Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh đa nghề tại làng nghề Ninh Hiệp

MỤC LỤC

Hướng tiếp cận để phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính. Nhắc đến làng nghề nấu chì Đông Mai (Hưng Yên) người ta vẫn không khỏi lo lắng khi bụi chì và chất thải ra trong quá trình sản xuất đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân. Nhiều người trong làng đã bị mắc bệnh và đặc biệt là có khá nhiều trường hợp trẻ em sinh ra bị thiểu năng, dị tật. Qua kiểm tra nguồn nước ở đây cho thấy nồng độ chì trong nước rất cao. Người dân trong làng thường đi mua những bình ắc quy hỏng về rồi lấy lá chì trong đó nấu lại. Nước rửa bình ắc quy và các tấm lá chì được xả thẳng xuống nguồn nước mà không qua một khâu xử lý nào cả. Nguồn nước này lại ngấm xuống đất, xuống mạch nước ngầm mà dân làng ăn nên không tránh khỏi. Cùng với nó là khói, bụi khí thải thoát ra từ các lò nấu chì đặt ngay cạnh khu vực sinh hoạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Thế nhưng chính quyền và dân làng Đông Mai vẫn chưa tìm được cách khắc phục sự ô nhiễm độc hại này. Hiện nay dân làng đã chuyển các lò nấu chì ra xa khu vực sinh hoạt song tình trạng ô nhiễm môi trường cũng chưa được cải thiện. Ô nhiễm môi trường ở làng gốm Bát Tràng hiện nay là rất lớn bởi tiếng ồn và bụi do các lò nung dùng than đá tạo ra. Vì thế lượng khí cácbonnic trong không khí ở đây luôn vượt quá 3 lần mức cho phép, còn mức bụi silic thì cao quá mức cho phép 12 lần. Vào những ngày mưa, mặc dù đường làng đã được lát bêtông nhưng vẫn luôn lầy lội, đầy màu đen do sự rơi vãi của than, của si và phế phẩm. Để cải tạo môi trường làng nghề Bát Tràng, Sở KHCN&MT Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có đề nghị các lò nung chuyển sang dùng gas thay cho than đá. Thế nhưng giải pháp này cũng không được thực hiện triệt để do làm như vậy sẽ nâng giá thành sản phẩm lên rất cao. Ở những làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thì việc sử dụng hoá chất có hạn chế song tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi này cũng đang ở mức báo động. Đa số các làng nghề bị ô nhiễm bởi chất thải sản xuất, bụi, khí độc, cặn bã, nước thải xả ra trong quá trình sản xuất. Trong khi đó người dân lại trực tiếp sống trong môi trường ấy nên tất nhiên phải gánh chịu hậu quả từ chính những việc làm của mình. Vấn đề mai một làng nghề: Hiện nay tình hình chung về hiệp hội làng nghề Việt nam thì 60% là có chiều hướng xu thoái nặng, nguyên nhân là có những nghề là mùa vụ chứ không truyền thống, ví dụ mùa mưa đan nón, cuối năm đi nặn tò he để bán cho du khách và cho các cháu. Tức là họ vừa làm đồng rồi lại về nhà làm thêm. Nói đến vấn đề mai một làng nghề truyền thống, không thể không nói đến hiện tượng các nghệ nhân đang dần lớn tuổi, trong khi các thanh niên trẻ giờ đây đang dời bỏ làng quê để ra thành phố kiếm tìm một cuộc sống mới hiện đại, với thu nhập cao hơn. Có thực trạng là ở nông thôn Việt Nam bây giờ phần lớn là người đứng tuổi, trong làng nghề cũng vậy, có những làng nghề do tình hình kinh doanh không phát triển, thu nhập bị giảm sút nên thanh niên không mặn mà lắm với việc theo các nghề cũ ở các làng nghề, mà họ đi các nơi khác. 3.1.2 Tiếp cận vấn đề theo hướng mối tương quan giữa mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được làng nghề có ý nghĩa lớn lao về cả kinh tế lẫn xã hội. Vậy mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề có liên quan gì tới việc thực hiện cỏc mục tiờu trờn? Đấy chớnh là cõu hỏi cần làm rừ nếu như chỳng ta tiếp. cận việc phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề theo hướng này. Các câu hỏi đặt ra cần phân tích gồm có:. 1) Với các mô hình làng đa nghề thì có ưu việt gì so với làng đơn nghề trong giải quyết vấn đề nguồn nhân lực không,. 2) hoặc với các làng nghề liên quan tới hàng may mặc thì vấn đề thu nhập của dân địa phương so với mô hình làng nghề gốm như thế nào,. 3) làm thế nào để chuyển một làng nghề với mô hình này sang mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn từ kinh nghiệm của làng nghề kia?.

MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP

Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp Mô hình sản xuất, kinh doanh đa nghề của làng Ninh Hiệp

Cho đến nay là năm 2010 thì cơ cấu này có lẽ là đã thay đổi đáng kể, số lượng hộ gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh hàng may mặc chắc chắn tăng lên vào khoảng 650 hộ, còn các hộ kinh doanh thuốc thì tác giả không có nhiều thông tin và chưa có điều kiện khảo sát thực tế. Để ví dụ, cửa hàng bán đồ điện gia dụng nhà ông Mão, xóm I, Ninh Hiệp thử nghiệm một số sản phẩm liên quan tới thiết bị lọc như máy lọc nước Makxim, than hoạt tính, các loại cát, hạt lọc,… Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thị trường thấy hoạt động hiệu quả, ông bắt đầu đầu tư thêm vào kinh doanh bình. Tuy nhiên, sau vài năm chỉ còn lại 2 cửa hàng là cửa hàng nhà ông Mão vốn có lợi thế về các thiết bị kiểm tra độ ô nhiễm nước, cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành tốt và một cửa hàng ở xóm III với lợi thế nằm trong khu dân cư, là trục đường chính của làng thì còn tồn tại được trong lĩnh vực kinh doanh đồ lọc nước, năng lượng mặt trời.

Giao thông là huyết mạch của kinh tế làng, xét về giao thông từ các nơi khác tới Ninh Hiệp, hầu hết dân buôn vải đều đến từ hướng trung tâm Baza, đi qua trục đường lớn tiếp giáp giữa xóm 6 và xóm 7 thì chợ vải tận trong làng xóm 5 sẽ không thực sự thuận tiện cho giao thông.

Điểm mạnh và những vấn đề còn tồn tại của mô hình sản xuất kinh doanh đa nghề tại làng nghề Ninh Hiệp

Trước tình trạng môi trường khu vực lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng do các cơ sở nhuộm vải đổ trực tiếp ra các kênh mương, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã có công văn yêu cầu một số cơ sở sản xuất phải thay đổi công nghệ, thực hiện nghiêm quy trình xử lý nước thải nhưng hiện tình hình vẫn chưa được cải thiện32…. Muốn các làng nghề ngày càng phát triển bền vững, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân, khơi dậy sự sáng tạo của các nghệ nhân, giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc, bên cạnh việc chú trọng đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất các làng nghề thì công tác bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm đúng mức.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ CẢI THIỆN MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP

Xí nghiệp hương trấn có thể do chính quyền các hương và trấn thành lập

Giang Tô là nơi tiêu biểu cho kiểu xí nghiệp hương trấn này. 2) Xí nghiệp hương trấn cũng có thể do tập thể nông dân thành lập.

Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước ngoài. Theo luật pháp Trung Quốc thời kỳ mới cải cách thì các xí nghiệp có vốn

Tuy nhiên, mô hình CNH hương trấn cũng đã nảy sinh rất nhiều vấn đề như các công nhân làm việc trong điều kiện không an toàn, các vấn đề về ô nhiễm môi trường mà các xí nghiệp hương trấn gây ra, giá thuê các nhân công rẻ mạt dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc ngày càng gia tăng,. Ví dụ, riêng đối với mặt hàng vải, do yêu cầu của thị trường tiêu thụ thì mỗi mùa đều phải có những loại vải khác nhau phù hợp với nhu cầu may mặc từng mùa, ngoài ra phải thường xuyên cập nhật nhiều loại vải mới, thay đổi mẫu mã liên tục đáp ứng nhu cầu thời trang may mặc. Đối với người Ninh Hiệp, do nghề buôn bán vải đã có từ lâu đời và thường truyền cho con cháu trong nhà, mức độ tích lũy vốn để tái đầu tư tương đối cao nên với số vốn 400-500 triệu để mở kiốt bán vải thường là bố mẹ bỏ ra ban đầu cho con, anh chị trong nhà cho em.

Và khi khu công nghiệp Ninh Hiệp được xây dựng xong, theo chủ trương của các cấp lãnh đạo các hộ may cắt gia công cần được tập trung lại thành xưởng may, công ty may mặc, các hộ chế biến dược liệu tập trung thành các xưởng chế biến, công ty chế biến dược liệu, nông sản.