MỤC LỤC
Các thành tạo Kainozoi phủ trên đá móng không đồng nhất là trầm tích có tuổi từ Paleogen đến Đệ Tứ. Đó là các tập cát kết có dạng thấu kính phức tạp gồm cát kết màu xám, hạt độ từ trung bình đến mịn, độ chọn lựa tốt, độ rỗng biến đổi từ 10-20%, tầng phản xạ 11 trùng với nóc điệp Trà Cú. Ở nhiều giếng có các vỉa và đai cơ đá bazơ gốc núi lửa: tuff, bazan, andesit,… có chiều dày tới 20m có các vỉa than mỏng.
Cỏt kết thạch anh màu xỏm sỏng, hạt độ từ nhỏ đến trung bỡnh, dộ lựa chọn trung bình, được gắn kết chủ yếu bằng ximăng sét, kaolinit, lẫn với ít cacbonat. • Phụ điệp Bạch Hổ trên: Phần dưới của phụ điệp này là những lớp cát hạt nhỏ với những lớp bột rất mỏng. Gồm chủ yếu các lớp các kết acco xen không đều và sét bột kết, còn có các lớp mỏng sỏi, sét vôi kẹp các lớp than nâu.
Gồm cát kết thạch anh xen lớp sỏi và sét, sét bột kết các lớp mỏng vôi, thấu kính than thuộc môi trường biển nông, ven bờ. Thành phần thạch học chủ yếu là cát thô, sỏi xen kẽ các lớp mỏng bột nhiều Foraminifera, môi trường biển nông, dày từ 650m-700m, không chứa dầu.
Phía Bắc ngăn cách bằng đứt gãy thuận số IX, có phương kinh tuyến và hướng đổ bề mặt quay về hướng Tây Bắc. Các phá hủy chéo IIIa, IIIb, IV làm cho cánh Đông của vòm bị phá hủy thành một loạt khối dạng bậc thang lún ở phía Nam. Cánh Đông và vòm của nếp uốn bị chia cắt thành nhiều khối bởi một loạt các đứt gãy thuận VI, VII, VIII có phương chéo đổ về hướng Đông Nam tạo thành dạng địa hào, dạng bậc thang.
Phần nghiêng xoay của cấu tạo bị phân chia ra nhiều khối riêng biệt bởi các đứt gãy thuận á vĩ tuyến số V. Tại đây phát hiện một vòm nâng cách giếng khoan 15 khoảng 750m về phía Bắc, đỉnh vòm thấp hơn vòm Trung Tâm 950m. Số lượng đứt gãy, biên độ và mức độ liên tục của chúng giảm dần từ dưới lên trên và hầu như mất đi ở Mioxen trên.
• Tầng cấu trúc trước Đệ Tam được thành tạo bởi các đá biến chất, phun trào và đá xâm nhập có tuổi khác nhau. Chúng đã trãi qua những giai đoạn hoạt động kiến tạo, hoạt hóa macma vào cuối Mezozoi gây ra sự biến dị mạnh, bị nhiều đứt gãy với biên độ lớn phá hủy đồng thời cũng bị nhiều pha Granitoit xâm nhập. Phân biệt với tầng cấu trúc dưới bằng bất chỉnh hợp nằm trên móng phong hóa, bào mòn mạnh và với phụ tầng trên bằng bất chỉnh hợp Oligoxen-Mioxen.
Trên tập trầm tích cuối cùng là tập trầm tích có phạm vi mở rộng đáng kể tương đương với trầm tích điệp Trà Tân chủ yếu là sét, bột được tích tụ trong điều kiện sông hồ châu thổ. ∗ Phụ tầng cấu trúc thư ba: gồm trầm tích của hệ tầng Biển Đông có tuổi từ Plioxen đến hiện nay, có cấu trúc đơn giản, phân lớp đơn điệu hầu như nằm ngang. So sánh các phụ tầng cấu trúc cho thấy không có sự tương quan hài hòa, sự kế thừa tuần tự của các tầng cấu trúc.
Phụ tầng cấu trúc thứ nhất được bắt đầu bởi trầm tích được tích tụ theo kiểu lấp đầy trên địa hình cổ của tầng cấu trúc trước Kainozoi. Sau đó được mở rộng ra và có sự thay đổi trầm tích lớn hơn, tích tụ trong điều kiện môi trường ven bờ, châu thổ. Phụ tầng cấu trúc thứ hai có chiều dày lớn và cú sự thay đổi bỡnh đồ cấu trỳc rừ rệt, ở phần dưới cũn tồn tại nếp uốn cũng như đứt gãy.
Tiếp sau thời kỳ tỏch gión Oligoxen là giai đoạn sụt lỳn oằn vừng mang tính chất khu vực xảy ra trên toàn bộ bồn trầm tích trong đó có mỏ Bạch Hổ. Hoạt động đứt gãy giảm dần, biển tiến theo hướng Đông Bắc-Tây Nam thành tạo các tập sét hạt mịn, điển hình là tập sét Rotalit tạo tầng chắn của mỏ. Hiện tượng tỏi hoạt động trong quỏ trỡnh oằn vừng của thời kỳ này của cỏc đứt góy là nguyờn nhân cơ bản thúc đẩy quá trình dịch chuyển Hydrocacbon vào bẫy.
Do ảnh hưởng của quá trình biển tiến toàn bộ khu vực, tạo trầm tích có chiều dày lớn, có tính ổn định gần như nằm ngang trên các thành tạo trước.
Phương trình cân bằng vật chất tổng quát đề cập trong bài khóa luận này gọi là phương trình Schilthuis, công bố vào năm 1935. Từ lâu, phương trình Schilthuis đã được các nhà địa chất xem như là một công cụ cơ bản để tính trữ lượng và dự đoán trạng thái vỉa. Phương pháp cân bằng vật chất được áp dụng khi mỏ hoặc vỉa đã được khai thác một thời gian, đã có đủ số liệu về áp suất và khai thác để xác định chắc chắn lượng Hidrocacbon ban đầu.
Đây là phương pháp động được dùng để tính toán trữ lượng dầu khí trong các điều kiện địa chất phức tạp và đa dạng nhất. Nó cho phép nghiên cứu hoạt động của thân khoáng dưới mọi biểu hiện đặc điểm khác nhau, hiểu một cách sâu sắc các quá trình xảy ra trong thân khoáng, xác định trữ lượng trong cân đối, thấy trước khả năng thay đổi các điều kiện khai thác tự nhiên và nhân tạo, đánh giá mức độ nhả dầu cuối cùng. Phương pháp cân bằng vật chất được xây dựng dựa trên cơ sở định luật bảo tồn vật chất; điều đó đảm bảo cho phương pháp có một quan điểm khoa học vững chắc.
Phát biểu như sau: “lượng Hidrocacbon có trong thân khoáng ban đầu trước khi khai thác thì bằng lượng Hidrocacbon đã được khai thác cộng với lượng Hidrocacbon còn lại trong thân khoáng tính đến một ngày nào đó”. Hay nói cách khác: “Tổng lượng Hidrocacbon đã khai thác và lượng Hidrocacbon còn lại trong thân khoáng đối với một thân khoáng cụ thể là một đại lượng không đổi ở bất kỳ thời điểm nào”. Khi khai thác vỉa (một lượng chất lưu được lấy đi), trạng thái cân bằng ban đầu bị phá vỡ, một trạng thái cân bằng mới được thành lập biểu hiện bằng sự thay đổi áp suất vỉa.
Do đó, phương trình cân bằng vật chất được dùng để xác định mối tương quan giữa lượng vật chất thu hồi và lượng vật chất bị biến đổi trong mỏ tại một thời điểm nào đóù. Như vậy có các thông số tham gia vào phương trình cân bằng vật chất tổng Lượng Hidrocacbon. TỔNG LƯỢNG THU HỒI = TỔNG CÁC SỰ THAY ĐỔI THỂ TÍCH CHẤT LƯU Lượng Hidrocacbon.
N Thể tích dầu (d) ban đầu trong vỉ STB Dầu Np Thể tích d khai thác cộng dồn STB Boi Hệ số thể tích thành hệ d ban đầu bbl/STB Bo Hệ số thể tích thành hệ d áp, suất đang xét bbl/STB. Bgi Hệ số thể tích thành hệ k ban đầu bbl/STB Bg Hệ số thể tích thành hệ k, áp suất đang xét bbl/STB. W Thể tích nước ban đầu trong vỉa bbl Wp Thể tích nước khai thác cộng dồn STB We Thể tích nước xâm nhập vào vỉa bbl Nước Bw Hệ số thể tích thành hệ nước bbl/STB Cw Hệ số nén đẳng nhiệt nước Psi.
Thân dầu là thân dầu không có mũ khí với áp suất vỉa trung bình trong móng cao hơn áp suất bão hòa của hệ hydrocacbon. Trong những năm đầu ta khai thác dầu dưới chế độ tự phun và thu được dầu không lẫn nước. Sau một thời gian khai thác, áp suất đáy giếng giảm xuống gần áp suất bão hòa.