Phân tích tình hình tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Căn cứ khoa học và thực tiễn

Các NHTM được các cơ quan chức năng của chính phủ cấp phép hoạt động kinh doanh là để cung cấp các tiện ích và dịch vụ tài chính cho các tổ chức, gia đình và cá nhân trong nền kinh tế. Hoạt động chủ yếu nhất nằm trong số những nghiệp vụ kinh doanh của NH là cấp các khoản tín dụng để hỗ trợ đầu tư phát triển kinh doanh, tiêu dùng cho nhiều chủ thể khác nhau trong khu vực NH phục vụ. Cũng như doanh nghiệp phi tài chính, thì mục tiêu cơ bản của quản trị NH là tối đa hóa giá trị đầu tư của chủ sở hữu trong NH.

Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, Các NH phải gánh chịu những rui ro đáng kể để có được lợi nhuận. Để Xác định xem hoạt động kinh doanh của NH có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không thì cần phân tích lợi nhuận và rủi ro. Mặc dù, NH không thể thay đổi kết quả hoạt động đã qua, nhưng qua đánh giá kết quả hoạt động này là bước dầu tiên cần thiết cho việc lập kế hoạch trong tương lai.

Như xu thế phát triển hiện nay của cả nước nói chung và Thành Phố Cần Thơ nói riêng, hoạt động của các NH đang có sự cạnh tranh gay gắt với nhau, vì thế nếu không có sự phân tích và hoạch định chiến lược phù hợp thì có thể làm lệch hướng dẫn đến thất bại.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Phân tích khái quát tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của NH thông qua các số liệu, bảng cân đối, bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể là các chỉ số: Thu nhập, lợi nhuận, chi phi, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời. - Trên cơ sơ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro giúp cải thiện và nâng cao khả năng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cể LIấN QUAN (1) Tài liệu thứ nhất

Một số khái niệm cơ bản (1) Ngân hàng thương mại ( NHTM)

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. (3) Tổng chi phí: là các khoản chi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các khoản chi này bao gồm chi phí kinh doanh, nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi nhân viên và các chi phí khác. + Rủi ro thanh khoản là rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả theo yêu cầu của hoạt động thanh toán, hoặc không có khả năng đáp ứng những yêu cầu tín dụng chính đáng của khách hàng.

Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến việc tổn thất về tài sản hoặc giảm thấp thu nhập của ngân hàng. + Do ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong huy động vốn và cho vay, cụ thể như ngân hàng huy động với lãi suất cố định nhưng cho vay với lãi suất biến đổi thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm. Các ngân hàng luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay như: sàng lọc, giám sát khách hàng cho vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các mức tín dụng, tài sản thế chấp,…….

Rủi ro vốn chủ sở hữu của ngân hàng cho thấy bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảm trước khi vị trí của những người ký thác và các chủ nợ bị đặt vào thế nguy hiểm, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp cho khoản tiền gửi vào ngân hàng khi gặp rủi ro trong hoạt động.

Tài chính

    Ngược lại, ngân hàng huy động với lãi suất biến đổi và cho vay với lãi suất cố định, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng. Là rủi ro trong quá trình cho vay của ngân hàng được biểu hiện trong trường hợp khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. Tài chính là những biểu hiện kinh tế dưới dạng giá trị (quan hệ kinh tế), phát sinh trong quá trình hình thành các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho nhà nước.

    Tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động vốn, sử dụng và phân phối vốn trong quá trình kinh doanh. Phân tích tài chính là quá trình chọn lọc, tìm hiểu tương quan và thẩm định các dữ liệu trong báo cáo tài chính, việc đầu tiên là chọn lọc những dữ kiện vì đây là việc đầu tiên cần làm để chọn ra những dữ liệu quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả cần phải phân tích trong tổng số dữ kiện đã có. Phân tích tài chính thường có mục đích giải quyết cho những vấn đề có thể liên quan đến khả năng thanh toán, sự vững chắc và mức sinh lời.

    Phân tích tài chính có thể được hiểu là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính của quá khứ và hiện hành, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm năng cho tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá Ngân hàng một cách chính xác.

    Các nội dung phân tích chủ yếu

      Tuy nhiên dưới góc độ tài chính thì lợi nhuận biểu hiện kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong một thời gian nhất định. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính nhằm đo lường tình trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thông tin cho bên thứ ba có liên quan về lợi ích kinh tế với Ngân hàng. Tình hình tài chính của Ngân hàng chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh toán như Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa Ngân hàng đến chỗ không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đến hạn, hạn chế sự phát triển kinh doanh, không cho phép Ngân hàng tận dụng được những cơ hội thuận lợi, uy tín của Ngân hàng bị hạ thấp.

      (2) Phân tích khả năng sinh lời. a) Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Khả năng thanh. Tiền mặt tại quỹ + tiền gửi Các khoản nợ đến hạn trả. Lợi nhuận ròng Tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của ngân hàng là như thế nào. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cho người phân tích thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. Đồng thời hệ số này cũng phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản có. ROA cao khẳng định hiệu qủa kinh doanh tốt, Ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản có trước sự biến động của nền kinh tế. Nhưng nếu ROA quá cao cũng là vấn đề cần phải quan tâm vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. b) Lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE). Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu là như thế nào. Nó đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn tự có và đo lường khả năng lành mạnh của Ngân hàng. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, Ngân hàng đã huy động vốn nhiều để cho vay. c) Tỷ suất lợi nhuận. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này không hiệu quả. Để Ngân hàng hoạt động ổn định và kinh doanh có hiệu quả, việc phân tích các rủi ro trong kinh doanh và xây dựng các phương pháp phòng ngừa rủi ro là hết sức cần thiết, việc đánh giá này là bước đầu tiên cần thiết cho việc lập kế hoạch hoạt động trong tương lai.

      Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến, là một sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.