Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ 2000 đến nay: Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển

MỤC LỤC

Đối với ngân hàng

Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn… hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng hiệu quả hơn. Hầu hết mọi giao dich thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán

Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, thẻ được sử dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ những tiện ích thiết thực mà nó đem lại cho những đối tượng liên quan trực tiếp: chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng. Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả, giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó.

NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ I. Các chủ thể tham gia

Nghiệp vụ phát hành thẻ 1. Cơ sở pháp lý

    Thông thường, thẻ tín dụng được phát hành cho các đối tượng cá nhân là người bản xứ hoặc người nước ngoài có đầy đủ tư cách, quyền và nghĩa vụ công dân (thường là từ 18 tuổi trở lên), sống và làm việc hợp pháp tại quốc gia phát hành thẻ, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu NHTM cho cá nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán của chính tổ chức đó (đối với thẻ công ty); nếu là thẻ cá nhân thì cá nhân đó phải có thu nhập ổn định hoặc phải có tiền ký quỹ, chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại ngân hàng theo chế độ tín dụng thẻ. Cá nhân, tổ chức có yêu cầu sử dụng thẻ phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm: Giấy yêu cầu sử dụng thẻ cho cá nhân hoặc công ty, hợp đồng sử dụng thẻ, bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu, xác nhận của cơ quan về thu nhập và thời gian công tác, các giấy tờ về thế chấp và bảo lãnh khác.

    Nghiệp vụ thanh toán thẻ

    Việc nhà phát hành thực hiện khiếu kiện giao dịch theo yêu cầu của chủ thẻ (giao dịch chưa được cung ứng, số tiền giao dịch không đúng…) hoặc vì một lý do nào đó (CSCNT không xin cấp phép, thẻ nằm trong danh sách thẻ cấm lưu hành, thẻ hết hạn…) thì gọi là quá trình tra soát và đòi bồi hoàn. Trong khi tra soát, nếu lỗi thuộc về CSCNT thì ngân hàng thanh toán sẽ đòi tiền từ CSCNT hoặc sẽ chấp nhận trả tiền nếu lỗi do ngân hàng thanh toán, hoặc sẽ tái xuất trình lại giao dịch cho NHPH khi có chứng cớ chứng minh giao dịch đòi bòi hoàn của NHPH là không có căn cứ.

    Rủi ro trong kinh doanh thẻ

      Chủ thẻ cũng có thể lợi dụng tính chất thanh toán toàn cầu của thẻ để thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng ở các nước khác nhau bằng chữ ký giả mạo của chủ thẻ và từ chối thanh toán khi bị ngân hàng phát hành đòi tiền. Ngoài ra, khi đã là thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế, các ngân hàng có điều kiện tham gia vào hệ thống xử lý, trao đổi thông tin và quản lý rủi ro trên phạm vi toàn cầu thông qua một hệ thống mạng trực tuyến hoạt động có hiệu quả.

      SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

      Vietcombank - Ngân hàng đi đầu trong kinh doanh thẻ tại Việt Nam Ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng, các ngân hàng

        Là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ đối ngoại ngay từ những ngày đầu thành lập, NHNT Việt Nam luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới và rất chú trọng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các nghiệp vụ về thẻ tín dụng. Mặc dầu thẻ đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm 90 nhưng tới mãi đến tận 19/10/1999 Thống đốc NHNN Việt Nam mới ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ tín dụng và chỉ là tạm thời, còn các quy định liên quan đến hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng, các mức phí áp dụng cho thẻ tín dụng chưa đầy đủ, thống nhất.

        Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại NHNT

        Do vậy, chúng ta cần xem xét những khoản thu của Vietcombank từ hoạt động phát hành bao gồm: Phí thường niên mà chủ thẻ phải trả, lãi suất cho khoản tín dụng thẻ, phí chậm trả, phí interchange phí thu rút tiền mặt và một số khoản phí khác… thể hiện trong báo cáo thu nhập của phòng quả lý thẻ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Đó là các trục trặc về máy móc kỹ thuật ví dụ như việc hỏng máy in thẻ Visa vào quý 3/1999 làm số lượng thẻ Visa giảm đáng kể, khách hàng phải chuyển sang sử dụng MasterCard hoặc dùng thẻ của đối thủ cạnh tranh hay như việc một số khách hàng không nhận được thẻ gửi qua đường bưu điện… Những rủi ro này ít khi xẩy ra và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với những kết quả khả quan mà Vietcombank đạt được từ hoạt động phát hành.

        Bảng 05: Số lượng thẻ phát hành của NHNT 2000-2002
        Bảng 05: Số lượng thẻ phát hành của NHNT 2000-2002

        Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

        Để tạo điều kiện thuận lợi cho các CSCNT trong thanh toán thẻ, những năm gần đây, Vietcombank không ngừng đầu tư công nghệ, tự động hoá quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ bằng việc trang bị cho các CSCNT các loại máy móc tự động mà không phải trả chi phí cho việc sử dụng máy móc này.Trước năm 1996, hầu hết các CSCNT đều sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công – máy cà tay (Imprinter) thì hiện nay 70% số giao dịch thẻ được thực hiện qua các máy thanh toán thẻ tự động EDC, CAT do Vietcombank trang bị (chiếm khoảng 55% số CSCNT). Ngoài ra, bộ phận quản lý rủi ro của Vietcombank cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức thẻ quốc tế, với các ngân hàng thành viên trong và ngoài nước, với Tổ chức Interpol Việt Nam và một số cơ quan chức năng trong điều tra và giải quyết một số vụ việc liên quan đến thẻ giả và giao dịch thẻ giả mạo, bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng, ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ của khách hàng….

        Bảng 09: Hạn mức thanh toán thẻ
        Bảng 09: Hạn mức thanh toán thẻ

        HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

        TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THẺ TẠI VIỆT NAM

        Hiện nay, dân cư các đô thị Việt Nam chiếm khoảng 25 - 30% dân số trong cả nước, trong đó có một tỷ lệ cao những người đang học tập và công tác ở độ tuổi dưới 45 có những kiến thức cơ bản về tin học và khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ. Thẻ thanh toán sẽ không chỉ được sử dụng để rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các dịch vụ ngân hàng khác mà còn có thể sử dụng để gọi điện thoại, sử dụng như chứng minh thư nhân dân… và tiến tới cũng sẽ phát hành loại thẻ liên kết giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp như bưu điện, xăng dầu, hàng không.

        CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

        Tới đây, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tách phòng Quản lý thẻ ra, thành lập Trung tâm thẻ có cơ cấu hạch toán thu nhập, chi phí, lợi nhuận kinh doanh độc lập để nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý thẻ, mở rộng và chuyên môn hoá cho từng bộ phận: phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, quản lý rủi ro.  Củng cố việc phát hành thẻ ATM, đặc biệt là triển khai hệ thống ATM quốc tế – cho phép rút tiền mặt bằng bất cứ loại thẻ nào như thẻ Quốc tế (thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, thẻ Maestro, Visa Plus…) hay thẻ nội địa do các ngân hàng trong nước phát hành.

        CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

          Ngoài ra, những bất cập trong phát hành thẻ cũng cần được nhìn nhận và phải khắc phục những thủ tục phiền hà trong phát hành thẻ tại chi nhánh phát hành như thủ tục tiếp nhận hồ sơ, trong đó có cả đơn xin phát hành có sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh, thủ tục lưu giữ hồ sơ… Quá trình này cần sửa đổi, đơn giản hoá để dễ dàng thuận lợi cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của quá trình thẩm định. Trong điều kiện hiện nay, marketing thẻ nên nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là dân cư ở thành thị gồm những người làm việc trong cơ quan nước ngoài, cơ sở liên doanh, văn phòng đại diện quốc tế đặt trụ sở tại Việt Nam hay những người làm việc trong những ngành có thu nhập cao như dầu khí, bưu điện, hàng không, chủ doanh nghiệp… Đây là những đối tượng có thu nhập cao, ổn định lại hay có điều kiện đi du lịch nước ngoài, công tác trong và ngoài nước, ăn uống ở nhà hàng, nghỉ ở khách sạn… Ngoài ra còn có một bộ phận lớn người nước ngoài là các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài… có nhu cầu chi tiêu thường ngày lớn.