Cơ sở lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính

MỤC LỤC

Thực hiện kiểm toán

Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch kiểm toán không phải là quá trình triển khai một cách máy móc, thụ động qua kế hoạch mà là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên có thể thu thập và tích luỹ những bằng chứng thích hợp với từng loại nghiệp vụ, từng thông tin hình thành lên báo cáo tài chính các thủ tục kiểm toán rất đa rạng song đều dựa trên ba loại trắc nghiệm cơ bản: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. - Ngược lại, nếu độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ở mức độ cao thì bằng chứng kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua trắc nghiệm đạt yêu cầu kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi và nếu độ tin cậy của hệ thống này được đánh giá ở mức độ thấp thì trắc nghiệm độ tin cậy được thực hiện với số lượng lớn hơn.

Thủ tục phân tích được sử dụng trong cả ba giai đoạn của quy trình kiểm toán, nếu trong khâu lập kế hoạch kiểm toán các thủ tục phân tích nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch chi tiết một cách hiệu quả thì trong thực hiện kiểm toán, trắc nghiệm phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý chung của các xu hướng biến động và các quan hệ kinh tế, đồng thời xác định phạm vi và mức độ áp dụng các trắc nghiệm khác. Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai xót của tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề khác. Là quá trình kiểm toán viên thu thập bằng chứng bằng lời nó hay bằng văn bản qua việc thẩm vấn những người hiểu biết liên quan về vấn đề mà kiểm toán viên quan tâm, từ đó giúp kiểm toán viên thu thập được những thông tin phản hồi để củng cố cho những luận cứ của mình.

Mặt khác, những bằng chứng đã thu thập được từ quá trình kiểm tra chi tiết cần phải được đánh giá, nếu sau kiểm tra xác định có chênh lệch kiểm toán, kiểm toán viên phải điều tra về tính chất và nguyên nhân, cân nhắc tính trọng yếu của chênh lệch kiểm toán này trong cơ sở dẫn liệu về mục tiêu kiểm toán, mặt khác cũng cần cân nhắc ảnh hưởng của chênh lệch này đối với tình hình kinh doanh của khách hàng. Trên thực tế, những chênh lệch và sai phạm phát hiện được thường được báo cáo cho ban giám đốc công ty khách hàng và yêu cầu sửa chữa tất cả các chênh lệch và sai phạm phát hiện được thường được báo cáo cho Ban giám đốc công ty khách hàng và yêu cầu sửa chữa tất cả các chênh lệch và sai phạm trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán.

Kết thúc kiểm toán

Nếu kiểm toán viên phát hiện sai phạm và tin rằng những vi phạm phát hiện được là trọng yếu trong báo cáo tài chính thì cần thực hiện những thủ tục kiểm toán khác hoặc những thủ tục kiểm toán bổ sung thích hợp. Với những chênh lệch, sai phạm không được sửa đổi, kiểm toán viên cần phải đánh giá tính trọng yếu của chúng và xét tới khả năng ảnh hưởng của chúng tới báo cáo tài chính, từ đó đưa ra ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Ở Việt Nam hiện nay, phát triển DNVVN đang là vấn đề được nhà nước quan tâm đặc biệt vì sự thành đạt về kinh tế, xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp mà DNVVN có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Từ trước tới nay, những tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam là rất khác nhau dựa trên: Tổng số vốn đầu tư được huy động vào sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, số lao động, giá trị bằng tiền của sản phẩm bán hoặc dịch vụ bán, lợi nhuận, vốn bình quân cho mỗi lao động… Nếu dựa trên tất cả các tiêu chuẩn này thì rất khó khăn trong việc đánh giá DNVVN. Trên thực tế, khuôn khổ pháp luật kinh doanh ở nước ta hiện nay chưa đầy đủ lại chưa rừ ràng, để quản lý nền kinh tế, chỳng ta thường lấy hành động cú đăng kớ kinh doanh làm tiêu chẩn xác định doanh nghiệp. - Phát triển DNVVN không những sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế mà còn tạo ra sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước thông qua việc tạo công ăn việc làm và giải quyết phúc lợi xã hội.

Khu vực DNVVN thu hút một phần lớn lao động mới gia tăng hàng năm trong nền kinh tế, xuất đầu tư cho việc làm trong doanh nghiệp lớn lên tới 29 triệu, trong khi đó, con số này với các DNVVN chỉ là 0,75 triệu ( bằng 2,6% so với doanh nghiệp lớn ). Với vai trò quan trọng của mình, DNVVN là đối tượng quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong chủ chương phát huy nội lực, khắc phục đà giảm sút kinh tế, xây dựng một nền kinh tế mở vững mạnh trong xu thế hội nhập quốc tế.

Đặc thù của các DNVVN và tác động của những đặc thù này tới công tác kiểm toán

Mặt khác, do quy mô kinh doanh nhỏ nên khối lượng các giao dịch, các nghiệp vụ phát sinh trong các DNVVN không lớn, do đó, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có điều kiện mở rộng phạm vi kiểm toán, kiểm tra toàn bộ tổng thể ( hoặc kiểm tra mẫu chọn lớn ). Báo cáo phát hành ra bên ngoài chủ yếu sử dụng cho cơ quan chủ quản và người quan sát, đôi khi với mục đích trốn thuế, trong các báo cáo tài chính, các khoản mục doanh thu thường bị ghi giảm, các khoản chi phí khai tăng, vì vậy, kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra những khoản mục này. Bên cạnh việc xem xét quy mô, ngành nghề kinh doanh của DNVVN, kiểm toán viên còn phải chú ý tới các vấn đề về đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và các yếu tố khác ảnh hưởng tới công tác tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính trong các DNVVN.

Quá trình kiểm soát trong doanh nghiệp có thể được thực hiện tốt nếu người lãnh đạo co uy tín, năng lực làm việc và thái độ làm việc nghiêm túc, người lãnh đạo có thể bao quát và nắm bắt chặt chẽ hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Với quy mô kinh doanh nhỏ, các DNVVN thường thiết kế cơ cấu bộ máy tương đối gọn nhẹ, người điều hành quyết định mọi vấn đề kinh doanh, thông thường, trong các DNVVN, một số ít người thực hiện hầu hết các giao dịch , những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp thường do những người có quan hệ thân nhân với chủ doanh nghiệp đảm nhiệm, bởi vì việc sử dụng lao động trong các đơn vị này chủ yếu dựa trờn sự tin tưởng. Do đó, sự phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận còn hạn chế cũng như khó có thể đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong tổ chức thực hiện các chức năng xử lý nghiệp vụ, chức năng ghi sổ và bảo quản tài sản, dẫn tới rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại ở mức cao.

Nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tạo môi trường hoạt động năng động cho các doanh nghiệp, mặt khác, với mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, các DNVVN có thể vận động theo luồng cơ chế không bình thường nhằm trốn thuế, lại phải chịu sức cạnh tranh mạnh mẽ và những ảnh hưởng từ bên ngoài. Vì vậy, đối với các DNVVN, các nhân tố này cũng cần phải được quan tâm vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thái độ, phong cách điều hành của các nhà quản lý, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp…Do đó, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cũng cần xét tới ảnh hưởng của các nhân tố này tới báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó xác định các vấn đề trọng tâm cần kiểm tra. Trên thực tế, tại các DNVVN, biện pháp kiểm soát vật chất lỏng lẻo bởi có những doanh nghiệp không có kho bãi để bảo quản tài sản, không có phương tiện hoặc không coi trọng việc lưu trữ chứng từ sổ sách, đây cũng là điểm cần chú ý đối với kiểm toán viên trong quá trình kiểm tra vật chất.

Qua các đặc thù của các DNVVN có thể thấy do những hạn chế cố hữu về quy mô, ngành nghề kinh doanh, chính sách nhân sự, tổ chức bộ máy…nên rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức độ cao, thêm vào đó hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả kéo theo sự tồn tại rủi ro kiểm soát cao.