Ý nghĩa biểu tượng tôn giáo và mối quan hệ biểu đạt

MỤC LỤC

LÝ LUẬN CHUNG

Không những thế trong lĩnh vực tâm lí học người ta nhận thấy tầm quan trọng của các biểu tượng, đó là các biểu tượng của giấc mơ (Con người tri giác thế giới không chỉ bằng các giác quan mà còn bằng tiềm thức nữa. Chúng ta phản ứng trước những hiện tượng có thực, trước những khích động thị giác và thính giác và những cảm giác ấy được chuyển từ bên ngoài vào tâm trí ta, những cảm giác trở thành những thực thể tinh thần) nó trở thành liệu pháp để điều trị các căn bệnh liên quan đến tâm lí (khi chúng ta giải thích ý nghĩa các biểu tượng trong giấc mơ, thì chúng ta có thể chữa được bệnh): bệnh suy nhược thần kinh, bệnh mất trí nhớ…Cụ thể trong trường hợp một người Cơ đốc giáo mộ đạo, thì biểu tượng cây thánh giá chỉ có thể suy diễn trong nội dung Cơ đốc giáo mà thôi (Nhưng chúng ta không thể nói rằng bất cứ ở đâu hay lúc nào thì biểu tượng thập tự cũng có cùng một ý nghĩa). Đối với symbol ông định nghĩa như sau: “A sign without either similarity or contiguity, but only with a conventional link between its signifer and its denotata, and with an intentional class for its designatum, is called a symbol” tạm dịch là: “Một kí hiệu mà giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt không có sự gần nhau hay tương tự nhau nhưng mối liên hệ giữa chúng mang tính qui ước và có sự chi phối của ngữ cảnh xã hội thì được gọi là biểu tượng”.

Hình cánh quạt trắng  xanh.  BMW  là công  ty chuyên sản  xuất  ôtô  xe  máy  nhưng tiền  thân của công ty này là hai công ty sản xuất động cơ máy bay (Raap Motor Works và  BMW GmbH)
Hình cánh quạt trắng xanh. BMW là công ty chuyên sản xuất ôtô xe máy nhưng tiền thân của công ty này là hai công ty sản xuất động cơ máy bay (Raap Motor Works và BMW GmbH)

Chương 2: PHÂN LOẠI CÁC BIỂU TƯỢNG

Để biểu thị ý nghĩa về sự thống nhất của ba thân vị, trong tiếng Anh người ta dùng thuật ngữ “three trinity: Chúa ba ngôi”, biểu tượng chỉ Chúa ba ngôi: ba vòng tròn (bằng nhau) lồng vào nhau, hoa iris, cỏ ba lá, biểu tượng ba ngôi hình cái khiên, ba hào quang, ngôi sao David, hình tam giác đều (hình tam giác với thánh giá, ba con cá làm thành hình tam giác), hình tam giác với tên Chúa (Yahweh), hình tam giác với từ Sanctus (có nghĩa là linh thiêng), hình có ba cạnh (PL B11)…. Bảy món quà của Chúa Thánh linh: bảy con chim bồ câu xung quanh vòng tròn có hai chữ SS (Sanctus Spiritus:. trong tiếng Latin có nghĩa là Chúa Thánh Linh), biểu tượng cho 7 món quà của Chúa Thánh Linh: quyền phép, giàu có, khôn ngoan, năng lực, tôn quí, vinh hiển, ngợi khen [8;Khải huyền 5:12]. Theo Nguyễn Thị Ngân Hoa “biểu tượng (theo nghĩa rộng nhất) là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tất yếu” [7].

Khi sử dụng một hình ảnh để chỉ một đối tượng nào đấy người ta dựa vào các nguyên tắc sau: sự giống nhau, liên tưởng hay qui ước, thế nên khi giải thích ý nghĩa của một biểu tượng chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ phương thức biểu đạt của chúng.  Số cánh hoa: cỏ ba lá, hoa huệ tây, hoa iris có ba cánh vì thế trong Cơ đốc giáo người ta hay dùng các loại hoa này để làm biểu tượng cho ba ngôi Đức Chúa Trời; hoa sen có 8 cánh ứng với tám hướng không gian, vì thế sen là biểu tượng của sự hài hòa vũ trụ. Người ta có thề sử dụng riêng lẽ (hình tam giác là biểu tượng của Ba ngôi, được dùng nhiều trong Cơ đốc giáo) hay kết hợp ba loại trên trong cùng một biểu tượng (hình bảo tháp trong Phật giáo Tây Tạng), cũng có trường hợp các hình này khi sử dụng làm biểu tượng thường được trang trí hay kết hợp với các hình ảnh khác (hình ảnh bánh xe luân hồi: vòng ngoài cùng là hình tròn, có con quỷ ôm gọn hình tròn đó, bên trong hình tròn có hình ảnh của ba con vật cắn đuôi nhau tạo thành vòng tròn, hay như người ta vẽ hình tam giác, chính giữa hình tam giác vẽ thêm con mắt…).

Hầu hết những thánh giá Cơ đốc giáo có kết hợp với chữ cái được gọi là những biểu tượng chỉ Chúa cơ đốc bằng chữ viết (Christograms, Chrismons), đó là những chữ viết lồng nhau chỉ tên Chúa Jesus Christ bao gồm: Alpha và Omega, Chi-Rho, Ichthys, ICXC và IHS.

Hình ảnh   Lí giải
Hình ảnh Lí giải

GIẢI MÃ CÁC BIỂU TƯỢNG

Đầu thế kỷ 20, Swastika của người Aryan đã trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức (German nationalism) và có thể tìm thấy ở nhiều nơi như biểu tượng của Wandervogelb - một phong trào tuổi trẻ Đức; trên tạp chí Ostarra, một tạp chí định kỳ bài Do Thái của Joerg Lanz von Liebenfels; trên nhiều đơn vị Freikorps khác nhau; và như một biểu tượng của Hội Thule. Có trường hợp ý nghĩa của biểu tượng có thể thay đổi do những biến cố lịch sử, có thể kể ra đây như: hình ảnh cây thập tự ban đầu là biểu tượng cho sự sỉ nhục, xấu xa, là nơi để hành hình những kẻ tội đồ nhưng khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự thì cây thánh giá trở thành biểu tượng của tình yêu thương, hay như biểu tượng Chữ Vạn, ban đầu nó có ý nghĩa của sự khỏe mạnh, hạnh phúc, nhưng khi Hitler dùng hình ảnh chữ thập ngoặc làm biểu tượng cho Đảng quốc xã thì ý nghĩa của biểu tượng này bị biến đổi. Dưới thời Pháp thuộc, năm 1941, viên công sứ Pháp, đi từ Phủ Doãn lên đàn Nam Giao, khi ngang qua chùa Từ Đàm Huế, thấy các hình trang trí chữ Vạn xung quanh tường rào được trang trí nằm trong không gian có thể trông từ hai phía, ông ta đã nổi giận và bắt vị Trụ trì chùa phải xây phông ở phía sau để chỉ được nhìn về phía mặt chữ Vạn của Phật giáo.

Quy tắt này chỉ áp dụng đối với những cấu trúc cơ bản mà thôi như: chữ thập (vừa là biểu tượng của cái chết, đau buồn, vừa là biểu tượng của sự sống bất diệt, sự cứu rỗi), đường tròn (nghĩa ban đầu của nó tồn tại và nghĩa ngược lại là không tồn tại, không nối kết), hình tam giác (biểu tượng của sức mạnh, nguyên tố lửa; sức mạnh đen tối và nguyên tố nước), ngôi sao năm cánh (vừa là biểu tượng của chiến trang và đau khổ vừa là biểu tượng của sự vui mừng, sự thích thú)…Còn những kí hiệu hiện đại thường không mang ý nghĩa theo hai chiều. Đặc tính đầu tiên trong ý nghĩa biểu tượng của màu sắc là tính phổ quát, không chỉ theo nghĩa địa lý, mà còn ở mọi cấp độ sinh tồn và nhận thức: vũ trụ, tâm lý, thần bí…Cách giải thích ý nghĩa của biểu tượng tôn giáo cũng tùy thuộc vào màu sắc, vì mỗi tôn giáo đôi khi quan niệm về ý nghĩa mỗi màu khác nhau. Sắc màu biểu trưng cho lực hướng thượng trong sự đan thoa bóng tối và ánh sáng hấp dẫn ở các thánh đường kiểu Roma, nơi mà bóng tối không còn là mặt trái của ánh sáng, mà đi kèm theo nó để khẳng định tốt hơn giá trị của nó và góp phần cho sự nở tươi của nó… Có một sự hiện diện được tán tụng của mặt trời, không chỉ trong kiến trúc nhà thờ, mà còn cả trong lễ thức tụng kinh ngợi ca vẻ mê hồn của ánh sáng.” [1;563].

Khi nghiên cứu một biểu tượng, nhất là biểu tượng tôn giáo chúng ta dựa vào rất nhiều yếu tố, không chỉ cấu trúc hình thức của biểu tượng (bản thân biểu tượng như: phương thức biểu đạt, biểu tượng đó sự dụng những phương thức biểu đạt nào? Thường mỗi biểu tượng có sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt khác nhau và con số và màu sắc cũng không ngoại lệ) mà còn tùy thuộc vào yếu tố văn hóa và quan trọng hơn nữa là cách nhìn nhận, cách hiểu biểu tượng đó của mỗi cá nhân.

Hình thức  Nội dung
Hình thức Nội dung

HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG CƠ ĐỐC GIÁO

    TG Thánh James (trang trí bằng hoa iris và có 1 đầu nhọn). TG Thánh Nicholas. TG được dùng ở các nhà thờ Ai. chìa khoá). Biểu tượng thánh giá của người Secbi được sử dụng trên cờ tôn giáo của liên bang Nam Tư.

    Hình ảnh chim bồ câu  trang trí trên cửa kính
    Hình ảnh chim bồ câu trang trí trên cửa kính

    HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG PHẬT GIÁO

      Biểu tượng chữ Vạn Biểu tượng chữ Vạn và Biểu tượng chữ Vạn Biểu tượng chữ. Biểu tượng chữ Vạn được trang hoàng ở đường viền mái nhà của ngôi chùa ở Hồng. Biểu tượng chữ Vạn trên ngực của Đức Phật (trên tờ tiền của người Hoa ở.

      Máy bay nhào lộn trên không có biểu tượng của ĐQX, được trình diễn trong Olympic mùa hè, 1936, trưng bày tại bảo tàng hành.