MỤC LỤC
Các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; Vụ Tài chính, tiền tệ; Tổng cục thống kê; Cục phát triển doanh nghiệp; Vụ Kinh tế đối ngoại; Vụ Kinh tế dịch vụ; Cục Đầu tư nước ngoài; Vụ Quản lý các khu kinh tế; Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư; Cục Quản lý đấu thầu; Vụ Kinh tế công nghiệp; Vụ Kinh tế nông nghiệp; Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị; Vụ Lao động, Văn hóa, Xã hội; Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường; Vụ Quốc phòng - An ninh; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác xã; Thanh tra Bộ; Vụ Quản lý quy hoạch, Vụ Thi đua - khen thưởng. Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH; về đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương; về khu công nghiệp, khu chế xuất; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
- Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút FDI bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. - Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chú trọng hơn vào việc thu hút đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn đa quốc gia có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU… để thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo thêm việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đạt được kết quả nêu trên là do tỉnh đã thuyết phục các nhà đầu tư bằng chính sách “Trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển đầu tư; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh và kiến nghị kịp thời lên TW giải quyết những ách tắc thuộc về cơ chế chung; hướng dẫn chi tiết các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài về các thủ tục thành lập, đăng kí kinh doanh một cách công khai, nhanh chóng và thuận lợi, tạo được sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn nữa, UBND tỉnh Bình Dương một mặt tạo các điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả; kiến nghị nhà nước khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng, ổn định cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; mặt khác giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà cho doanh nghiệp; đẩy nhanh thời gian xem xét cấp giấy phép đầu tư dưới 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của tỉnh và dưới 20 ngày đối với các dự án cần xin ý kiến của các Bộ, Ngành TW, các nhà đầu tư chỉ phải nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp phép đầu tư theo quy định của Chính phủ; quy định cho nhà đầu tư phải có trách nhiệm quan tâm chăm lo đời sống của công nhân lao động theo đúng quy định của pháp luật; tập trung đào tạo nghề, ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động, đồng thời giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động xảy ra, xử lý nghiêm các trường hợp xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người lao động.
Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm… Đại học Đà Nẵng còn hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand… trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này. Hành lang kinh tế Đông - Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hoá hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đến Đà Nẵng du khách còn có dịp đến với một vùng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử như bảo tàng Chăm, bảo tàng duy nhất ở Đông Nam Á lưu giữ di sản văn hóa Chăm pa độc đáo với hơn 400 tác phẩm điêu khắc nguyên bản được sáng tạo trong giai đoạn từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XV và các chứng tích mang đậm truyền thống anh hùng của nhân dân thành phố trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc như Thành Điện Hải, Bảo tàng Tổng hợp….
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của miền Trung và của cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục tăng và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang… Tốc độ tăng GDP bình quân trong bốn năm 2001 - 2005 đạt 13%, riêng năm 2005 là 14%.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là thủy sản, săm lốp cao su, dệt may, giày da, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… Công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm, hiện đang được thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của thành phố. Từ năm 1990, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ (lúc này thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quãng Nam Đà Nẵng) thu hút được 4 dự án mới mới tổng vốn đầu tư 3.169.000 USD, các dự án này được đầu tư chủ yếu từ Liên Xô và tập trung vào ngành sản xuất nguyên liệu dầu cù là, dầu cao, sản xuất gỗ… Những năm sau đó, tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã tăng lên, việc thu hút các dự án đầu tư với vốn lớn, ngành nghề đa dạng hơn, thu hút, sử dụng nhiều lao động, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chúng ta cũng chú trọng đến thu hút các dự án liên quan đến du. Năm 1997 đến năm 2000 (theo dừi bảng 5) dũng đầu tư FDI cũn chậm và cú xu hướng giảm, do các doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tâm lý sợ rủi ro vẫn còn; mặt khác, nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, các nhà đầu tư Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn còn tâm lý e ngại thị.
Tuy nhiên, năm 2000, điểm cuối của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Châu Á, đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu khôi phục và sự nổ lực cải cách mạnh mẽ về cơ chế chính sách, môi trường đầu tư của Chính phủ và các cấp địa phương, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng đã có những bước chuyển biến tích cực hơn trước và có nhiều kết quả rất khả quan.