MỤC LỤC
Dịch vụ hoàn toàn mới chưa từng có ở đâu: là dịch vụ lầ đầu tiên được cung cấp trên thị trường hoàn toàn mới và chưa từng xuất hiện trên thị trường, loại dịch vụ này thường ít có, do phải đầu tư nghiên cứu nhiều thời gian tốn nhiều công sức. Dịch vụ du nhập từ nước ngoài, từ các đối thủ cạnh tranh: đây là loại dịch vụ mới đối với quốc gia được du nhập dịch vụ, và là dịch vụ cũ đối với quốc gia ban đầu có dịch vụ này.
=>Các chiếm lược trên đều có sự mạo hiểm khác nhau tùy theo các biến số mà sẽ làm thay đổi đến độ an toàn của các chiếm lược, ngoài ra độ rủi ro các chiếm lược còn phụ thuộc vào sức mạnh của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược thâm nhập thị trường có độ rủi ro thấp nhất,chiếm lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ có độ rủi ro cao nhất vì vậy các nhà làm kinh tế phải thận trọng trong việc ra quyết định đối với các chiếm lược xâm nhập vào thị trường.
Khi nào cần phát triển dịch vụ mới tại các doanh nghiệp
Núi cỏch khỏc doanh nghiệp cần hiểu rừ các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các quyết định kinh doanh thích hợp nhằm nắm bắt được cơ hội trên thị trường, vượt qua những thách thức, phát huy thế mạnh, đồng thời khác phục những nhược điểm của mình. Đối với việc lựa chọn các chiến lược phát triển dịch vụ thì các nhà sản xuất cần phải trú trọng tới chính sách của nhà nước về lĩnh vực mà doanh nghiệp định phát triển dịch vụ mới, tận dụng mọi điều kiện ưu đãi của nhà nước để thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu cuối cùng của nhà sản xuất là tạo ra sản phẩm dịch vụ có mức giá cả phù hợp với người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. - Tính khả thi của dịch vụ được thể hiện ở sự hợp lý với thị trường hiện tại và khả năng hiện tại của doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không.
Những biến đổi về văn hóa xã hội rất ít xảy ra và nếu có xảy ra thì là rất chậm, tuy nhiên biến đổi văn hóa xảy ra nó sẽ tạo lên một số đông người có những thay đổi về nhu cầu thị hiếu và sẽ tạo ra nhiều những cơ hội để phát triển dịch vụ. Khoa học kỹ thuật phát triển tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có khả năng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới thỏa mãn được các nhu cầu về tâm lý thị hiếu của khách hàng mà trước đây họ chưa làm được, giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Những thay đổi về chủ chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước Sự thay đổi này tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với quốc gia đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Đây là một quy luật không thể tránh khỏi, quy luật này loại bỏ sẽ loại bỏ những sản phẩm dịch vụ nào không phù hợp và thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Ý tưởng được thử nghiệm thành công tiếp theo là phân tích những phương án kinh doanh trên thị trường, trong quá trình phân tích thì vẫn còn nhiều yếu tố dựa trên giả thiết mà chưa có tính xác thực. Để hạn chế rủi ro thấp nhất thì nàh sản xuất thực hiện thử nghiệm dịch vụ mới trên một địa bàn nhỏ nhằm mục đích đúc rút kinh nghiệm hoàn thiện sản phẩm dịch vụ trước khi đưa ra thị trường.
Hiện nay Bưu điện tỉnh Hà Nam gồm có 5 Bưu điện huyện và một trung tâm Bưu điện thị xã đó là: Bưu điện Huyện Kim bảng, Bưu điện Huyện Lý Nhân, Bưu điện Huyện Duy Tiên, Bưu điện Huyện Bình Lục, Bưu điện Huyện Thanh Liêm và Bưu điện trung tâm thị xã Phủ Lý. Thực hiện phương án chia tác Bưu chính –Viễn thông của tập đoàn BC-VT Việt Nam, ngày 06 tháng 12 năm 2007, Chủ tịch tập đoàn BC-VT Việt Nam Phạm Long Trận đã ký ban hành quyết số 546/QĐ-TCCB/HĐQT về thành lập bưu điện tỉnh Hà Nam- đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu Chính Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh bưu chính, phát hành báo chí của bưu điện tỉnh Hà Nam cũ, sau khi thực hiện phương án chia tách BV-VT trên địa bàn tỉnh.
Bưu điện tỉnh Hà Nam thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh được nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 010600918 ngày 10/8/2007 của Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, phục vụ an ninh quốc phòng, ngoại giao…, các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Giám đốc bưu điện tỉnh là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty bưu chính và trước pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt đông của bưu điện tỉnh Hà Nam và các văn bản quy định khác của Tổng Công Ty. Tham mưu giúp Giám đốc bưu điện tỉnh tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra các đơn vị, CBCNV trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước và quy định nhiệm vụ, kế hoạch của Tổng công ty bưu chính, quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo các đơn vị trực thuộc.
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị Bưu chính liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp, kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công Ty Bưu chính Việt Nam cho phép. + Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh: Thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo phân cấp của Bưu điện Tỉnh, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng, kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Hà Nam.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bưu điện Tỉnh Hà Nam
Ngay từ năm 2002, sau khi được chọn là một trong 10 tỉnh thành đấu tiên thực hiện chia tách BC-VT ở cấp huyện, Bưu điện tỉnh Hà Nam đã tiến hành các thủ tục về đất đai và xây dựng trụ sở làm việc cho bưu điện huyện và đài viễn thông ở hai điểm riêng biệt, trên nguyên tắn ưu tiên cho bưu điện vị trí thuận lợi để kinh doanh, nên có thể nói, cơ sở vật chất kỹ thuật của Bưu Điện tỉnh Hà Nam hiện nay đầy đủ và khá tốt. Các điểm Bưu điện văn hoá xã cũng đã triển khai cung cấp một số dịch vụ Bưu chính - Viễn thông như: Bán tem, phong bì, Nhận gửi Bưu phẩm thường trong nước, quốc tế, Bưu phẩm ghi số, Bưu kiện đến 5 kg, đặt mua báo chí dài hạn và bán lẻ, dịch vụ điện thoại trong nước, quốc tế, dịch vụ điện báo trong nước, Thư chuyển tiền..đa số những điểm Bưu điện Văn hóa xã được xây dựng là những nơi trung tâm hoặc đầu mối giao thông thuận lợi cho việc sử dụng các dịch vụ Bưu chính.
Cùng với chiến lược tăng tốc của Tổng Công ty, sự phát triển chung của toàn ngành, Bưu điện tỉnh Hà nam đã có sự phát triển rộng khắp trên phạm vi địa bàn tỉnh với mạng lưới ngày càng mở rộng, duy trì và phát triển các dịch vụ Bưu chính truyền thống, phát triển các dịch vụ Bưu chính mới vừa làm tốt công tác phục vụ thông tin liên lạc Bưu chính cho Đảng và Chính quyền các cấp vừa tổ chức kinh doanh có hiệu quả. Việc đầu tư trang thiết bị, công cụ, vật liệu trong Bưu chính đặc biệt là đầu tư các phương tiện vận chuyển đã nâng cao đáng kể chất lượng Bưu chính: chất lượng tất cả các dịch vụ đều được đảm bảo và nâng cao, thể hiện ở chỉ tiêu thời gian chuyển phát nhanh hơn nhiều so với trước, tình trạng hư hỏng mất mát hàng gửi của khách hàng được loại bỏ, quá trình thủ tục nhận gửi nhanh gọn và thuận tiện hơn.
Mặt khác, chất lượng dịch vụ Bưu chính tại nông thôn còn thấp, do khâu phát nhiều khi còn phụ thuộc vào chính quyền địa phương (do người dân không đủ giấy tờ) hoặc phụ thuộc vào nhân viên phát xã (họ phải tự túc phương tiện đi lại..) vì vậy chưa khuyến khích được người sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng của nước ta nói chung và Tỉnh Hà Nam nói riêng hiện nay, nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ Bưu chính và các dịch vụ khác không chỉ dừng lại ở các mức dịch vụ như hiện nay, mà chắc chắn họ sẽ đòi hỏi những dịch vụ khác phong phú hơn, đa dạng hơn, tiện lợi hơn và nhất là chất lượng cao hơn với giá thành hợp lý hơn.
* Dịch vụ Bưu chính ủy thác: Dịch vụ Bưu chính uỷ thác (Consignment Service) là dịch vụ khách hàng thoả thuận và uỷ quyền cho Bưu điện thực hiện một phần hay toàn bộ việc chấp nhận , điều phối và chuyển phát vật phẩm hàng hoá của họ với các yêu cầu về địa điểm, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận và các yêu cầu đặc biệt khác. e)Nhóm dịch vụ về phát hành báo chí. * Phương thức bán lẻ: Là bán từng tờ hoặc từng số bán số nào thu tiền ngay số đó theo đúng giá ghi trên từng loại báo chí (hoặc bán nhiều số tuỳ theo ý muốn của độc giả). Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam. f)Nhóm kinh doanh khác. Với mục đích tăng thêm lợi nhuận mình, Bưu điện tỉnh Hà Nam mở rộng thêm nhiều loại hình kinh doanh khác được sự đồng ý của Tổng Công Ty Bưu chính Việt Nam. Nổi bật nhất là trong 2007 vừa qua Bưu điện Tỉnh đã mở một gian hàng với rất nhiều loại sản phẩm đa dạng phong phú như:. Các thiết bị điện tử, tin học, tạp hóa, văn phòng phẩm .. Phân tích, đánh giá các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính tại bưu điện tỉnh Hà Nam. a) Bưu phẩm bưu kiện. Điểm mạnh: Mạng lưới phân bố rộng khắp. Là dịch vụ cơ bản phục vụ quần chúng nhân dân nên được ưu tiên hỗ trợ nhiều. Điểm yếu: Quy trình khai thác còn thủ công. Giá cước chưa hợp lý Cơ hội: Áp dụng khoa học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Mở rộng dịch vụ ra các nước trên thế giới. Thách thức: Giảm thị phần do xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh. Bị cạnh tranh bởi các đối thủ được cấp phép. Cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ và giá cả. Đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Có những thay đổi trong các chiếm lược giá cước. b) Chuyển phát nhanh EMS. Điểm mạnh: Có mạng lưới phân bố rộng khắp. Giá cước rẻ hơn đối thủ nước ngoài. Có nguồn nhân lực dồi dào. Điểm yếu: Chất lượng dịch vụ chưa hoàn thiện so với các đối thủ cạnh tranh. Đầu tư trang thiết bị còn hạn chế. Giá cước chưa hợp lý. Công tác quảng cáo, tiếp thị kém. Tác phong phục vụ kém năng động. Cơ hội: Nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng tạo ra cơ hội phát triển dịch vụ. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển dịch vụ. Tăng doanh thu cho ngành bưu chính. Phát triển dịch vụ với nhiều loại hình phong phú đáp. Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam. ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.thách thức. Mất thị phần do bị cạnh tranh bởi nhiều đối thủ. Nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện giá cước. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên. Xây dựng các chiếm lược Marketting nhằm thu hút khách hàng. c)Bưu chính ủy thác. Điểm mạnh: Mạng lưới phân phối rộng khắp. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi lô hàng lớn bởi uy tín lâu năm. Điểm yếu: Chưa khai thác hết hiệu quả của dịch vụ.Hệ thông mức giá còn chưa hợp lý. Phương thức tổ chức kinh doanh chưa phù hợp. Hạn chế bởi phương tiện vận chuyển. Cơ hội: Dịch vụ này là dịch vụ có tiềm năng phát triển, tăng doanh thu cho ngành. Mở rộng thị trường cung cấp. Cung cấp các dịch vụ trên mạng. Tăng cường công tác Marketing. Thách thức: Ngày càng có nhiều đối thủ tham gia vào cung cấp dịch vụ này. Bị hạn chế bởi thiếu thốn phương tiện vận chuyển. d) Bưu phẩm không địa chỉ. Điểm mạnh : Nhu cầu gửi thư thương mại, khuyến mại sản phẩm dịch vụ ngày càng nhiều. Mạng lưới phân phối rộng khắp. Đội ngũ lao động dồi dào. Điểm yếu: Chưa khai thác hiệu quả tiềm năng dịch vụ. Chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật cho khách hàng sửdụng. Công tác quảng cáo tiếp. Cơ hội: Tăng doanh thu cho ngành vì đây là dịch vụ có nhiều tiềm năng. Mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ. Cung cấp dịch vụ trên mạng Internet. Giảm thị phần do sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều đối thủ cạnh tranh. Cải thiện chất lượng dịch vụ và giá cả. Thách thức: Dịch vụ này chưa được phổ biến rộng rãi tới nguời dân vì vậy vấn đề đặt ra là phải phổ cập dịch vụ này tới người sử dụng. Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam. a) Phát hành báo chí. Điểm mạnh : Mạng lưới phân phối rộng khắp. Chủ yếu là phục vụ công ích nên được nhiều sự ưu tiên hỗ trợ. Điểm yếu: Phí phát hành cao hơn nhưng đối thủ cạnh tranh. Chất lượng dịch vụ không cao. Hoạt động kinh doanh không hiệu quả, chi phí lớn hơn doanh thu. Cơ hội: Mở rộng thị trường dịch vụ nhằm tăng doanh thu và đảm bảo phục vụ công ích hiệu quả. Phát triển dịch vụ dưa trên nhu cầu về thông tin hàng ngày. Thách thức: Bị thay thế dần bởi các phương tiên truyền thống phát thanh, truyền hình. Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh ở thị trường thu lợi cao. Phải điều chỉnh mức phí phát hành và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chiến lược đào tạo đội ngũ lao động năng động b) Chuyển tiền. Điểm mạnh : Có mạng lưới phân phối rộng khắp. Phục vụ tốt tất cả các đối tượng khách hang. Có nhiều loại dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Thủ tục dịch vụ đơn giản hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có sự ứng dụng kỹ thuật, tin học vào mạng lưới cung cấp dịch vụ. Điểm yếu: Chưa thu hút được khách hàng lớn và các doanh nghiệp lớn, các cơ quan, tổ chức… do còn hạn chế mức tiền gửi. Tư duy kinh doanh thấp. Giá cước dịch vụ cao hơn đối thủ cạnh tranh. Cơ hội: Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phát triển dịch vụ. Tiếp cận với khách hàng lớn. Mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ. Thách thức: Bị thay thế bới các phương thức chuyển tiền khác như chuyển khoản, rút tiền tự động ATM… Ngày càng có nhiều đối thủ tham gia cung cấp dịch vụ. Cải thiện chất lượng dịch vụ và giá cước. c) Tiếp kiệm bưu điện.
Điểm mạnh: Đã có sự cung cấp đón đầu các dịch vụ làm tiền đề cho việc phát triển dịch vụ tiếp theo (Datapost, Bưu chính ủy thác, Bưu phẩm không địa chỉ, kho vận, dịch vụ điện hoa,dịch vụ EPSOT, dịch vụ tài chính, hình thành các dịch vụ thanh toán qua mạng chuyển khoản…). Điểm yếu: Tại Bưu điện tỉnh vẫn chua có bộn phận nghiên cứu phát triển dịch vụ mới, hoạt động này chưa được chú trọng trong chiếm lược.
Được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước và của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam nay trực tiếp là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam trong việc đưa ra các văn bản, các chính sách về hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh. Sự hợp lý trong các văn bản, các chính sách là điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn đầu tư từ các đối tác của Bưu điện tỉnh, đồng thời là cơ sở để nâng cao chất lương sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ bưu chính mà Bưu điện tỉnh cung cấp.
CHƯƠNGIII : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ NAM.
Định hướng phát triển dịch vụ bưu chính của Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam
Nâng cao năng lực mạng vận chuyển, khai thác bưu chính trong tỉnh, tự động hóa các khâu khai thác và quản lý, tăng cường giá trị của dịch vụ cộng thêm và các dịch vụ mới, đảm bảo cung cấp các dịch vụ công ích phục vụ chính quyền địa phương các cấp. - Ứng dụng công nghệ mới nhằm mục đích đổi mới hệ thống quản lý, khai thác, nâng cao năng suất lao động như: hiện đại hóa khâu giao dịch, khai thác chia chọn trên mạng tin học, hệ thống truy tìm định vị bưu gửi, quản lý thông tin dữ liệu.
Tiêu chuẩn hóa băng keo đặc thù, bao bì, đóng gói bằng máy, cân điện tử, dung máy để kiểm tra mã vạch trên bưu gửi…. - Duy trì nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính cơ bản, phát triển dịch vụ tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ thu cước cho viễn thông và các đối tác khác.
Khách hàng có thể gửi thêm tiền để tăng số tiền gửi tiết kiệm, chọn mức tiền bảo hiểm rủi ro cao hơn (đến 80 triệu đồng) hay rút tiền mọi lúc mà không bị phạt v.v.. Để phát triển, thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ Bưu chính, Bưu điện Tỉnh Hà Nam cần có các biện pháp tiếp thị, quảng cáo trên nhiều phương tiện: thông tin đại chúng, băng rôn, biểu ngữ… nhằm tạo cho khách hàng hiểu biết hơn về dịch vụ. c) Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. * Bố trí công việc phù hợp năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm Để bố trí và sử dụng có hiệu quả lao động, sắp xếp đúng người, đúng việc, Bưu điện Tỉnh Hà Nam cần chú ý đến từng đối tượng với các thông số cụ thể như bằng cấp chuyên môn, các điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, xem xét năng lực, kinh nghiệm của từng đối tượng để sắp đặt họ vào đúng vị trí, nhiệm vụ thích hợp không dựa vào tình cảm chủ quan để bố trí công việc.
Một số kết luận về tình hình phát triển dịch vụ bưu chính và những kiến nghị đề xuất tại Bưu điện tỉnh