MỤC LỤC
- Qua quỏ trỡnh thực tập, cú thể so sỏnh, hiểu rừ hơn về nghiệp vụ, cỏch hạch toỏn đối với từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt so với lý thuyết được học. - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại ngân hàng và đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán.
Khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, chủ tài khoản phải chấp hành những quy định và hướng dẫn của Ngân hàng về việc lập những giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở Ngân hàng.Trên các giấy tờ thanh toán dấu và chữ ký phải đúng mẫu đã đăng ký tại Ngân hàng. Chính sách về kế toán không dùng tiền mặt phải tuân thủ các qui định chung trên cơ sở vận dụng một cách phù hợp với điều kiện cụ thể ngân hàng như vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, đề ra những phương pháp cụ thể mà kế toán cần phải thực hiện một cách nhất quán trong quá trình cung cấp thông tin.
Toàn bộ hệ thống mạng lưới trụ sở giao dịch kiêm kho từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch đều khang trang hiện đại, được thiết kế qui chuẩn mang thương hiệu Vietinbank, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với những kết quả đạt dược, VietinBank xứng đang nhận được nhiều giải thưởng lớn như: giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” cho sản phẩm thanh toán điện tử năm 2003, giải thưởng ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế 2003-2004 với tỷ lệ STP cao” do Citigroup trao tặng và giải thưởng. Xây dựng Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam thành Tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt đông ra thế giới.
Phát huy mạnh mẽ tính chất kinh doanh đa dạng của một Ngân hàng thương mại đa năng, không chỉ đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến công nghiệp tại các khu công nghiệp, đô thị, mà chi nhánh còn rất chú trọng đến các chương trình cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp và vận tải. Tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán hạch toán tại đơn vị theo chế độ kế toán Việt Nam, tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ mọi biến động tài sản, phân tích hoạt động kinh tế trong Ngân hàng, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán.
Ký tự 2, 3, 4: được đánh số theo lựa chọn phù hợp với từng loại tài sản trong khoảng 001 đến 999 dựng để phản ỏnh, theo dừi tổng hợp cỏc giao dịch của KH theo nhóm sản phẩm dịch vụ tương ứng trong hệ thống. - Nhóm tài khoản được thiết kế độc lập với tài khoản sổ cái được phát sinh từ module tiền gửi và cho vay. Ký tự cuối cùng “8” Là số để hệ thống kiểm tra tính đúng đắn của TK 1.3 Sự kết nối giữa tài khoản giao dịch KH với TK sổ cái.
Cỏc TK chi tiết được mở và theo dừi trờn từng ứng dụng hệ thống Incas sẽ quản lý chi tiết từng bút toán hạch toán của từng giao dịch vào từng tài khoản. Dựa vào một hoặc nhiều tài khoản sổ cái được kết nối, chương trình tự cập nhật, chuyển đổi tương ứng từ tài khoản sổ cái (TK cấp 4) về tài khoản cấp 3 mà NHNN đã.
Do trong trường hợp này khác chi nhánh, khác địa phương nhưng có chi nhánh của NH TMCP CT ở địa phương nên GDV chỉ cần chuyển qua chi nhánh NH TMCP CT - HCM, chi nhánh sẽ chuyển tiếp cho ngân hàng hưởng, thu phí chuyển tiền 0.07%, tối thiểu là 30.000 đ. Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động trong hệ thống Incas - Tại NH TMCP Công Thương chi nhánh An Giang, việc thanh toán bù trừ phát sinh khi KH dùng Lệnh chi để thanh toán tiền cho đối tác của mình có tài khoản ở một ngân hàng khác. • Trên lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử phải có đủ chữ ký điện tử của những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên chứng từ (Phó Giám đốc, trưởng phòng kế toán, KSV, kế toán viên thanh toán bù trừ).
Ngân hàng gửi lệnh: Ngân hàng TMCP Công Thương CN Đồng Tháp Ngân hàng nhận lệnh: Ngân hàng TMCP Công Thương CN An Giang Người gửi: DNTN Vĩnh Anh (có tài khoản tại NH TMCP CT Đồng Tháp) Người hưởng: XN nuôi trồng thủy sản- CN AG (có TK tại NHNT-AG) Số tiền 45.000.000 đồng. Sau khi các lệnh thanh toán của Ngân hàng chủ trì chuyển đến, kế toán bù trừ in 2 liên (1 liên ngân hàng giữ lại, 1 liên đưa khách hàng) cùng với bảng kết quả thanh toán bù trừ sau đó kiểm tra các thông tin của lệnh thanh toán và bảng kết quả thanh toán bù trừ, nếu không có gi sai sót thì xử lý hạch toán các lệnh thanh toán nhận về đồng thời in điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ do ngân hàng chủ trì gửi đến.
- Hệ thống liên hàng tự động còn sử dụng để thực hiện các giao dịch do khách hàng nộp tiền vào TK tiền gửi của chi nhánh khác, khác hệ thống hay khác địa phương.
Hiện tại NH TMCP Công Thương Việt Nam đang áp dụng phần mềm Core banking, chương trình BDS - kênh phân phối giao dịch trực tiếp của hệ thống Incas (Incombank advanced system) nhằm xỏc định rừ trỏch nhiệm, quyền hạn của cỏc cỏ nhân trong quá trình thực hiện giao dịch, và chương trình Isapp dùng để hỗ trợ in chứng từ. Khi KSV phải kiểm duyệt những món bù trừ, và đối với những món khá lớn phải trình ký với cấp trên, hằng ngày KSV phải kiểm tra còn món nào của ngày hôm trước giao dịch không thành công trước bị treo lại không nên công việc của KSV khá nhiều, kế toán trưởng thường phải họp với Ban lãnh đạo nên thường dẫn đến tình trạng không người duyệt hoặc phê duyệt chậm, GDV phải đợi đến lúc chứng từ được phê duyệt mới thực hiện được giao dịch kế tiếp, KH đợi cho đến khi chứng từ của KH trước được phê duyệt và trả lại mới đến lượt mình được giao dịch. - Hai là, vì lượng tiền mặt được tồn quỹ tại quầy của GDV với một mức ấn định nên những lúc có món chi lớn mà KH không đăng ký trước mà trong quỹ không đủ tiền để chi hoặc thu vào với những món lớn thì GDV phải ngưng phần giao dịch với KH, điều chuyển quỹ và in chứng từ Giấy đề nghị điều chuyển quỹ chuyển cho phòng Tiền tệ- kho quỹ và giao cho thủ quỹ nhận tiền và kiểm đếm.
Thêm vào đó, khi cần thanh toán những món tiền lớn, với tâm lý tìm đến trụ sở chi nhánh sẽ có thể được đáp ứng ngay nên lượng giao dịch với số lượng tiền mặt lớn rất nhiều vào mỗi ngày là không thể tránh khỏi, nếu áp dụng mô hình giao dịch một cửa đối với trụ sở chi nhánh sẽ kéo dài thời gian chờ đợi của KH. Việc cung cấp dịch vụ trong thời gian qua còn hạn chế, quy mô dịch vụ nhỏ, chất lượng không cao, chưa liên kết được với tất cả các NH tại địa phương về việc sử dụng máy POS, chưa mở rộng được các đơn vị chấp nhận cho KH sử dụng thẻ để thanh toán, hoạt động Marketing còn hạn chế, đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu là các CB-CNV, một số tổ chức kinh tế….
-Về trang bị cơ sở vật chất là một vấn đề khá quan trọng trong công tác kế toán, vì hầu hết các giao dịch xảy ra đều được thực hiện trên máy và các chứng từ thường xuyên được in ra nên thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống máy tính và máy in. Ngoài ra, cũng nên kiến nghị với NH TMCP CT VN cải thiện những lỗi phần mềm và cài thêm chương trình in thông tin của KH trên sổ séc để giảm bớt thời gian và sai sót do GDV phải ghi tay từng tờ trên sổ séc mà KH cũng không phải đợi đến ngày hôm sau mới có thể lấy séc. NH cũng nên nâng cấp máy trạm Mosiac vì chương trình này thường xuyên bị lỗi gây gián đoạn việc giao dịch và kiểm tra thông tin cho KH mà chương trình chỉ được cài duy nhất tại máy của kế toán thẻ.
-Về trình độ nghiệp vụ: đối với những mảng cần có sự chuyên sâu như kế toán bù trừ, kế toán thẻ, hoặc chứng khoán NH nên có những khóa đào tạo ngắn hạn dành cho GDV trước khi NH chuyển GDV làm những mảng đó, và cũng nhằm tạo điều kiện để nhân viên mới có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ thâm niên trong việc xử lý nghiệp vụ và hạch toán trước khi tự giao dịch với KH tại quầy. NH có thể kiểm tra nghiệp vụ của GDV bằng cách thay đổi vị trí cũng như những mảng khác nhau của các GDV và cũng để GDV có thể học hỏi lẫn nhau, nhưng nên thông báo trước khi đổi vị trí khoảng 2 ngày để các GDV có thể tìm hiểu thêm về vị trí mới của mình.