MỤC LỤC
Trải dài từ phía Đông Bắc sang Tây Bắc xuống miền Tây các tỉnh Khu Bốn cũ, các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và tỉnh Bình phước, với tổng số 21 tỉnh bao gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng và Bình Phước. Khu vực Tây Nguyên do có điều kiện tốt hơn về cơ sở, nền sản xuất hàng hóa phát triển hơn nên hoạt động thương mại phát triển hơn các tỉnh phía Bắc, thu hút nhiều tư thương tham gia và nhiều lao động hơn, tổng vốn kinh doanh cao hơn 3,2 lần; doanh thu cao hơn gấp hơn 4 lần và số lượng doanh nghiệp thương mại thuộc tư nhân vượt trội hơn rất nhiều, nhưng doanh nghiệp nhà nước và tập thể lại ít hơn các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt các cụm thương mại ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa hình thành và đi vào hoạt động đã giúp cho việc mua gom hàng hóa nông sản của đồng bào các xã loại II và III đạt kết quả tốt, đồng thời đáp ứng khá đầy đủ các mặt hàng chính sách và mặt hàng thiết yếu với giá cả tương đối ổn định cho các nhu cầu cơ bản.
Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh chưa thực hiện tốt quy định của Nhà nước, như: không đăng ký kinh doanh, đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động hoặc kinh doanh không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, gian lận, kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng, chưa thực hiện đúng và đủ chế độ kế toán, thống kê, vi pham nhiều trong việc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, thiếu tính tự giác chấp hành nghĩa vụ với nhà nước. Từ những tồn tại và khó khăn trong hoạt động kinh doanh hàng hóa của các thương nhân trên địa bàn miền núi, đòi hỏi sự phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cơ bản của thương nhân và giúp họ hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi và các điều kiện kinh doanh, sự tiến bộ trong sản xuất, đời sống kinh tế xã hội, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng trong thực tiễn.
Nhưng về tiềm năng đầu tư rất lớn đem lại hiệu quả kinh doanh cho các nhà đầu tư, và thực tế trong thời gian qua dù có suy giảm so với các năm trước nhưng số lượng các doanh nghiệp được thành lâp và hoạt động trong lĩnh vực này vẫn gia tăng, đặc biệt là xét trong thời gian dài và trong các lĩnh vực dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn luật, tư vấn đào tạo, số lượng các doanh nghiệp mới thành lập tăng rất nhanh. Nhà cung cấp còn thiếu chủ động trong chào bán sản phẩm, cung câp thông tin về sản phẩm của mình tới doanh nghiệp sử dụng thông qua các chiến lược marketing còn kém hiệu quả, các dịch vụ được chào bán còn ít phù hợp hoặc các dịch vụ mà doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tự thực hiện, và chưa thực sự là các giải pháp kinh doanh gắn sát với thực tế của khách hàng, chất lượng dịch vụ chưa cao. Việc mua gom các loại sản phẩm cho người sản xuất không hoàn toàn xuất phát từ chính sách giải quyết đầu ra cho người dân, mà các doanh nghiệp khi đã có các hợp đồng bán hàng hóa mới cử cán bộ đi mua gom hàng hóa, thường tiến hành theo thời vụ và theo các hợp đồng, hoặc theo thương vụ chứ không có các hoạt động thường xuyên trên cơ sở sử dụng các cơ sở mua gom, bảo quản hay sơ chế của mình hoặc thuê.
Đặc biệt là với đặc điểm của tình trạng sản xuất của miền núi là manh mún, nhỏ lẻ, không ổn định, không thuộc các vùng kinh tế tập trung, thì dịch vụ kho dự trữ, bảo quản sơ chế các mặt hàng nông sản, lâm sản đang là nhu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa trên địa bàn miền núi, đặc biệt là với các doanh nghiệp có chức năng mua gom và tiêu thụ sản phẩm. Dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa và kho tàng bến bãi thuộc dịch vụ hậu cần phân phối, cạnh tranh của ngành dịch vụ này cao nên chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao và giá thành của dịch vụ được quyết định bởi thị trường nhiều hơn, tuy vậy các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này còn thiếu sự tinh xảo, nhạy bén và hiệu quả để có thể cạnh tranh trên thị trường.
Để phát triển dịch vụ này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, về mặt bằng, thiết bị, chọn vị trí thuận lợi cho bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, không đòi hỏi quá cao trong việc đào tạo nhân lực … Phải xây dựng được hệ thống kho tàng phù hợp với đặc điểm khác nhau của mỗi loại hàng, và đòi hỏi có sự trợ giúp của nhà nước về vốn, các chính sách liên quan khác. Trong những năm gần đây, nhờ các chủ trương, chính sách và hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội về phát triển kinh tế miền núi nói chung và phát triển thương mại nói riêng, hệ thống thương mại ở các tỉnh miền núi nước ta đã có những thay đổi rất lớn về số lượng, quy mô và chất lượng trong môi trường pháp lý và kinh tế có nhiều thuận lợi. Từ thực tiễn nhu cầu của giới thương nhân trên địa bàn, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nhất là dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hàng hóa đã xuất hiện và hoạt động ngày một nhiều hơn, trong đó một số dịch vụ phát triển tốt và phù hợp với cơ chế thị trường, có tiềm năng phát triển rất lớn, như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ kho dự trữ, bảo quản….
Do đặc thù của miền núi về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hôi, dù đã có những thay đổi đáng kể về bộ mặt kinh tê – xã hội, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập và vấn đề càn giải quyết, các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, nên Nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách, các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, các chính sách thương nghiệp miền núi cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa,. Nhà nước tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại như phát triển đường xá giao thông, kho tàng bến bãi, phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại cụm xã… Các chính sách xã hội như quy hoạch vùng dân cư, nâng cao trình độ dân trí, phát triển làng nghề, hướng dẫn khoa học – kỹ thuật sản xuất và trong làm ăn kinh tế…Kết quả là hoạt động thương mại có được nhiều hỗ trợ và môi trường thuận lợi để phát triển.
Liên quan đến cầu của thị trường, giải pháp chủ yếu tập trung vào tạo điều kiện tiếp cận tốt nhất các dịch vụ này cho các doanh nghiệp, từ đó tạo được thói quen sử dụng hỗ trợ phát triển. - Thừa nhận vai trò chủ lực lực của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh. - Xây dựng các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật cho các doanh nghiệp, như: xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu, phát triển hệ thống thống kê, hỗ trợ điều tra….
- Điều chỉnh lại chính sách thuế với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hàng hóa. - Chủ động hơn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hàng hóa.
Thực hiện trên nguyên tắc phát huy tối đa khả năng tham gia và đóng góp của tất cả cá thành phần kinh tế, giảm thiểu sự tác động của cơ chế quản lý hành chính đến sự phát triển của thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ của nhà nước với miền núi, vùng sâu, vùng xa. + Xây dựng hệ thống chức năng, nhiệm vụ thống nhất, trên cơ sở xoá bỏ các văn bản chồng chéo giữa các cơ quan, xoá bỏ các chức năng không còn phù hợp… Thực hiện phân cấp theo mô hình: Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất. - Phát triển mạng lưới các trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ tổng hợp và cơ sở hạ tầng thương mại cần thiết khác: Miễn hoặc giảm thu tiền sử dụng đất, giao đất để xây các Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp.
Nhà nước và chính quyền địa phương nên chọn một số nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ để hỗ trợ và có chính sách ưu tiên, ưu đãi để họ có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh với giá cả thấp, phù hợp khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thậm chí miễn phí để khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn miền núi sử dụng. Nhà nước cần có chính sách ưu dãi cụ thể, thích hợp về thuế, tài chính tín dụng, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuât… cho các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở khu vực miền núi, để nâng cao vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.