MỤC LỤC
• Quy trình sản xuất sản phẩm Nhà máy nhận được đơn hàng từ khách hàng hoặc do công ty phân.
Hàng ngày, tiến hành ghi chép đầy đủ và chính xác các khoản thu chi tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt và hàng tháng lập báo cáo để đối chiếu sổ sách với các bộ phận có liên quan. Thu thập, ghi chép, tổng hợp tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư, lao động, tình hình về số lượng, chất lượng sản phẩm của từng đơn hàng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi… Ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng sản phẩm… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất phát sinh nhưng không được tính vào giá thành, như chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí sản phẩm hỏng, phế liệu… Tuỳ thuộc vào tính trọng yếu của các khoản này, kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo nguyên tắc doanh thu hoặc nguyên tắc giá vốn.
Cuối tháng, nhân viên phân xưởng lập phiếu nghiệm thu sản phẩm, từ đó tính chi phí tiền lương nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng căn cứ vào bảng giá lương sản phẩm, đồng thời tính đơn giá lương theo ngày công theo phương pháp nêu trên, sau đó chuyển bảng chấm công kèm đơn giá và bảng lương sản phẩm về phòng nghiệp vụ tổng hợp. Những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn hàng, phục vụ cho việc quản lý, duy trì hoạt động của phân xưởng như: chi phí công cụ dụng cụ giá trị lớn (bình phun sơn, máy chà nhám, máy bắn đinh, máy khoan, máy mài, máy phay, máy cắt sắt), chi phí văn phòng phẩm, tiền điện, tiền điện thoại, tiền cơm, tiền báo, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, khấu hao tài sản cố định, lương nhân viên quản lý phân xưởng…. Chi phí hoạt động của bộ máy quản lý nhà máy như: tiền lương của Ban giám đốc và nhân viên phòng nghiệp vụ tổng hợp, khấu hao TSCĐ và các chi phí bằng tiền (tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền tiếp khách, tiền báo, tiền văn phòng phẩm, tiền cơm…).
Hằng ngày, nhân viên phân xưởng dùng bảng chấm công để chấm công theo thời gian cho các nhân viên phòng nghiệp vụ phân xưởng; đồng thời, Kế toán lao động tiền lương dùng bảng chấm công để chấm công theo thời gian cho các nhân viên phòng nghiệp vụ tổng hợp. Sau đó, Bảng thanh toán tiền lương và Bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH được chuyển cho kế toán lao động tiền lương ghi sổ chi tiết 334, 338, đồng thời lưu lại Bảng thanh toán tiền lương để làm căn cứ trả lương về sau; bảng còn lại tiếp tục được chuyển cho kế toán phân xưởng để ghi sổ chi tiết chi phí và bảng tổng hợp chi phí, đồng thời lưu lại. Những chi phí gián tiếp liên quan đến đơn hàng: khi phát sinh, song song với việc ghi sổ chi tiết TK 627 PX hoặc TK 627 NM, kế toán chỉ ghi nhận vào bảng tổng hợp chi phí ở cột tổng cộng; đến cuối tháng mới tổng hợp, phân bổ các chi phí này cho từng cột đơn hàng tương ứng theo tiêu thức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp.
Riêng TK 627 NM, kế toán tiến hành phân bổ tổng chi phí sản xuất chung của văn phòng nhà máy vào TK 154 chi tiết từng phân xưởng theo tiêu thức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp. Trên bảng tổng hợp chi phí : cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp, sau đó phân bổ chi phí phát sinh chung vào từng đơn hàng, như các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung gián tiếp của phân xưởng và chi phí sản xuất chung của văn phòng nhà máy. • Đối với chi phí sản xuất chung gián tiếp của phân xưởng: tiến hành phân bổ như đã trình bày trong phần 3.2.3.5.
Theo phương pháp đơn đặt hàng, giá thành thực tế của một đơn hàng là tổng chi phí sản xuất đã kết chuyển hoặc phân bổ vào đơn hàng kể từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành đơn hàng.
Chi phí dầu màu tăng 33,06% tương ứng tăng 1.701.000 đồng do phân xưởng đã thay thế dầu màu AC bằng dầu màu SOF (không có trong dự toán) với đơn giá thấp hơn, chất lượng kém hơn đã dẫn đến việc phải sử dụng khối lượng dầu màu nhiều hơn dự toán 34 kg. Khi lập dự toán, nhân viên kỹ thuật đã trích khoản này theo tiền lương nhân công dự toán cho đơn hàng, còn thực tế, kế toán phải trích theo lương cơ bản và phải phân bổ khoản trích này cho từng đơn hàng, dẫn đến sự chênh lệch lớn. Điều này thể hiện việc quản lý tại phân xưởng tương đối tốt, công nhân sản xuất có tay nghề cao nên đã tiết kiệm đáng kể phần vật liệu, vật tư dùng trong quá trình sản xuất đơn hàng, từ đó tiết kiệm được một phần chi phí, góp phần hạ giá thành đơn hàng.
Bên cạnh đó, công tác lập dự toán cần được chú trọng, nên có sự phối hợp giữa các nhân viên kỹ thuật, nhân viên thống kê và kế toán để các dự toán được lập chính xác, hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá, từ đó hỗ trợ tốt cho các quyết định của cấp điều hành.
Bên cạnh đó, việc lập dự toán giá thành cho từng đơn hàng trước khi bắt đầu sản xuất sẽ giúp cho Nhà máy chủ động trong việc cung ứng nguyên vật liệu, đồng thời có cái nhìn sơ bộ về các mục khoản chi phí trong tổng giá thành của đơn hàng, từ đó hỗ trợ cho việc quản lý sản xuất, đánh giá kết quả thực tế của đơn hàng. Hiện nay, công tác lập báo cáo nội bộ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, cụ thể là các bảng báo cáo, phân tích doanh thu, giá thành, lợi nhuận vẫn còn mang tính chất tự phát, chưa được quy định cụ thể về mẫu biểu, phương pháp lập biểu, tác dụng của việc lập bảng biểu cũng như kỳ lập biểu…. Chi phí bất biến: bao gồm bảo hiểm tai nạn, khấu hao TSCĐ, các chi phí khác của phân xưởng như tiền tiếp khách, tiền báo, tiền khử trùng trừ mối… và chi phí cố định của văn phòng nhà máy như tiền điện, điện thoại, tiền nước, văn phòng phẩm, tiền tiếp khách, chi phí sửa chữa, tiền cơm, tiền lương nhân viên văn phòng, trích theo lương, khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, bảo hiểm tai nạn… Đây là những chi phí mà tổng số của nó sẽ không thay đổi khi thời gian lao động của công nhân trực tiếp sản xuất thay đổi.
Đối với nhũng loại máy móc có giá trị tương đối lớn (từ 2.000.000 đồng trở lên cho mỗi lần xuất), thời gian sử dụng tương đối dài, khi xuất kho kế toán nên đưa vào chi phí trả trước ngắn hạn (TK 142) nếu thời gian sử dụng ước tính dưới 1 năm hoặc đưa vào chi phí trả trước dài hạn (TK 242) nếu thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; sau đó, phân bổ vào chi phí sản xuất chung định kỳ trong thời gian sử dụng ước tính hợp lý của công cụ dụng cụ. Trong tháng, căn cứ vào giá trị phế liệu do các phân xưởng chuyển cho lò sấy, kế toán tiến hành điều chỉnh giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên sổ chi tiết chi phí bằng bút toán Nợ TK 154 “lò sấy” / Có TK 621 “phân xưởng”, đồng thời điều chỉnh giảm chi phí ở cột tổng cộng trên bảng tổng hợp chi phí, phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách ghi âm số tiền. Cụ thể: do nhà máy sản xuất theo đơn hàng và yêu cầu quan trọng để giữ uy tín là phải giao hàng đúng thời hạn quy định, đồng thời chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, nên nhà máy có thể quy định nếu đơn hàng nào hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch và chất lượng được khách hàng đánh giá đạt tiêu chuẩn 100% thì nhà máy sẽ thưởng cho công nhân phân xưởng sản xuất đơn hàng đó một khoản tiền bằng tỉ lệ phần trăm chi phí tiền lương của đơn hàng (tỉ lệ này tuỳ thuộc vào việc cân đối tổng quỹ tiền lương do công ty khoán cho nhà máy).