Giải pháp huy động và phát triển vốn tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN TẠI SGD I NHĐT&PTVN

    Để tăng cường công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, trong đó tăng trưởng tỉ trọng nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển, SGD I cần quan tâm đến việc huy động tiền gửi vì tiền gửi là bộ phận quan trọng bậc nhất trong tài sản nợ của Ngân Hàng thương mại trong tổng nguồn vốn huy động. Đồng thời căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh của mình SGD cần thực hiện các giải pháp nhằm tìm ra các hình thức huy động vốn khác nhau sao cho chi phí huy động vốn thấp nhất và tạo ra nguồn vốn ổn định, phù hợp với mục tiêu sử dụng vốn của Ngân Hàng. Hiện nay, NHNN đã có chỉ thị số 12/CT/ NH1 cho phép các NHTM được phép sử dụng 20% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn; quyết định QĐ 297/99 QĐ NHNN 5 qui định các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó có qui định tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.

    Tuy nhiên lợi thế so sánh đó không chỉ đơn thuần là việc đặt ra một mức lãi suất cao hơn các tổ chức tín dụng khác mà còn là việc sở đặt ra các qui định hợp lí về: Cách thức trả lãi, cách xử lí lãi suất đối với các khoản tiền gửi hay kì phiếu lĩnh trước hạn, định ra khoảng cách phân biệt về lãi và các qui định khác …. Do tính đặc thù của sản phẩm Ngân Hàng nên ngay cả khi đơn vị có đủ khả năng đưa một sản phẩm mới ra thị trường hay bắt chước thành công sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì chỉ sau một khoảng thời gian tương đối ngắn, đơn vị chắc chắn phải đối mặt với sự cạnh tranh của những sản phẩm tương tự. Sở cần triển khai mở một Website riêng của mình trên Internet, trong đó công bố rộng rãi toàn bộ thông tin về đơn vị như: hoạt động kinh doanh, các loại hình sản phẩm dịch vụ, mức lãi suất và biểu phí gần nhất để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin.

    Vì vậy, theo em trong khi quan tâm hàng đầu của sở vẫn là tín dụng trung, dài hạn, sở nên tập trung vào tín dụng ngắn hạn, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, tận dụng các nguồn tín dụng hiện có để sinh lời. Quản lí khe hở lãi suất là một phương pháp quản trị tài sản và nguồn vốn tương đối phức tạp, nó chỉ một chiến lược phối hợp của định vị cả tài sản và nguồn vốn nhằm đạt được mục tiêu an toàn và sinh lời của Ngân Hàng trước những đe dọa rủi ro lãi suất có thể xảy đến. Một khi hệ thống này được thiết lập, các giá trị dự báo tương lai và hiện tại phải được sử dụng để tính cả lãi suất và chênh lệch lãi suất giữa tài sản và nguồn vốn trong một khoảng thời gian ngắn, Ví dụ: là dưới một năm, các chênh lệch này là những gì mà Ngân Hàng phải phòng ngừa để có thể đối mặt được trước những rủi ro lãi suất tiềm tàng.

    Họ cảm thấy họ không đủ khả năng dự đoán được sự biến động của thị trường trong dài hạn.Ngược lại có những nhà quản trị lại thích đặt cược vào sự gia tăng của lãi suất trong ngắn hạn; Họ tạo ra một khe hở tích cực lớn hơn bằng cách tạo ra nhiều khoản cho vay đa dạng, rút ngắn thời gian đáo hạn của tài sản và gia tăng kì hạn của nguồn vốn. Ngân Hàng nên áp dụng nghiệp vụ chiết khấu (ít nhất là đối với các kì phiếu, trái phiếu NHĐT&PT) vì có thể ví nó như là dịch vụ “Hậu bán hàng” Giúp cho người dân an tâm mua kì phiếu, trái phiếu của Ngân Hàng và klhi cần tiền mặt lại có thể bán được nó. Do vậy, để phục vụ cho sự phát triển lâu dài và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng thì đòi hỏi Ngân Hàng phải có sự đầu tư hơn nữa cho công tác này về nhiều mặt: Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và thái độ làm việc, tổ chức lại bộ máy thực hiện … Nhằm cho các cán bộ.

    Củng cố lại các phòng ban, tăng thêm phòng tín dụng, phòng giao dịch, tăng thêm nhân lực, vật lực đối với các phòng điện toán, thanh toán quốc tế, kiểm tra nội bộ, quản lí khách hàng, tổ chức hành chính …Có đề án sắp xếp lại cán bộ, các bộ phận nghiệp vụ để tuyển dụng bổ sung cán bộ mới. Thường xuyên chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh trên nguyên tắc: Mở rộng kinh doanh luôn gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả, chống rủi ro, đảm bảo an toàn vốn và tài sản …Từ đó, khắc phục sửa chữa kịp thời những sai sót, ngăn chặn sai sót mới phát sinh. Tiến hành trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại và nâng cấp các chương trình cài đặt, xác lập hệ thống thông tin nội bộ, hoàn chỉnh đồng bộ để phục vụ kinh doanh, đảm bảo nhanh chóng chính xác, an toàn, hiệu quả, thuận lợi và cung cấp thông tin kịp thời chính xác giúp cho công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của Ngân Hàng một cách tốt nhất.

    Công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân Hàng nếu làm tốt sẽ thu hút các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua Ngân Hàng và Ngân Hàng sẽ là người làm thay nghiệp vụ ngân quĩ, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thời gian qua, công tác thanh toán qua Ngân Hàng chưa được chú trọng đúng mức, đối tượng thanh toán qua Ngân Hàng còn hẹp, chỉ mới giới hạn ở đơn vị kinh tế quốc doanh, các cơ quan Nhà nước và một vài thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong khi thanh toán không dùng tiền mặt đối với dân cư và doanh nghiệp tư nhân thông qua việc mở tài khoản và sử dụng séc trong thanh toán chưa có kết quả đáng kể.

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

    Việc ban hành, hướng dẫn thi hành và thực hiện cần có sự thống nhất chặt chẽ. Đồng thời phải có sự phối hợp giữa các cấp, các nghành hữu quan để hoàn thiện và tạo lập các văn bản khác. Mặt khác, phải xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật nhất là đối với các cán bộ Ngân Hàng, bởi Ngân Hàng cũng hoạt động và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

    Tất cả những việc làm trên tạo ra lòng tin cho dân chúng vào nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân Hàng nói riêng.