MỤC LỤC
- Giả sử việc trao đổi chỉ diễn ra giữa hai quốc gia là Việt Nam và Trung Quốc, với hai hàng hoá là vải và gạo, chi phí vận chuyển bằng 0, lao động được xem là yếu tố duy nhất, được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước nhưng không được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thị trường coi như cạnh tranh hoàn hảo. Mô hình này, chỉ ra hướng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá đó để mang lại lợi ích hay sự giàu có cho quốc gia, song mô hình này không giải thích được tại sao thương mại quốc tế vẫn diễn ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối hay bất lợi tuyệt đối về sản xuất ra hàng hoá. - Học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo cho rằng phúc lợi của thế giới (giả sử thế giới gồm hai nước) là lớn nhất khi mỗi nước xuất khẩu sản phẩm mà chi phí sản xuất ở trong nước thấp hơn ở nước ngoài và nhập khẩu những hàng hoá mà chi phí so sánh ở nước ngoài thấp hơn ở trong nước.
Lý thuyết này đã chứng minh rằng một nước sẽ thu được lợi qua buôn bán nếu xuất khẩu một hàng hóa được sản xuất bằng việc sử dụng ở mức cao các yếu tố sản xuất mà nước đó có tương đối nhiều và rẻ, đồng thời nhập những hàng hoá mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng ở mức cao yếu tố sản xuất mà mình có rất ít. - Mô hình về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng một sản phẩm đòi hỏi lao động tay nghề rất cao ở giai đoạn đầu tiên, sau đó khi thị trường đã phát triển và kỹ thuật ngày càng phổ biến hơn thì sản phẩm đó được chuẩn hoá, do đó độ tinh vi sẽ kém hơn, lúc này có thể hàng hoá được sản xuất ra hàng loạt. Như vậy, các nước tăng trưởng này đã sử dụng hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến theo đà gia tăng để làm khu vực chủ đạo…Chiến lược hướng ngoại này sẽ đưa nền kinh tế theo hướng mở cửa nhiều hơn, thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, tạo khả năng sinh lời cao trong việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Những công ty nội địa buộc phải làm việc cật lực hơn nữa để duy trì được lợi nhuận và thị phần của mình khi họ phải dối mặt với hàng hoá nhập khẩu, đồng thời những công ty xuất khẩu cũng bắt buộc phải theo kịp công nghệ hiện đại để duy trì hoặc cải thiện vị trí của mình trên sân chơi thương mại quốc tế.
- Thái Lan ưu tiên xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực bao gồm: đồ điện tử, đồ điện gia dụng, ô tô và phụ tùng thiết bị, hàng dệt may, đồ mỹ phẩm thời trang, đồ gỗ và đồ trang trí nội thất, hải sản, hàng đông lạnh, gạo, một số sản phẩm nông nghiệp đã có tiếng trên thị trường thế giới. - Thái Lan cũng sẽ cố gắng duy trì việc xuất khẩu những mặt hàng này vào các thị trường truyền thống, đồng thời thâm nhập thị trường mới nổi- nơi không những có nhu cầu rất tiềm năng mà các hàng rào phi thuế quan cũng ít hơn so với những thị trường truyền thống. Bộ Thương mại của nước này còn dự báo đến năm 2013, Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Thái Lan do nhu cầu hàng Thái ở nước này tăng nhanh chóng, với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ vượt 50 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan lúc đó.
* Tóm lại, mặc dù phải đương đầu với nhiều thách thức trong sự biến động kinh tế nhưng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ một nước nông nghiệp truyền thống trở thành một nước xuất khẩu có tiếng về các sản phẩm chế tạo chủ yếu trong khu vực. - Trong giai đoạn đầu (1950- 1965), kinh tế của Indonesia vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nguyên tắc chủ đạo quá trình CNH- HĐH của Indonesia mang tính chất đóng cửa, phát huy triệt để các nguồn lực trong nước nhằm phát triển công nghiệp, từng bước CNH. Trong bối cảnh đó, chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, định hướng phù hợp với xu thế thị trường là hướng ngoại mà trước hết là vào khu vực châu Á, kết hợp chặt chẽ với hướng nội nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đòi hỏi phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng của nền kinh tế.
Đồng thời phải xỏc định rừ mục tiờu thị trường, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nắm bắt được đối thủ cạnh tranh, thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và tạo ra cho hàng hoá Việt Nam một thương hiệu uy tín, vững chắc.
Do đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng điện tử, máy móc, phân bón, thiết bị đồng bộ…Sau khi tham gia ACFTA, các bên đều giảm hàng rào thuế quan xuống, hàng hoá xuất khẩu qua biên giới hai nước Việt- Trung tăng lên nhanh chóng. Trong hoàn cảnh đó, nếu như các doanh nghiệp của Việt Nam không học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì trong tương lai tình trạng nhập siêu của Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Bởi lẽ, khi phân tích nội dung của EHP, ta thấy chương trình này có nhiều quy định cụ thể rất thuận lợi cho cơ cấu hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
+ Một thực tế cho thấy, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, trong những năm gần đây, nước này đã nhập khẩu của Việt Nam trên 1 tỷ USD rau quả nhiệt đới và 2,1 tỷ USD thủy sản. Tuy vậy, thị phần hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam tại Trung Quốc là chưa lớn nên với chương trỡnh EHP, thỡ Việt Nam càng nhận thấy rừ đõy là một thị trương tiềm năng của mình. + Không chỉ vậy, những mặt hàng mà tham gia EHP đều là mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc và còn có thể được hưởng lợi ích ngay khi tham gia chương trình này.
Từ khuôn khổ ACFTA, để biến những cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc thành hiện thực thì Chính phủ cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam cần có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp cho từng giai đoạn, tình hình cụ thể.
Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa trước Việt Nam, trình độ công nghiệp và kỹ thuật của nước này đang dần dần theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới, ưu thế mà các loại sản phẩm của Trung Quốc mang lại đã và đang phù hợp với trình độ tiêu dùng hiện nay của Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 1/2007, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế nhập khẩu đợt đầu tiên của 1800 mặt hàng như gỗ sản phẩm, ôtô, xe máy, thuốc hóa học, nhựa sản phẩm, trang phục…Điều đó, đã tác động không nhỏ tới cả hai nước, cụ thể nó không những có lợi cho việc xuất khẩu của các mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thị trường của Việt Nam, mà còn khiến một bộ phận ngành nghề càng có ưu thế đặc biệt hơn. Chẳng hạn như hiện nay, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã trở thành một trong những cơ sở ngành nghề chế tạo quan trọng nhất trên thế giới, cần nhập khẩu số lượng lớn những sản phẩm hàng đầu, còn phía Việt Nam, lại có thể đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất của Quảng Đông.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Trung Quốc ngoài việc nhập khẩu những hàng hóa hàng đầu từ Việt Nam, còn có thể tận dụng triệt để các cơ hội mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng như là những chính sách ưu tiên để kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc đến đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực ngành nghề như: may mặc, đồ gia dụng, đồ điện tử…,. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các dự án giao thông lớn và xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đều đồng loạt được triển khai, khi đó nhu cầu về năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là ngành điện lực của Việt Nam đã rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, điều đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc triển khai các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO khoảng 3-5 năm, có tới 330 loại mặt hàng điện tử sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu, một số loại khác sẽ giảm thuế xuống còn 40-50%, cộng thêm những ưu đãi của chính phủ Việt Nam, đây sẽ là điều kiện thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Trung Quốc đến đầu tư và làm ăn tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cố gắng tăng cường mức độ cung ứng hàng hóa như nông sản, thủy sản.., đồng thời mở đại diện ở các thành phố của Trung Quốc để tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Việt Nam.