MỤC LỤC
Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió Tây Nam từ Vịnh Thái Lan / ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng Đông Bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió Đông Bắc thổi theo hướng Tây Nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2. Sau khi tiến hành Tổng tuyển cử (lần thứ nhất, năm 1993), Quốc Hội, Chính phủ Vương quốc Campuchia đã cố gắng tìm một chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội thích hợp với điều kiện của đất nước và xu thế. Như chúng ta biết, từ sau Tổng tuyển cử năm 1993, Chính phủ liên hiệp được thành lập với sự tham gia của hai đảng: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng FUNCINPEC, với cơ chế đồng thủ tướng do hai ông N.Ranarit (Thủ tướng thứ nhất) và Hunsen (Thủ tướng thứ hai) đảm nhận.
Cuộc chính biến ngày 5-6/7/1997 là một kết quả không thể tránh khỏi của những mâu thuẫn giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền, nhưng đồng thời nó cũng là nguyên nhân và khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái về kinh tế - xã hội của Campuchia. Từ năm 1999 đến ngày 27/7/2003 tình hình kinh tế Campuchia không có gì biến động lớn nhưng về chính trị Vương quốc Campuchia vẫn chưa thành lập được chính phủ mới do ba Đảng: CPP, FUNCIPEC và Sam Rainsy chưa thoả thuận với nhau. Cùng với việc gia nhập ASEAN, quan hệ giữa Campuchia với các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng được cải thiện như Mỹ đã dành cho Campuchia Quy chế buôn bán tối huệ quốc (MFN) năm 1996, nay vẫn được tiếp tục; Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và các quốc gia trong nhóm Các nhà tài trợ vẫn dành cho Campuchia những khoản cho vay và viện trợ cần thiết (470 triệu USD năm 1999, 500 triệu USD năm 2000, 503 triệu USD năm 2003).
Sau hiệp định Paris về Campuchia, một số nhà đầu tư nước ngoài đã vào kinh doanh, đầu tư ở Campuchia: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ.., chủ yếu đầu tư vào các ngành dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp may mặc và khách sạn. Đạt được kết quả trên là nhờ vào việc thực hiện chính sách đổi mới và phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, một số giống lúa mới có năng suất cao như giống Xre Ampil (có nguồn gốc từ Trung Quốc) đã được sử dụng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi. Trong lĩnh vực ngoại thương, Campuchia không chỉ buôn bán với các nước thành viên ASEAN mà là quan hệ buôn bán với các nước khác trên thế giới như: các nước ở Châu á - Thái Bình Dương, Châu Âu,.cụ thể, trong năm 1996 xuất khẩu sang Nhật Bản: 6 triệu USD, Pháp: 11,5 triệu USD, Đức: 41,6 triệu USD,.
Từ năm 1993, mục tiêu của chính sách thương mại là thiết lập một cơ chế thương mại tự do như ASEAN và WTO nhằm đẩy mạnh tăng cường hội nhập với hệ thống thương mại khu vực và toàn cầu, thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ phát triển các ngành hướng về xuất khẩu, cải thiện thông tin thương mại, mở rộng cơ hội việc làm, và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm giảm đói nghèo. Trong môi trường cải cách kinh tế mới, chính phủ hoàng gia Campuchia (RGC) nhận thức được rằng toàn cầu hoá cần có một diễn đàn quốc tế để các quốc gia thành viên đề ra các quy định cho thương mại quốc tế. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1999, Campuchia đã hội nhập vao Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực được sáu nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Thailand, Brunei, Philippines, và Indonesia) lập ra tại Hội nghị các nguyên thủ quốc gia.
Nội dung chủ yếu của AFTA là Hiệp định về Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), trong đó đòi hỏi các nước giảm thuế quan nhập khẩu và bãi bỏ các hàng rào phi thuế về giao dịch hàng hoá trong nội bộ ASEAN. Với phạm vi đó, các chính sách và khái niệm quan trọng đã được các nước thành viên khởi xướng như Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), Mục lục thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN), v.v…. Theo thoả thuận về lịch trình thuế quan đối với hàng hoá trong Danh mục giảm thuế (Bảng 1), Campuchia đã cam kết chậm nhất là đến năm 2007 sẽ giảm thuế xuống từ 0 - 5% đối với 85% sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong Danh mục giảm thuế.