Quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài vào du lịch tại Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC

Khái niệm, các hình thức và vai trò của ngành du lịch

Theo Luật Du lịch 2005, “Du lịch” là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.  Do lịch sử phát triển du lịch còn khá mới mẻ, tại Bình Thuận hiện nay hầu như chỉ mới phát triển vài loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, còn các hình thức du lịch khác còn rất ít ỏi.

Các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đầu tư đổ vào các địa phương

Mức độ phát triển kinh tế ngày càng cao không chỉ thể hiện các hoạt động kinh tế tốt và sức mua của thị trường ngày càng lớn mà còn bao hàm cả năng suất lao động, chất lượng lao động, công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất hạ tầng tốt và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện. Trong tình hình hiện nay của các tỉnh có ngân sách eo hẹp, việc đầu tư cho các nguồn lực truyền thống (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực..) khó khăn và cần thời gian dài; thì việc xem thể chế chính sách như một nguồn lực để phát triển là một lợi thế cứu cánh.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

- Bộ Tài chính sẽ chuyển dự án chi tiết cùng với các ý kiến của các Bộ khác cho Ủy ban xem xét khuyến khích vốn của nước ngoài (Foreign Capital Inducement Deliberation Commitee – FCIDC) hay Ủy ban xem xét dự án vốn của nước ngoài (Foreign Capital Project Review Committe – FCPRC). Ví dụ: nếu như dụ án nào được coi là gắn liền với các vấn đề của quốc gia như: phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội hay tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế; Bộ Tài chính có quyền thông qua các dự án này ngay cả khi dự án đó không được đề cập trong hướng dẫn chung.

Kinh ngh iệm của một số tỉnh thành trong nước

Theo đó, nhà đầu tư được tỉnh hỗ trợ 100% thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp (phần ngân sách tỉnh được hưởng) kể từ khi có thu nhập chịu thuế trong 4 - 8 năm tùy thuộc vào địa bàn, ngành nghề đầu tư…; miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị, chạy thử và tạm ngừng sản xuất, các dự án đầu tư vào khu du lịch Bạch Mã, huyện Nam Đông và huyện A Lưới được miễn thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án. Hiện tỉnh đang cố gắng phát triển mạnh ngành du lịch dịch vụ, bằng nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch lữ hành, nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử, danh thắng; đầu tư các khu giải trí, các khách sạn, nhà hàng có chất lượng cao để phục vụ khách du lịch; tập trung đầu tư, khai thác, phát huy có hiệu quả khu du lịch trọng điểm của tỉnh; gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với con đường Di sản khu vực Miền Trung.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Bình Thuận nằm ở vùng nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam nên khí hậu nóng, khô hạn, có nhiếu nắng và gió, mùa khô kéo dài 6 tháng. Đặc điểm địa hình cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực đầu tư phát triển ngành du lịch.

Tình hình kinh tế xã hội

Trong thời gian qua, tỷ trọng khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sản liên tục giảm, trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng đáng kể. Cũng chính nhờ tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh kế này đã kéo theo sự tăng trưởng rất nhanh chóng của nền kinh tế tỉnh, nâng cao mức sống người dân và thu nhập bình quân đầu người.

Tiềm năng

Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu được khôi phục lại như sản xuất hàng mây tre, lá buông, cây dừa… Hiện có các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Phan Thiết (68 ha), các Khu công nghiệp đang triển khai như: Khu công nghiệp Hàm Kiệm (579 ha), Khu công nghiệp dầu khí Sơn Mỹ (4.000ha), Khu công nghiệp Tân Đức (2.250 ha). Năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời là một bước ngoặc quan trọng cho việc hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam và thế giới.Từ đó đến nay Luật này đã nhiều lần được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế (vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000) và đã được cộng đồng đầu tư thế giới đánh giá là một luật đầu tư nước ngoài hấp dẫn, thông thoáng trong khu vực.

Quy trình QLNN đối với một dự án FDI về lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận

Giai đoạn đầu tiên cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào bất kỳ một lĩnh vực nào nói chung cũng như lĩnh vực du lịch nói riêng là Chính quyền địa phương phải xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ cụ thể để giới thiệu, vận động kêu gọi đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án đối với các dự án đầu tư vào tỉnh (đối với loại dự án thuộc quy trình đăng ký cấp Giấy phép đầu tư) hoặc tổ chức thẩm định (đối với hồ sơ dự án thẩm định xin cấp Giấy phép đầu tư) và báo cáo kết quả trình UBND Tỉnh xem xét quyết định cấp Giấy phép đầu tư hoặc trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xét cấp Giấy phép đầu tư.

Thực trạng quản lý nhà nước về FDI trong lĩnh vực tại Bình Thuận

    Về thủ tục đăng ký đầu tư: Để rút ngắn thời gian kể từ khi Nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư đến khi được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào khảo sát, chọn địa điểm thuận lợi để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và tại các khu quy hoạch phát triển các lĩnh vực du lịch nói riêng,…. Do qui hoạch sử dụng đất ven biền có rừng phòng hộ ven biển nên UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dịch chuyển đất lâm nghiệp có dự án du lịch ra khỏi qui hoạch 3 loại rừng để Nhà đầu tư khai thác được qũy đất dự án đầu tư các hạng mục công trình với tỷ lệ từ 25- 35% (vì nếu trong qui hoạch 3 loại rừng thì diện tích xây dựng chỉ được phép không quá 15%).

    Cơ hội

    − Một số nhà đầu tư thiếu năng lực tài chính hoặc không có thiện chí đầu tư, có biểu hiện chờ cơ hội để sang nhượng, chờ đợi các dự án trong khu vực cùng triển khai, nhìn nhau và xây dựng cầm chừng đối phó (xây dựng không đồng đều triển khai một số hạng mục rồi dừng hoặc chỉ có 4-5 công nhân thi công). Du lịch Việt Nam hiện nay đang hội nhập mạnh mẽ với du lịch khu vực và quốc tế, thông qua các cam kết về du lịch đa phương và song phương, trong tổ chức du lịch thế giới (WTO) và của khu vực (PATA, ASEANTA..).

    Thách thức

    Mục đích tiếp nhận đầu tư của tỉnh Bình Thuận cũng như các tỉnh khác trong cả nước, đó là tiếp nhận thêm vốn để khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, vị trí kinh tế thuận lợi nhằm tăng tốc độ phát triển của tỉnh; góp phần tác động làm thay đổi nền kinh tế của tỉnh theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Đồng thời cũng nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh, kích thích các thành phần kinh tế trong nước năng động, hoàn thiện, đổi mới, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các quốc gia tiên tiến để tồn tại và phát triển.

    Phương hướng chung

    Để phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, tỉnh cũng đã đề ra các phương hướng cho việc thu hút đầu tư: Phấn đấu đạt tốc độ phát triển kinh tế cao, nâng cao hơn chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; cải thiện tốt môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nhiều hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư. - Từ nay đến 2010, tập trung xây dựng được từ hai đến ba khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại hình kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại, với nhiều hình thức vui chơi giải trí độc đáo, hấp dẫn để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các thành phần khách khác nhau và theo hướng đảm bảo cân đối giữa phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

    HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
    HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

    Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh

    Ví dụ như tỉnh Hà Tây ở đồng bằng sông Hồng và tỉnh Vĩnh Long ở đồng bằng sông Cửu Long đều có khoảng 700 doanh nghiệp đang chính thức hoạt động mặc dù so với Vĩnh Long, Hà Tây thuận lợi hơn nhiều vì chỉ cách trung tâm Hà Nội 30 phút đi xe, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hơn và còn có lực lượng lao động có trình độ học vấn cao hơn. Có thể thấy rằng đó là những phương pháp rất cần thiết nhưng trong điều kiện một nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ngân sách eo hẹp thì những phương pháp này tỏ ra kém khả thi và lại cần phải có thời gian khá dài mới thực hiện được; nói cách khác, tại các tỉnh có mức cạnh tranh thấp, những nỗ lực cải thiện về các điều kiện truyền thống có tác động không đáng kể đối với sự thịnh vượng.

    Tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đang triển khai

    Trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi về chính sách giá, chính sách đền bù cho các hộ dân nhưng các Sở, ngành chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện đến các cơ quan chức năng thực hiện đền bù, giải tỏa làm cho các cơ quan này lúng túng và bị động khi hiệp thương đền bù với dân (thường thì dân đòi áp giá cao nhất, chủ đầu tư thì muốn áp giá tại thời điểm thu hồi đất). Theo quy định, hàng tháng, các các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, Thị xã và Thành phố phải có cáo báo bằng văn bản tình hình phát sinh trong tháng (tiến độ triển khai, giải quyết hồ sơ thuê đất, giao đất, xin giấy phép xây dựng…) gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.