MỤC LỤC
Mặc dù có nhiều thành tựu trong công cuộc “đổi mới”, Việt Nam cũng gặp phải các vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế, xây dựng nền kinh tế thị trường theo đặc thù riêng. Nhà nước gặp khó khăn về nguồn lực và cách tiếp cận để giải quyết nhiều vấn đề đến xã hội, cộng đồng, công ích; trong khi đó, khu vực tư nhân không quan tâm giải quyết do bản chất vì lợi nhuận của mình. Cộng đồng quốc tế bắt đầu quan tâm hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình phát triển kinh tế của UN, các tài trợ cho cải cách của WB, IMF, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan tài trợ chính phủ.
Cần chọn một số nước châu Á đang phát triển và mới nổi trong quá trình cải cách, chuyển đổi theo hướng mở, có điều kiện tương tự, hoặc có bối cảnh kinh tế-chính trị, chế độ chính trị tương đồng.
Cuối những năm 1970, Trung Quốc phát động “cải cách mở cửa”, phát triển kinh tế theo định hướng thị trường tự do, tăng cường giao thương quốc tế, mở rộng quan hệ quốc tế và tham gia vào các thể chế, diễn đàn quốc tế, tăng trưởng kinh tế nhanh (tốc độ trung bình trên 10%/năm), trở thành một nền kinh tế mới, nước công nghiệp mới với thu nhập bình quân đầu người trên 4.000 USD/năm [107]. Với việc “mở cửa” nền kinh tế, trong thập niên 1990-2000, cả hai nước đều bị ảnh hưởng từ bong bóng chứng khoán, méo mó trên thị trường bất động sản, sự phình to và hoạt động không hiệu quả của khối quốc doanh… Các bối cảnh kinh tế tương tự dẫn tới các cuộc cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam làm cho các cuộc cải cách ở cả hai nước mang tính kinh tế hơn là chính trị [11]. Về mặt xã hội, cả hai đều phải đương đầu với các vấn đề gay gắt phát sinh do phát triển kinh tế “nóng” như phân hóa xã hội, chênh lệch giàu-nghèo gia tăng, bần cùng hóa ở một bộ phận dân cư nông thôn miền núi, dư thừa lao động, di dân vào đô thị, tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng lan tràn, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch [8].
Về mặt xã hội, giống như Việt Nam, Nê-pan phải đương đầu với các vấn đề gay gắt phát sinh do chuyển đối thể chế gắn với phát triển kinh tế thị trường như phân hóa xã hội, chênh lệch giàu-nghèo, bần cùng hóa ở một bộ phận dân cư nông thôn, dư thừa lao động, di dân vào đô thị, tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, ô nhiễm môi trường.
Trong những năm 1980, các NGO quốc tế xâm nhập Trung Quốc thông qua thiết lập trụ sở hoặc chi nhánh tại Hồng Công hay Ma Cao để trực tiếp điều hành các chương trình tại Trung Quốc (ví dụ như Quỹ Rốc-cơ-phe-lơ, Quỹ Cứu trợ Trẻ em Mỹ…); đăng ký tại Phòng Thương mại Trung Quốc theo pháp nhân doanh nghiệp (ví dụ như Quỹ châu Á, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Mỹ…); hoặc xin áp dụng quy chế chuyên gia nước ngoài cho tổ chức mình (ví dụ như Quỹ Pho, Plan Quốc tế…). Khó khăn này làm cho các cơ quan quản lý không thể bao quát được hết các NGO quốc tế cũng như việc triển khai các dự án, nhiều khi phải dựa vào cơ sở địa phương trong khi trình độ, năng lực các cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu thời gian nghiên cứu đối tác và tình hình, do đó nhiều khi bị động trước sự thay đổi của các NGO quốc tế, lúng túng trước các phương thức hoạt động mới của các NGO này. Các dự án phát triển hạ tầng do NGO quốc tế tài trợ được Trung Quốc tạo điều kiện cho tiếp cận đến vùng sâu, vùng xa và các địa phương nghèo của Trung Quốc đã giúp giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho các địa phương này, góp phần phát huy tác dụng thiết thực tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, giảm mất cân đối phát triển vùng miền.
Có thực tế là một số NGO quốc tế cùng với chính phủ một số nước phương Tây tham gia áp đặt các điều kiện cho Trung Quốc về nhân quyền, xuất bản các cáo buộc tình trạng nhân quyền, dân chủ ở Trung Quốc, làm cho nước này chịu sức ép và dễ bị tổn thương trước áp lực xuyên quốc gia của các chính phủ nước ngoài, các NGO quốc tế và các tổ chức quốc tế.
Liên danh NGO quốc tế bao gồm tổ chức Plan Quốc tế, Ốc-pham Quốc tế, Hành động Viện trợ đã huy động nguồn tài trợ của ADB để xây dựng dự án tạo điều kiện cho ngươi dân tổ chức hiệp hội cơ sở thông qua huy động nguồn lực trong xã hội, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cơ sở, huy động tiết kiệm cơ sở, giúp người nghèo tiếp cận giáo dục, y tế, nước sạch, kỹ thuật canh tác mới, quản trị thị trường, các hệ thống marketing. NGO quốc tế như Quỹ Pho (Mỹ), Viện Phê-đê-ríc E-bét (Đức), tổ chức Plan Quốc tế đã tham gia tích cực vận động để chính phủ Nê-pan thông qua các chương trình phát triển và thành lập các cơ chế để điều phối như Hội đồng Phát triển Làng, Hội đồng Phát triển Xã, cũng như vận động quốc hội thông qua Luật tự quản địa phương năm 1998 nhằm phân quyền và tăng cường dân chủ cơ sở cho địa phương. Một điểm khác biệt giữa Nê-pan so với Trung Quốc là một số NGO quốc tế như tổ chức Ngôi nhà Tự do, Giám sát Nhân quyền, Quỹ Xô-rốt đã tập trung vào nâng tầm các vấn đề về dân chủ, nhân quyền ở Nê-pan thông qua tài trợ cho báo chí độc lập, hệ thống giám sát tư pháp, các NGO hoạt động vì quyền lợi của các cộng đồng, bộ phận bị thiệt thòi trong xã hội.
Nhiều tổ chức NGO quốc tế được tạo điều kiện lồng ghép các nội dung khuyến khích dân chủ cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục nhận thức về sự tham gia của người dân, hỗ trợ các hoạt động của khu vực tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao năng lực của khu vực này, hướng sự quan tâm của xã hội vào thực hiện các dịch vụ công, hoàn thiện hệ thống y tế, giáo dục.
Theo quy định hiện hành tại In-đô-nê-xia, tất cả các NGO quốc tế muốn hoạt động tại nước này phải có quốc tịch từ các nước có quan hệ ngoại giao với In-đô- nê-xia, phải đăng ký quy chế phi chính phủ tại nước đó, sử dụng các nguồn tài trợ hợp pháp bên ngoài In-đô-nê-xia và chỉ thực hiện các hoạt động, hoặc triển khai dự án được nêu trong thỏa thuận với các bộ hữu quan hoặc các cơ quan chính phủ In- đô-nê-xia. Ở In-đô-nê-xia hình thành quan hệ giữa các tổ chức chính phủ (kiểu như Cơ quan Phát triển Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế và Xã hội, Chương trình phát triển các khu vực chậm phát triển, Chương trình quỹ an sinh…) và NGO dựa trên nền tảng chấp nhận cách nhìn nhận, giá trị và trách nhiệm của 2 khu vực này trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội trong khuôn khổ luật lệ của nước này, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Theo khảo sát của Cơ quan Phát triển Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế và Xã hội In-đô-nê-xia năm 2009, về cơ bản các dự án phi chính phủ hoặc của chính phủ nước ngoài thực hiện qua đường phi chính phủ mà In-đô-nê-xia thu hút được đều có tác dụng tốt, sát thực tiễn, đúng nhu cầu, dễ thực hiện, nhanh mang lợi cho các đối tượng thụ hưởng, có ý nghĩa xã hội [13].
Trong khi trình độ nhận thức, hiểu biết và kinh nghiệm hợp tác của các cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế, chính quyền còn tham nhũng và khu vực xã hội dân sự còn yếu kém, việc thiếu cơ chế giám sát sẽ dễ dẫn đến các biểu hiện tiêu cực, sử dụng viện trợ sai mục đích, kém hiệu quả trong viện trợ và làm lệch lạc quan hệ với NGO quốc tế.
Ở Nê-pan, viện trợ phi chính phủ quốc tế lại được định hướng ưu tiên chống đói nghèo, phát triển cộng đồng và nâng cao vai trò giới, do trình độ phát triển của Nê-pan thấp hơn 2 nước còn lại, cũng như vấn đề bình đẳng giới ở Nê-pan cũng trầm trọng hơn 2 nước còn lại với đặc điểm lịch sử và văn hoá-xã hội của nước này. Bên cạnh đó, với tác động nâng cao năng lực cho các đối tác trong nước và đối tượng thụ hưởng dự án viện trợ nói chung, kết quả của dự án viện trợ sẽ tiếp tục được các đối tác trong nước phát huy bằng các nguồn mà các tổ chức này tự khai thác với năng lực được nâng cao của mình, đảm bảo tính bền vững của dự án. Với nhận thức “mở” của các nước trong tiến trình quốc tế hóa và hội nhập quốc tế, quan điểm nói trên của các nước được khảo cứu là một điểm cộng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng phi chính phủ, giúp huy động được những nguồn tài trợ mới, vào các lĩnh vực mới, mang tính đột phá giúp cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần “mở cửa” một cách thận trọng, nhất là đối với các quốc gia có chế độ chính trị XHCN như Trung Quốc hay Việt Nam, để có thể kiểm soát các tác động của viện trợ phi chính phủ quốc tế lên các lĩnh vực “nhạy cảm” nói trên một cách phù hợp, có lộ trình phù hợp với đặc thù văn hóa, chính trị-xã hội, không để xảy ra biến động và hỗn loạn.