MỤC LỤC
Thông thường những hộ nông dân này tự tìm hiểm kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chứ không được đào tạo qua trường lớp chính quy. Để vụ nuôi thu hoạch được hiệu quả, đòi hỏi hộ nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành, sử dụng hợp lý các chi phí trong quá trình nuôi để mang lại lợi ích kinh tế.
Trong một số trường hợp, đại lý có thể ứng tiền cho hộ nuôi tôm nếu họ có nhu cầu. Lợi ích họ nhận được là phần chênh lệch giữa số tiền bỏ ra và thu lại khi bán tôm.
Người tiêu dùng muốn biết cả quá trình hình thành sản phẩm mà họ tiêu thụ, như đó là loài cá, tôm gì, nuôi hay khai thác tự nhiên, sản xuất có thân thiện môi trường không, v.v..; còn nhà sản xuất hoặc quản lý lại muốn xác định điểm đến của sản phẩm nhằm nghiên cứu sức tiêu thụ, hoặc ra lệnh thu hồi khi phát hiện có sai lỗi, đe doạ gây ra ngộ độc. Như vậy, bản thân quy trình TXNG không phải là các điều kiện về chất lượng và VSATTP, nhưng nó quan hệ rất mật thiết với việc quản lý trong suốt chuỗi giá trị sản phẩm và phản ánh đầy đủ các chương trình và tiêu chuẩn như HACCP, MSC, Global G.A.P, ASC, v.v.
Nhờ vậy, khi có hệ thống TXNG hoàn hảo, người sản xuất sẽ có điều kiện tốt hơn để kiểm soát chất lượng, VSATTP của sản phẩm, nâng cao uy tín, sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn, dễ vượt qua các rào cản kỹ thuật hơn, và từ đó thu được lợi nhuận. Đặt biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) vào quá trình giám sát sản phẩm cá tra và các loại thiết bị phần cứng như cân điện tử tự động, đầu ghi/đọc thẻ nhớ thích hợp; xây dựng hệ thống mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu và thiết kế các môđun phần mềm trung gian để hệ thống RFID giao tiếp được với phần mềm quản lý và tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ cho hệ thống TXNG của sản phẩm.
Để vụ nuôi tôm thẻ thành công, có sản lượng thu hoạch cao, đảm bảo các yếu tố môi trường được bền vững thì các hộ nuôi cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi theo mô hình thâm canh từ khâu chuẩn bị ao, đìa, chọn giống đến kỹ thuật chăm sóc tôm cho tới khi thu hoạch. Theo bản tin dự báo quý 4 năm 2009 của Bộ NN & PTNN, châu Á dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi, chiếm 86% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới, các nước tiêu biểu là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực cải tiến quản lý sản xuất để tăng độ tin cậy cho sản phẩm tôm xuất khẩu.
Như vậy, sự cạnh tranh của các công ty chế biến cực kỳ khốc liệt, kể từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối vào các thị trường thế giới. Các đối thủ tiềm ẩn này lâu nay chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm sú, hiện nay đang có xu hướng mở rộng kinh doanh các mặt hàng TTCTĐL, họ có tiềm lực về mặt tài chính, kinh nghiệm trên thị trường, trong đó đáng chú ý là các công ty ở miền Tây như: Minh Phú Seafood, Camimex, Phương Nam… Tuy nhiên, các đối thủ bị rào cản ngăn chặn sự xâm nhập thị trường là lòng trung thành của khách hàng đối với mặt hàng TTCTĐL và nguồn nguyên liệu.
Theo thống kê thương mại mặt hàng tôm của VASEP, hiện nay Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm vào thị trường thế giới. Sự cạnh tranh trong tương lai sẽ gay gắt khi có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Một số hộ nuôi do muốn thu hoạch được tôm trái vụ có giá cao nên đã không ngại vấn đề thời tiết mà tiến hành thả con giống ngay sau khi thu hoạch vụ 2 năm 2009, họ tính toán đầu năm 2010 sẽ thu hoạch được giá cao, nhưng họ đã không lường hết được sự diễn biến thất thường của thời tiết, hậu quả là nhiều hộ nuôi tôm đầu năm 2010 đã bị mất trắng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người dân vẫn nuôi tôm một cách ào ạt, không kiểm soát được chất lượng môi trường, xả nước thải không qua hệ thống xử lý một cách công khai, không tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi tôm với các doanh nghiệp chế biến để đảm bảo đầu ra cho hộ nông dân.
Chẳng hạn, hộ nuôi có thể bị ép giá khi vào chính vụ, số lượng nguyên liệu cung cấp trên thị trường vượt cầu, hay đại lý có thể bị chiếm dụng tiền mặt khi ứng trước cho người nuôi, nhưng khi đến lúc thu hoạch, người nuôi lại bán cho một đại lý khác. Để hạn chế các rủi ro này các đại lý cần phải có kiến thức về kỹ thuật khoa học đảm bảo khâu nhận biết chất lượng con tôm ngay tại ao và kỹ thuật bảo quản tôm, cũng như thực hiện mua bán bằng hợp đồng kinh tế để xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi bên.
Trước khi đưa vào sản xuất, bộ phận chất lượng lấy mẫu của mỗi lô hàng đi kiểm tra vi sinh và kháng sinh bằng máy đo điện tử của công ty, sau đó đưa đi kiểm tra tại trung tâm NAFIQAVED để lấy kết quả chính thức cũng như giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan thứ ba, phục vụ cho vấn đề về chất lượng và TXNG xuất xứ của sản phẩm. Mặc dù, tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất từ khâu chuẩn bị về con người, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất, quá trình chế biến từ khâu vặt đầu, lột vỏ, ngâm hóa chất, xếp khuân, mạ băng, cấp đông, bao gói, bảo quản đều được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế dưới sự kiểm tra, giám sát của đội ngũ KCS.
Tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của từng đối tượng trong chuỗi cung ứng, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu nguyên liệu sản xuất cả về số lượng và chất lượng, tác động xấu tới doanh nghiệp; tình trạng rớt giá khi vào chính vụ khiến nông dân lao đao; quy hoạch vùng nuôi bị phá vỡ, các ao nuôi phát triển một cách ồ ạt làm cho ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,… dẫn đến tình trạng mất mùa do dịch bệnh. Hơn nữa, vai trò của nhà khoa học rất quan trọng trong quá trình giúp nông dân nõng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phớ sản xuất… nhưng việc thiếu cơ chế rừ ràng đã khiến vai trò của "nhà khoa học" chưa được đề cao… Chẳng hạn: khi nông dân mất mùa không ai phải chịu trách nhiệm; doanh nghiệp không mất gì, cán bộ, nhà khoa học không bị trừ lương.
Bên cạnh đó là quyền hạn của hiệp hội VASEP, hội chưa có được thực quyền trong vấn đề xử lý các vi phạm của hội viên trong vấn đề xuất khẩu hàng hóa, tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN với nhau làm cho năng lực cạnh tranh của ngành trở lên yếu so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu - Nhờ có sự nghiên cứu của các viện, sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan, các tổ chức quốc tế, tôm thẻ đông lạnh Việt Nam là mặt hàng tiềm năng, có cơ hội mở rộng diện tích nuôi, đa dạng về chủng loại sản phẩm và tăng năng suất hơn nữa.
Đây là một hình thức giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, vì nếu chỉ tập trung vào một thị trường thì khi thị trường đó có sự thay đổi đột ngột, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn. Mô hình này sẽ phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội và hạn chế điểm yếu, rủi ro và nguy cơ của chuỗi cung ứng hiện tại, vì công ty NTSF và người nông dân nuôi tôm sẽ được gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, bền vững hơn bởi các quy định và hợp đồng pháp lý có sự chứng nhận và quản lý bởi các cơ quan nhà nước về vấn đề hợp tác và mua bán tôm nguyên liệu, giúp công ty NTSF quản lý được sản lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào một cách chính xác nhất, đảm bảo công tác dự báo trong việc xuất khẩu, công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi, rừ ràng và minh bạch.
Để thực hiện mô hình liên kết với người nuôi một cách hiệu quả, lâu dài đảm bảo phát triển theo hướng ổn định, bền vững, công ty cần xây dựng ra bảng tiêu chí lựa chọn đối tác một cách chi tiết, minh bạch và thực hiện theo đúng quy định đề ra, sau đó hai bên cần ký hợp đồng liên kết với nhau có sự làm chứng của cơ quan nhà nước, đảm bảo sự công bằng trước pháp luật. Vận dụng kiến thức về lợi thế cạnh trang và chuỗi cung ứng trong chương 1 và tình hình thực tế cũng như điểm mạnh và yếu của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh của công ty NTSF trong chương 2, tác giả đã từng bước phân tích từng đối tượng, từng khâu, xây dựng mô hình chuỗi cung ứng tích hợp với nhà cung cấp, bỏ qua khâu trung gian là các đại lý thu mua, giúp công ty và người nuôi tôm xích lại gần nhau hơn, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào, giúp người nuôi tôm yên tâm hoạt động, phát triển ngành nghề.