MỤC LỤC
Nhưng trên thực tế mọi việc không phải bao giờ cũng diễn ra theo đúng ý đồ của người thiết kế, vì vậy có những loại chỉ được ra đời trong vòng một vài tháng thì đã bị loại khác làm cho lãng quên chẳng hạn loại MCI 32 bit. Cho đến nay, trên mainboard được chế tạo gần đây thường có 3 rãnh cắm ISA 16 bit và 2 rãnh cắm PCI; Số lượng và chủng loại này đủ để đáp ứng các nhu cầu sử dụng thông thường của hầu hết những người sử dụng máy tính.
Đặc điểm của đường truyền dữ liệu qua cổng nối tiếp là tiến hành truyền và nhận trên các đường dẫn đơn lẻ, cho nên khi thiết bị truyền và thiết bị nhận được ghép nối với nhau thì đường truyền bên này sẽ được nối với đường nhận bên kia và ngược lại. Ta đã biết các chuẩn vừa trình bày ở trên chỉ cho phép hai thành viên tham gia truyền dữ liệu với nhau, trong trường hợp muốn đưa thêm thành viên thứ ba vào thì giải pháp về phần cứng rất phức tạp trong khi nhiều ứng dụng thực tế cần có khả năng truyền dữ liệu giữa một số thành viên với nhau. Giao diện nối tiếp RS232C(V.24) là một giao diện điện áp thuần tuý trong đó các mức logic HIGH hoặc LOW đều là các mức điện áp nằm trong khoảng 3->12V hoặc -3->-12V là các mức logic đọc được và được tính so với một đường mas chung.
Chính vì vậy việc ghép nối qua cổng này được áp dụng rất phổ biến và khả năng giao tiếp cũng rất lớn theo nghĩa là rất nhiều loại thiết bị ngoại vi của nhiều hãng khác nhau với nhiều mẫu mã khác nhau đều có thể ghép nối được với cổng này. Trong trường hợp này việc truyền dữ liệu được tién hành trên đường dẫn vi sai điện áp và do vậy hai đường dẫn được xoắn với nhau thành cặp khác hẳn với trường hợp của RS232 trong đó mức điện áp trên đường truyền và đường nhận được tính so với đường mas chung. Giữa RS422 và RS 485 có một sự khác nhau về cơ bản đó là: Chuẩn RS422 thực hiện chức năng liên kết điểm-điểm, trong khi bộ đệm của giao diện RS485 có thể được chuyển mạch trong trạng thái điện trở cao, vì vậy cho phép hình thành liên kết bus.
Trong một số trường hợp người ta phải hạn chế ảnh hưởng giữa các thành viên của khối ghép nối đặc biệt là trong trường hợp đường truyền dài, khi đó người ta phải thực hiện cách li về điện giữa hai thành viên bằng cách đưa vào bộ ghép nối quang. Như thấy rừ từ tờn gọi, cỏc thanh ghi này thực chất là cỏc bộ đệm được chuyờn dựng để giữ một ký tự, ký tự này đã được nhận nhưng chưa được đọc, hoặc một ký tự đã được gửi tới cổng nối tiếp các thanh ghi giữ (holding register) thường đuợc gọi là các bộ đệm nhận hoặc bộ đệm truyền. Có một điểm trước hết cần lưu ý : Tuy gọi là thanh ghi tốc độ baud nhưng trên thực tế trên thanh ghi không lưu trữ giá trị của tốc độ baud mà dữ liệu được truyền ; trên hai thanh ghi 8 bit chỉ chứa số chia 16 bit được dùng để suy ra tốc độ baud.
Các chốt chia bao gồm 16 bit hay 2 byte, được xắp xếp thành các bít có giá trị thấp LSB (Least Significant Bit ) và bit có giá trị cao hơn MSB (Most Significant Bit) được sử dụng trong việc đặt tốc độ baud của hệ thống truyền thông. Giá trị cất giữ trên hai thanh ghi này phụ thuộc vào tần số của bộ cộng hưởng thạch anh được nối với chân XTAL 1 và XTAL 2 (chân 16 và chân 17) của vi mạch 8250, cụ thể là giá trị này được nhân với 16 rồi được sử dụng để chia tần số của tín hiệu đồng hồ của cổng nối tiếp.
+Hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu trên một phạm vi rộng các giá trị thông qua việc đỉều tiết kích thước bộ đệm gói dữ liệu và cơ chế tiềm ẩn(latency), có khả năng cắm nóng (hot plug). Cho đến nay các cáp USB đều được các nhà sản xuất cung cấp dưới dạng hoàn chỉnh trên đó đầu cắm, độ dài, chất lượng bọc kim chống nhiễu đều không thể thay đổi được.Vì vậy, tuỳ theo mục đích sử dụng ta phải lựa chọn thông số cáp cho chính xác từ chiều dài cho đến đầu nối. Khi thiết bị ghép nối cần dòng tiêu thụ >100mA cần xem xét kỹ khả năng cung cấp và chịu tải của các linh kiện phía trong MT để tránh những hậu quả đỏng tiếc cú thể xảy ra.
Khi ghộp nối một thiết bị với bus USB ta thường phải phõn biệt rừ cỏc thiết bị sử dụng nguồn nuôi riêng chẳng hạn như máy in với các thiết bị nhận điện áp nguồn nuôi qua bus.Trong một số trường hợp cả hai chế độ nguồn nuôi có thể cùng tồn tại để lựa chọ theo cách thiết kế của bus. Toàn bộ lượng dữ liệu đều có một khung đúng bằng 1ms.Trong phạm vi một khung nhiều gói dữ liệu kế tiếp dành cho các thiết bị khác nhau có thể được xử lý, trong đó có những gói dữ liệu cần gửi với tốc độ thấp, có những gói dữ liệu cần gửi với tốc độ cao cùng tồn tại trong một khung. Khi cần ghép nối nhiều thiết bị USB với máy tính, ta cần có một hộp phân phối hay còn gọi là Hub cho phép tránh xảy ra tình trạng tốc độ tín hiệu cao được chuyển giao tới thiết bị có tốc độ thấp.
Trên thực tế, con số này mang tính lý thuyết vì tuy có thể đấu vào 127 thiết bị nhưng càng nhiều thiết bị nối vào thì tốc độ truyền càng chậm do giải thông của toàn bộ bus bị phân chia cho từng thiết bị đấu nối vào. Một Hub ngoài có thể cung cấp 100mA cho mỗi cổng ra thiết bị ghép nối bởi vì nó được phép tiếp nhận tổng cộng không quá 500mA và còn yêu cầu riêng do chính bản thân bus. Rừ ràng là phiờn bản USB 2.0 sẽ đẩy nhanh quỏ trỡnh hướng tới một mỏy tớnh PC sử dụng trong tương lai tức là chỉ cần dùng một loại cổng USB cho tất cả các thiết bị ghép nối.
Thông thường từ cơ quan hoặc gia đình ta nối với mạng Internet qua một môđem (mặc dù mạng ISDN có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều), thí dụ ở trên cho thấy cần phải nén các tệp tin trước khi cho chuyển qua một môđem. Thông thường bộ chuyển đổi RS-232 là một bộ phận gắn liền với máy tính, trong khi môđem có thể đặt hoặc bên ngoài hoặc bên trong máy tính và cũng vì vậy môđem được chia thành hai loại: môđem trong và môđem ngoài. Sau hai từ bắt đầu (tiền tố) là AT, mỗi lệnh được kết thúc bởi một ký tự trở về đầu dòng (ký tự mã ASCII là 13 trong hệ thập phân); một lệnh không có một ký tự trở về đầu dòng sẽ bị bỏ qua, tất nhiên là phải sau một thời gian trễ định trước.
Nếu sau khi quay số ở xa rồi, môđem của ta lại không đủ thời gian chờ đợi mà bỏ ý định kết nối liên lạc với số đó trước khi maý ở xa đó đủ thời gian trả lời, thì ta nên tăng giá trị của S7 lên, cũng có nghĩa là buộc chương trình truyền thông dành nhiều thời gian chờ đợi hơn, trước khi bỏ đi ý định liên lạc. Khi đó, chuỗi ký tự +++ (hay ba ký tự thoát nào đó mà ta qui định) sẽ không có tác dụng như một tín hiệu ngắt trừ khi chúng được đặt trước và đặt sau một khoảng thời gian trì hoãn là 1 giây hoặc một khoảng thời gian nào đó đã ấn định trong thanh ghi S12. Khi lắp đặt môđem lần đầu ta phải thực hiện một số thao tác ghép nối phần cứng để đấu nối môđem vơí máy tính và đảm bảo cho môđem hoạt động, sau đó cho chạy phần mềm được cung cấp kèm theo môđem để chính thức kết nối môđem với hệ thống máy tính.
Trong quá trình hoạt động ta có thể thay đổi các chế độ hoạt động của môđem thông qua phần mềm, khi muốn đặt trở lại chế độ lúc ban đầu ta chỉ cần làm một động tác đơn giản là nhấn vào nút này, khi đó việc đặt lại có thể thực hiện bằng phần mềm. - Công tắc nguồn: Khi môđem hoạt động mới bật công tắc nguồn nuôi, còn khi máy tính thực hiện các công việc khác không liên quan đến môđem thì công tắc này ở trạng thái hở để tiết kiệm điện và an toàn cho môđem để có được hiệu quả làm việc tối ưu. Việc quan sát các đèn báo, đặc biệt là số đèn sáng và trạng thái sáng, có thể thiết thực giúp cho việc tiết kiệm thời gian chiếm kênh trên đường truyền, vì vậy ta cần nắm vững chức năng của các đèn chỉ thị.