MỤC LỤC
Doanh nghiệp có hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng sản xuất cửa cuốn và phân xưởng sản xuất các loại cửa nhựa… Sản phẩm của Công ty chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp nhận thiết kế và lắp đặt các bộ sản phẩm tại các công trình xây dựng, nhà ở. Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, toàn bộ thiết bị, vật tư, linh phụ kiện sản xuất được nhập khẩu từ những hãng nổi tiếng của Châu Âu và Châu Á, Công ty đã không ngừng cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, tiện lợi, an toàn và thẩm mỹ. Để tiếp tục phát triển được sản phẩm về chất lượng, về tính năng, an toàn, tiện lợi… và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại có xuất xứ từ nước ngoài.
Phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp thì tổ chức bộ máy doanh nghiệp nói chung, bộ máy kế toán nói riêng vẫn còn đơn giản. * Bộ phận thương mại: Có nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu, các loại linh phụ kiện cần thiết cho sản xuất sản phẩm, khai thác các kênh tiêu thụ thành phẩm tạo thành. Hai loại sản phẩm của Công ty là cửa cuốn Austdoor công nghệ Úc và cửa nhựa lừi thộp uPVC được sản xuất theo hai phõn xưởng khỏc nhau, cú quy trình công nghệ sản xuất khác nhau.
- Phòng kế toán có nhiệm vụ: Ghi chép, phản ánh và tính toán một cách đầy đủ, chính xác, trung thực kịp thời, liên tục và có hệ thống về tình hình hiện có về tài sản và nguồn vốn của Công ty, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, nguồn vốn, lao động, vật tư, tính toán chi phí sản xuất, tính giá thành theo đúng chế độ kế toán thống kê và đảm bảo thông tin kinh tế. Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ tài chính kế toán, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác phục vụ yêu câu quản lý cho Ban Giám đốc và các cấp có thẩm quyền cũng như của những người sử dụng thông tin ngoài đơn vị. -Phòng kỹ thuật: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, hàng hoá, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; thiết kế các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, bảo đảm sự ổn định và chính xác của các thông số.
- Kế toán trưởng: Chị Trần Thị Hiệp giữ chức vụ trưởng phòng, là người tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán- tài chính của Công ty một cách hợp lý, khoa học, phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời các thông tin tài chính của Công ty. Doanh nghiệp theo dừi chi tiết chi phớ sản xuất kinh doanh dỡ dang và thành phẩm theo hai loại sản phẩm sản xuất chính, là chi tiết theo cửa cuốn Austdoor và cửa nhựa lừi thộp, cụ thể TK 1541: Chi phớ sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất cửa cuốn, TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất cửa nhựa. Do quy mô và đặc điểm kinh doanh mà Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA vận dụng hệ thống tài khoản như trên, cũng do đặc điểm như vậy mà doanh nghiệp hỡnh thành nờn hệ thống sổ tương ứng để theo dừi, phù hợp với chế độ và phù hợp với doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SẢN
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SẢN
Sự quy định rừ ràng về chức năng, nhiệm vụ của cỏc phòng ban đã phục vụ có hiệu quả cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc điều hành sản xuất kinh doanh từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện. Cũng như công tác kế toán tổng hợp và kế toán các phần hành khác, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tương đối chặt chẽ và hợp lý, trên cơ sở các quy định của Nhà nước và đặc điểm sản xuất của Công ty. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, tạo điều kiện cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất trong từng tháng, quý cho mỗi phõn xưởng một cỏch rừ ràng, đơn giản, phục vụ tốt yờu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bờn cạnh đú, cụng tỏc tớnh tiền lương cho công nhân qua việc chấm công và thanh toán tiền lương được thực hiện chu đáo đã góp phần giúp Công ty hạch toán chính xác chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Bên cạnh những ưu điểm như trên, Công ty còn có những tồn tại và bất cập cần sớm khắc phục trong công tác kế toán nói chung và trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Khối lượng công việc mà kế toán phải thực hiện thường dồn lại vào cuối quý làm cho công tác kế toán bị chậm trễ, sai sót dễ xảy ra và việc lập báo cáo bị trì trệ và kéo dài, không đáp ứng kịp yêu cầu của quản lý.
Ví dụ như việc tiến hành trích lập các khoản theo lương: Công ty chưa trích và nộp bảo hiểm (BHXH, BHYT) cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, điều này không đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong Công ty mình, đồng thời vi phạm quy tắc, chế độ về tiền lương. Mặt khác hình thức trả lương theo thời gian cũng không khuyến khich hết khả năng có thể của công nhân, không đánh giá được chính xác năng lực của từng cá nhân để có phương pháp khích lệ, động viên tinh thần làm việc của họ. Một vấn đề trong quá trình hạch toán chi phí NCTT là mặc dù Công ty không có điều kiện để bố trí cho người lao động trực tiếp nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán nhưng kế toán không dự toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch để tiến hành trích trước tính vào chi phí của kỳ hạch toán theo số dự toán.
Thứ nhất là về tài khoản kế toán, Công ty chi tiết TK 627 theo hai phân xưởng sản xuất sản phẩm, nhưng không chi tiết theo đối tượng sử dụng, làm cho việc theo dừi khụng được thuận lợi, Công ty khó đưa ra được các chính sách phù hợp để tiết kiệm các khoản chi phí.
Công ty nên thực hiện nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả, dự phòng phải trả, sử dụng các tài khoản như TK 335: chi phí phải trả, TK 352: dự phòng phải trả để thuận tiện trong công tác hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động, hoặc công tác hạch toán trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm…. Hệ thống báo cáo tài chính mà Công ty đang sử dụng đúng và đầy đủ theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành, phản ánh đầy đủ tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến nó. Mặt khác phòng kế toán nên yêu cầu các xưởng lập bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng sau khi hoàn thành các công trình cửa để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh.
Công ty phải tiến hành trích lập và nộp các khoản theo lương cho công nhân sản xuất, và trích nộp 17% bảo hiểm trên tổng lương và hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, đảm bảo theo đúng chế độ hiện hành. Đối với việc phân loại vật liệu phụ và công cụ dụng cụ xuất dùng trong phõn xưởng, Cụng ty nờn quy định một cỏch rừ ràng hơn, trỏnh sự nhầm lẫn gõy khú khăn trong việc theo dừi, quản lý mặc dự khụng ảnh hưởng đến chi phí phát sinh. Đối với việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng, sản phẩm không đúng quy cách: cụ thể là với sản phẩm hỏng ngoài định mức, thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được hạch toán vào chi phí sản xuất chính phẩm.
Việc hoàn thiện công tác kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết, đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp nói chung phải có những quy định, chế độ hợp lý để cung cấp những thông tin chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX tính giá thành sản phẩm nói riêng phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh về quy trình công nghệ sản xuất. Theo đó, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp một mặt phải tuân thủ Chế độ, mặt khác lại có thể đưa ra những quy định riêng về công tác tổ chức kế toán, đặc biệt là kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể về quy trình công nghệ và công tác tổ chức hạch toán kế toán thực tê tại doanh nghiệp mình.