MỤC LỤC
Xuất khẩu thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhờ xuất khẩu thủy sản chúng ta đã có nguồn vốn lớn để tiến hành Công nghiệp hóa- hiện đại hóa thành công, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, đồng thời đổi mới công nghệ sản xuất chế biến, nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu và cải tiến phương thức hoạt động xuất khẩu thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản ngày càng tăng trên thế giới. Xuất khẩu thủy sản lại tập trung ở các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhưng thực trạng xuất khẩu thủy sản hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao về vấn đề chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu, việc xây dựng thương hiệu cho ngành thủy sản, trình độ khoa học công nghệ phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản, trình độ của nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản,… công ty cổ phần thủy sản khu vực I là một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta cũng không nằm ngoài thực trạng trên, đặc biệt là trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu thủy sản công ty còn gặp nhiều vấn đề bức xúc và nổi cộm.
Ở thị trường xuất khẩu hàng hóa, hoạt động mua bán hàng có những nét đặc trưng riêng như: giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hóa phải vận chuyển qua biên giới của các quốc gia khác nhau, phải tuân theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của địa phương. Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản là thị trường xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đã được khai thác, chế biến hoặc đã trải qua những giai đoạn, những quá trình có tính chất công nghiệp.
Sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam hiện nay, nhìn chung đã được nâng cao giá trị hơn so với trước do có những cải tiến cả về khâu nuôi trồng - đánh bắt - chế biến và những lĩnh vực phụ trợ như chế tạo và cung cấp tàu thuyền, cung cấp giống cây trồng chất lượng ngày càng được chú trọng… Vì thế mà chất lượng thuỷ sản đã được nâng lên, đặc biệt khâu chế biến đã làm giảm đi tổn thất hao hụt do thuỷ sản hư hỏng, tăng giá trị dinh dưỡng do tôm cá được chế biến ngay lúc còn tươi sống… Nói chung thuỷ sản Việt Nam có lợi thế trong xuất khẩu, tuy nhiên cần phải chú ý hơn nữa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, về giá trị gia tăng để đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu. Thị trường trao đổi thuỷ sản thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 nước nhập khẩu thuỷ sản, trong đó có nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thuỷ sản như: Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc… Hiện nay, Thái Lan là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu khoảng trên 4 tỷ USD tương đương với 8% kim ngạch thế giới, sau đó là Mỹ, Na –Uy và Trung Quốc…các quốc gia nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới là: Nhật Bản, Mỹ và các nước liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc….
Tuy nhiên trữ lượng thủy sản là có hạn do đó muốn tăng sản lượng khai thác thì cần tăng cường công tác nuôi trồng thủy sản, cần quy hoạch khoanh vùng khai thác, khai thác đúng mùa vụ khi sinh vật biển đã trưởng thành; đồng thời chú ý đến công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Trong khi đó nước ta là nước nông nghiệp, có bề dày lịch sử làm nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành thuỷ sản, nước ta không những có những ngư dân vững tay nghề chèo lái, đánh bắt… mà còn có những lợi thế lớn về điều kiện khí hậu, đất đai như: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có cơ cấu hệ động vật biển phong phú, thuận tiện cho việc nuôi trồng nhiều loại thuỷ hải sản phù hợp với nhiều vùng, lãnh thổ trên thế giới…Với các lợi thế hơn các nước khác như thế thì sao ta không tận dụng để xuất khẩu sản phẩm thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Hoạt động xuất khẩu thủy sản cũng như hoạt động xuất khẩu những hàng hóa khác, phải tiến hành hàng loạt các công việc bắt đầu từ nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản, chuẩn bị hàng thủy sản xuất khẩu, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu thủy sản, thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản đã ký và đánh giá hoạt động xuất khẩu để rút ra kinh nghiệm cho các lô hàng xuất khẩu tiếp theo. Nếu người bán tự xếp hàng đông lạnh vào container tại kho riêng thì cần chú ý hàng phải được xếp thành các khối hình vuông hoặc hình chữ nhật vững chắc, xếp hàng hóa phủ toàn bộ mặt sàn của container trừ bộ phận chứa khí ở phía sau trong container, không xếp hàng vượt quá vạch đỏ được đánh dấu trên vách của container, tạo khoảng cách phía trên và phía dưới hàng để có luồng khí lạnh có thể luân chuyển tốt bên trong.
Xu hướng tiêu dùng thủy sản ngày càng cao do đặc điểm của hàng thủy sản là có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà không gây ra các bệnh như các mặt hàng khác như thịt, cá,…Do đó thủy sản có khả năng thay thế khá hoàn hảo đối với các loại thịt gia súc, gia cầm. Việc phân công công việc hợp lý phát huy được thế mạnh của mỗi cán bộ công nhân viên, tạo tính đoàn kết trong nội bộ công ty đồng thời giữa các phòng ban có sự kết hợp linh hoạt, thông hiểu lẫn nhau tạo môi trường làm việc thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận quản lý và nó sẽ quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
- Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi nhằm phát triển toàn ngành thủy sản. Công ty được thành lập để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu của các công ty nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu, góp phần đáp ứng nhu cầu cao về số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng mà thị trường nước ngài yêu cầu.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cần phù hợp tương đối với cơ cấu xuất khẩu thủy sản của thế giới, tăng hơn nữa về tỷ trọng cũng như số lượng xuất khẩu đồ hộp, tăng tỷ trọng cá và tăng tỷ trọng thủy sản có giá trị gia tăng, tổng cơ cấu hàng thủy sản tươi, ướp đông, đông lạnh và giảm tỷ trọng hàng đông lạnh sơ chế. Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động xuất khẩu thủy sản của ngành thủy sản được thực hiện thông qua các công cụ: ban hành những quy định đối với những mặt hàng thủy sản xuất khẩu có điều kiện, ban hành các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh cho hàng thủy sản xuất khẩu, các chính sách ưu đãi về thuế, thưởng xuất khẩu, chính sách về đầu tư cho chế biến xuất khẩu.
Năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của công ty bị ngừng trệ nhưng công ty đã có nhiều cố gắng tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và tăng cường đatò tạo cán bộ công nhân viên khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục cuối năm 2008 chính vì vậy năm 2009 công ty đã đạt được kết quả kinh doanh rất đáng khâm phục với tổng doanh thu là 500.982.348 nghìn đồng và LNST của công ty là 1.400.487.647 nghìn đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây do biến động của thời tiết bất thường và thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ ở những vùng cung cấp nguyên liệu chính của công ty như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…Do đó công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn hàng; như năm 2007 vừa qua do bão lũ ở các tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn cho nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản, các cơ sở nuôi trồng, kinh doanh thủy sản,… từ đó gây khó khăn rất lớn cho công ty trong việc thu mua.
Kim ngạch thủy sản xuất khẩu của công ty qua các năm là không đều ví như kim ngạch xuất khẩủ năm 2004 lớn còn các năm còn lại như 2005, 2006, 2007, 2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản không phải là ít nhưng so với nguồn lực chung đã giảm xuống trong các mặt hàng xuất khẩu thủy sản vì những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động về giá cả, cung cầu hơn nữa công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nên cần nhiều vốn đầu tư vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ sở, công nghệ và trang thiết bị khác phục vụ cho làm việc được tốt hơn. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ vẫn chưa có tư duy kinh doanh trong cơ chế thị trường, sự năng động trong việc tìm kiếm khách hàng, chủ động tạo công việc, đặc biệt là sự thu hút khách hàng, khuyếch trương uy tín của công ty chưa cao.Trình độ cán bộ chuyên môn chưa thật đồng đều, đặc biệt còn yếu về ngoại ngữ, cán bộ trẻ làm công tác xuất khẩu còn ít được tôi luyện trong môi trường kinh doanh, ít được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, một cách chính quy.
Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ thủy sản đó nờu rừ định hướng của ngành thủy sản đến năm 2020: “Tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến 2020 trình độ công nghệ chế biến thủy sản sánh ngang với các nước phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng chủ lực của xuất khẩu cả nước.”. Mục tiêu quy hoạch phát triển chế biến thủy sản thành nghề sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại và có hiệu quả; hình thành được các tập đoàn, công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh để cạnh tranh với thị trường thế giới; thực hiện quản lý hệ thống, quản lý chuỗi, truy xuất nguồn gốc tại các khâu cho các sản phẩm chủ lực; hình thành các cụm công nghiệp chế biến tập trung ven biển và đảm bảo 100% các cơ sở đáp ứng điều kiện đảm bảo an toan thực phẩm…Tổng nhu cầu vốn thực hiện triển khai quy hoạch đến năm 2020 là 24.000 tỷ đồng, trong đó đến năm 2015 là 12.600 tỷ đồng và 11.400 tỷ đồng năm 2020.
- Nâng cao trình độ chuyên môn quản lý quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm cho cán bộ công nhân viên, giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. - Tiếp tục mở rộng thị trường: Thị trường Đông Âu, Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ thông qua các kế hoạch xúc tiến thương mại như: tìm hiểu thị trường, tham dự các hội chợ thủy sản trong và ngoài nước.
- Đưa ra các biện pháp thu mua hàng thủy sản như khuyến khích cán bộ thu mua tìm kiếm được các hợp đồng, cần phải trích phần trăm cán bộ thu mua được hưởng khi họ tìm kiếm được những lô hàng có giá trị cao nhưng bên cạnh đó cần xử lý nghiêm những trường hợp gian lận, làm giảm uy tín của công ty cũng như thu mua khụng đỳng theo quy định, thu mua từ nhiều nguồn khỏc nhau khụng rừ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. - Đối với thị trường Bắc Mỹ và Châu Á (kể cả thị trường Trung Quốc), xúc tiến việc công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ về kiểm soát và chứng nhận chất lượng hàng thủy sản; bàn để thỏa thuận cơ chế thanh toán chính thức và mở rộng thị trường chính ngạch với Trung Quốc, nhất là với các tỉnh phía Tây Nam và Đông Bắc của Trung Quốc, cố gắng đưa tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu Á từ 20% đến 22%, thị trường Bắc Mỹ từ 16% đến 18% trong tổng sản phẩm xuất khẩu; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu là thực hiện những hợp đồng nhỏ và vừa chứ chưa có hợp đồng lớn một cách nhiều và thường xuyên, do đó để có được các hợp đồng xuất khẩu thủy sản lớn thì Nhà nước cần xây dựng các sàn giao dịch thủy sản để thủy sản có thể được kiểm định, được tập hợp, thu gom và kiểm soát chặt chẽ trước khi xuất ra nước ngoài thì sẽ không hay ít xuất hiện những hiện tượng như trên và nâng cao uy tín của mình trên thương trường thế giới. Nhiệm vụ của các cơ quan này là cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường như: tình hình phát triển kinh tế, chính trị, hệ thống luật pháp, các yếu tố văn hoá, sự biến động về giá cả, nhu cầu của nước bạn hàng, khả năng và tiềm lực cạnh tranh của các hãng có sản phẩm tương tự,… Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, hạn chế bớt các rủi ro.