảm dần, vì vậy việc gia tăng bất bình đẳng thu nhập hiện nay của Vĩnh Phúc có thể giải thích được. Hầu hết các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng nông thôn tương đối sâu và xa, rất ít người tìm được việc làm trong các ngành công nghiệp và vùng đô thị, rất nhiều bậc phụ huynh không tìm thấy được giá trị của giáo dục trên mức biết đọc và biết viết khi họ cho rằng con cái của họ chỉ theo họ tham gia tham gia vào công việc đồng áng là đủ sống về cơ bản. Như vậy mặc dù Vĩnh Phúc đã có những tiến bộ trong việc làm giảm bớt khoảng cách về y tế giữa các vùng, huyện, giữa các dân tộc, nhưng vẫn còn tồn tại bất bình đắng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế vẫn tiếp tục và dẫn đến bất bình đẳng về kết quả y tế dẫn tới ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển con người của tỉnh.
Với các lóp thuộc chính sách phổ cập (giáo dục tiếu học và trung học cơ sở) đã có sự đầu tư kinh tế cho các em học được chương trình đã ban hành, năm 2002 tỉnh phổ cập xong trung học cơ sở, tránh việc “chống ngồi nhầm lớp” một cách lạnh lùng nên không có hiện tượng học sinh bỏ học hàng loạt. Điều đó khẳng định Vĩnh Phúc ngày càng phát triển nhanh, mạnh và bền vững, qua đó chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, đời sống nhân dân được ổn định, đáp ứng được yêu cầu mới về phát triển kinh tế đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vĩnh Phúc đang tiến nhanh tới thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Mục tiêu đến năm 2015 Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và đến năm 2020 ừở thành một tỉnh cụm công nghiệp theo hướng hiện đại, là một ừong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của cả nước.
Sự có mặt của các trường đại học trên địa bàn Tỉnh, việc đào tạo nhân lực có trình độ cao là khả thi và cung cấp một số lượng lớn đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ của Tỉnh. Để thu hút được nguồn nhân lực quan trọng này, điều cần thiết là phải xây dụng được hệ thống cơ chế chính sách đãi ngộ họp lý, đổi mói hệ thống tuyển dụng ừong đội ngũ cán bộ công chức tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phát huy năng lực. Sự giao thương giữa các quốc gia ngày càng có ý nghĩa, với công cụ là internet với đường truyền tốc độ cao, sự hợp tác ữở nên gần hơn, thuận tiện hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn cho các bên tham gia.
Hiện nay, Vĩnh Phúc đang từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về cung cầu lao động, nhằm thu thập và nắm bắt kịp thời, chính xác về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp và những biến động trên địa bàn tỉnh, từ đó có những hoạch định chính sách việc làm, đào tạo và phát ữiển nguồn nhân lực phù họp với yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm, trong đó có công tác đào tạo nghề còn có một số tồn tại cần khắc phục: số lượng cơ sở đào tạo nghề tuy tăng, nhung vẫn chưa đáp ứng được nhu càu ngày càng cao của người lao động, chưa có cơ sở đào tạo lao động có trình độ cao; chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động theo hướng cho vay vốn các dự án nhỏ từ quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, cho vay vốn ưu đãi lãi xuất thấp đối với người thất nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có khả năng thu hút nhiều lao động; hiện đại hóa trung tâm giới thiệu việc làm để khai thác tốt thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm; khuyến khích lao động đi làm việc ở nước ngoài, tỉnh ngoài.
Ban chỉ đạo Ngày vĩ người nghèo từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, tổ chức tuyên truyền vận động các cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân, nhất là các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tham gia đóng góp ủng hộ quỹ Vì người nghèo, vì vậy các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ vật liệu, tiền của, ngày công lao động hoặc trực tiếp tổ chức xây nhà cho hộ nghèo, với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cuộc vận động đã góp phần thiết thực vào việc tăng cường sự nhất trí cao về chính trị ừong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; giữ vững sự ổn định chính trị xã hội từ cơ sở, tạo nên những điều kiện đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh trong những năm qua. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân, Ưỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc còn ban hành nhiều cơ chế chính sách cụ thể để hỗ ừợ hộ nghèo như: Nghị quyết về dạy nghề cho lao động nông thôn, nghị quyết về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010, nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn, nghị quyết về bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân; nghị quyết về miễn thủy lợi phí cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.