Nghiên cứu khả năng sản xuất bột dinh dưỡng từ rau ngót

MỤC LỤC

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót có tên gọi khác là bông ngọt, bồ ngót, bù ngót, cây mì chính, tên khoa học của nó là Sauropus androgynus (L) Merr, thuộc họ thầu dầu. Rau ngót phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippin và Indonexia. Lá hình trứng dài hoặc hình bầu dục, mọc so le xếp thành hai dãy.

Nó chỉ đứng sau gấc về hàm lượng β – caroten và đứng đầu về hàm lượng vitamin C so với các loại rau khác. Do đó, rau ngót là nguồn cung cấp vitamin C và vitamin A rất quý cho cơ thể ngoài chất xơ.

Vai trò và nhu cầu chất xơ của trẻ em 1. Vai trò của chất xơ

Nhu cầu chất xơ ở trẻ em

Mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh vai trò của chất xơ thực phẩm đối với cơ thể con người, nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định được nhu cầu về chất xơ một cách cụ thể cho từng đối tượng. Nhiều xơ, lignin sẽ lôi cuốn một số các ion kim loại ra ngoài, ví dụ: Ca, Fe, Cu, Zn. Các xơ ở thức ăn già cũng có thể làm xước thành ruột trong quá trình di chuyển thậm chí gây cảm giác đau bụng [6].

Mặt khác, thức ăn đi qua đường tiêu hoá quá nhanh làm giảm cơ hội hấp thu các yếu tố vi lượng [22].

Vai trò và nhu cầu vitamin C của trẻ em 1. Vai trò của vitamin C

Các enzim xúc tác các phản ứng hydroxyl (prolyl và lysin hydrolose) cần thiết cho sự tham gia trực tiếp của sắt ferrous (Fe2+) và O2, mà vitamin C đóng vai trò như chất khử để giữ sắt ở dạng ferrous khỏi bị oxihoá thành ferric (Fe3+) [22]. Nếu khung xương bị khiếm khuyết do sự suy yếu của hệ thống collagen nó sẽ khó có thể tích luỹ Ca và P cần thiết cho quá trình khoáng hoá một cách đầy đủ. Sự tham gia của vitamin C trong hình thành collagen khi tạo mô sẹo đã được ứng dụng bằng tăng lượng vitamin C trong khẩu phần ăn lên 50 lần so với nhu cầu trước và sau khi phẫu thuật [22].

Vitamin C cần thiết cho hoạt động của một số enzim xúc tác phản ứng hydroxyl hoá, bao gồm khử hydroxyl thuộc Fe2+ liên quan đến sinh tổng hợp Carnitin. Những hệ thống này thúc đẩy hàng loạt biến đổi của thuốc và các phần tử độc khác, đồng thời chuyển hoá chúng thành dạng có thể bài tiết ra nước tiểu. Nó còn chữa được bệnh tim và ung thư, do nó có khả năng kích thích và giúp cho người sử dụng tối đa những cơ chế đề kháng tự nhiên trong cơ thể của mình chống lại những chất gây nên các bệnh về tim và ung thư [13]….

Đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể, vitamin C không sử dụng sẽ được thải ra theo nước tiểu, một phần không lớn chuyển thành CO2 ra ngoài [6]. Tuy nhiên, khi sử dụng vitamin C tổng hợp ngoài thức ăn với liều lượng 300 mg/ngày đối với một số trường hợp có thể gây ra đau bụng, đi ngoài hay tạo sỏi thận [6].

Vai trò của carotenoid, vitamin A và nhu cầu vitamin A của trẻ em 1. Vai trò của carotenoid và vitamin A

Nhu cầu vitamin A của trẻ em

Cho nên khi tính hàm lượng β – caroten trong khẩu phần ăn phải sử dụng hệ số chuyển đổi nói trên để tính ra lượng retinol thực sự. Nhìn chung, nhu cầu khuyến nghị về vitamin A cho ngưởi Việt Nam không khác so với khuyến nghị của WHO. Theo WHO, nhu cầu vitamin A cho trẻ nhỏ gần bằng 2/3 nhu cầu của ngưởi lón bình thường.

Đối tượng có nhu cầu vitamin A cao nhất là phụ nữ cho con bú, bằng khoảng 3/2 nhu cầu của người lớn bình thường. Caroten trong đường ruột chỉ hấp thu 30%, trong đó 1/2 được chuyển sang retinol hoặc acid retinic.

Nhu cầu rau xanh của trẻ em

Trẻ em cần một lượng rau xanh lớn vì ở trẻ thường hay gặp triệu chứng táo bón. Biểu hiện của táo bón dễ nhận thấy thông qua việc giảm số lần đại tiện thông thường, khó và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to. Nguyên nhân dẫn đến táo bón có nhiều, trong đó thiếu rau xanh là một nguyên nhân cơ bản.

Táo bón nếu không điểu trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả như biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ như bị sa trực tràng do rặn và ngồi lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn [15]. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi phát triển cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cho quá trình tạo xương, máu… và nhiều chức phận khác trong cơ thể trẻ.

Do đó cần bổ sung đầy đủ rau để đáp ứng như cầu rau hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên không nên chỉ cho trẻ ăn vài ba loại rau mà nên thay đổi nhiều loại, một mặt vừa cung cấp chất dinh dưỡng, mặt khác sẽ làm cho trẻ không cảm thấy chán một loại rau nào đó, từ đó kích thích khả năng ăn uống của trẻ.

Bảng 2.6.2. Nhu cầu rau xanh của trẻ từ 6 – 12 tuổi
Bảng 2.6.2. Nhu cầu rau xanh của trẻ từ 6 – 12 tuổi

PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Tài liệu tiếng Việt

Dinh dưỡng cận đại, độc học an toàn thực phẩm và sức khoẻ bền vững. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất rau và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố nguy xơ SDD ở học sinh tiểu học huyện Khoái Châu.