MỤC LỤC
Như vậy có thể đưa ra một số nhận định về đặc điểm của phân tích chi phí lợi ích như sau: Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp đánh giá để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn; Phân tích chi phí lợi ích quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế; Phân tích chi phí - lợi ích xem xét tất cả các chi phí và lợi ích có giá thị trường và không có giá thị trường; Phân tích chi phí - lợi ích xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung. Bởi vì, theo như điều tra của tác giả thì các nghiên cứu áp dụng CBA đối với phân tích hiệu quả của dự án được sử dụng rất nhiều tuy nhiên việc áp dụng CBA vào trong phân tích hiệu quả của việc trồng cam và trồng rừng ở Việt Nam dường như chưa có nghiên cứu nào thực hiện.
Các giống cam chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả và một số vướng mắc về quyền sử dụng đất, cũng như ranh giới giữa rừng trồng và vùng trồng cam. Sở dĩ các trang trại cam nhỏ, manh mún là vì chủ yếu là trồng dưới chân đồi, dưới những khu rừng tự nhiên, nên nẩy sinh những vướng mắc giữa người trồng cam và rừng trồng của lâm trường.
+ Chất lượng gỗ rừng trồng kém, sản lượng gỗ thấp bình quân đạt 75m3/ha + Công nghệ chế biến lâm sản thô sơ mới dừng lại ở một số sản phẩm truyền thống như nguyên liệu giấy, đồ gia dụng thông thường và phục vụ xây dựng. Để khai thác tiểm năng sẵn có, việc xây dựng chương trình phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 mang tính cấp thiết, nhằm xây dựng được kế hoạch tổng thể từ công tác quy hoạch, cơ chế chính sách đến việc bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng và đầu tư công nghệ chế biến, gắn phát triển kinh tế rừng với du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, đại đa số hộ nông dân trồng cam trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XVIII về phát triển nông lâm nghiệp, vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng bảo tồn, phục tráng giống cam sành Hàm Yên, xây dựng mô hình trồng mới cam trên đất đã trồng cam chu kỳ I.
Trên địa bàn có khu rừng đặc dụng Chạm chu là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, có giá trị cao về kinh tế, nghiên cứu khoa học và du lịch. + Các lâm trường quốc doanh vững mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp, là lực lượng giữ vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa tiếng Việt5 là rừng: diện tích có ít nhất là 0,5 ha; có Độ che phủ rừng tối thiểu là 30%; và Chiều cao tối thiểu của cây lúc trưởng thành là 3m (Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội, 2007). Chi tiết về phương pháp, cách lượng hóa giá trị hấp thụ khí CO2 sẽ được thể hiện cụ thể ở phần tính toán sau. Rừng trồng có chức năng cải tạo được độ phì cho đất. Rừng và đất không thể. 4 See definition of CDM eligible project activities at http://unfccc.int/resource/docs/2003/sbsta/10a03.pdf. 5 See official CDM definition of VN forests at http://cdm.unfccc.int/DNA/ARDNA.html?CID=233. tách rời nhau. Đất cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng phát triển và ngược lại trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rừng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể nhờ sự phân hủy vật rơi rụng của cây rừng. Việc phá rừng, nhất là ở vùng đất dốc, dẫn đến phá vỡ chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng và làm cho độ phì của đất bị suy giảm đáng kể. Vì mối quan hệ như vậy nên trồng rừng có tác dụng cải tạo độ phì cho đất rất lớn. 4) Giá trị điều tiết nước. Rừng trồng có giá trị trong việc điều tiết nước. Thể hiện qua việc điều tiết nước, đặc biệt là dòng chảy mùa kiệt. Dòng chảy kiệt ở những nơi có rừng được xác định là cao hơn so với những nơi không có rừng. Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động của việc trồng rừng. Khi lượng hóa các tác động không có giá trực tiếp trên thị trường chúng ta phải sử dụng giá tham khảo. Có rất nhiều phương pháp xác định giá tham khảo khác nhau. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng ta sử dụng chủ yếu là phương pháp chi phí thay thế. Phương pháp chi phí thay thế dựa trên cơ sở nguyên lý đo lường sự phục hồi lại môi trường mà trong thực tế yếu tố bị ảnh hưởng khó xác định hoặc khó lượng hoá bằng phương pháp trực tiếp. Nội dung của phương pháp này được tiến hành như sau: trước hết là xác định yếu tố tác động và nhân tố bị tác động, tiếp theo là đánh giá mức độ ảnh hưởng, chủ yếu là xác định nhân tố bị ảnh hưởng. Trong đó quan trọng là quy mô, phạm vi và giá trị bằng tiền tệ của quy mô phạm vi này. Trong quá trình thực hiện này chúng ta phải loài trừ được những yếu tố ràng buộc tương quan. Cuối cùng sẽ quy đổi giá trị của mức độ bị ảnh hưởng ra tiền tệ. Giá trị này chính là giá trị thay thế. Sau đây là bảng thể hiện các phương pháp áp dụng để lượng hóa các chi phí và lợi ích của việc trồng rừng:. Bảng 3-7: Các phương pháp áp dụng để lượng giá các chi phí và lợi ích. của việc trồng rừng. Hạng mục Phương pháp áp dụng. 1) Chi phí giống cây Phương pháp giá thị trường: Dựa vào giá bán cây giống trên thị trường. 2) Chi phí phân bón Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại phân bón trên thị trường. 3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường. 4) Chi phí chăm sóc, bảo vệ Phương pháp giá thị trường: Được tính dựa trên ngày công lao động. 1) Doanh thu khai thác gỗ Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán gỗ trên thị trường. 2) Lợi ích bán củi đun Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán củi trên thị trường. 4) Giá trị bảo vệ đất chống xói mòn. Phương pháp giá tham khảo: Dựa vào phương pháp chi phí tránh thiệt hại thông qua việc tạo ra các kịch bản khác nhau để xác định giá trị của rừng trong việc bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước của rừng. Giá trị này sẽ sử dụng kết quả kế thừa từ các nghiên cứu trước. Đồng thời sử dụng cả phương pháp giá cả thị trường để xác định giá của các phân bón chứa chất dinh dưỡng N, P, K, hữu cơ mà cây rừng mang lại trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn. 5) Giá trị điều tiết nước của rừng. Theo phương pháp này, giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn được tính qua giá trị của lượng dinh dưỡng đất (N, P, K và HC) giảm được do có rừng so với trường hợp rừng bị chuyển đổi thành đất trống, cây bụi. Kết quả tính toán theo đề tài: “Nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2007 cho thấy giá trị bình quân của việc bảo vệ đất của rừng trồng là 82.700đ/ha/năm. 4) Giá trị điều tiết nước của rừng/tăng dòng chảy mùa kiệt.
Tổng 65.829.874 Nguồn: Tác giả tự xử lý
Xác định các chi phí, lợi ích của việc trồng cam. Việc xác định chi phí và lợi ích của việc trồng cam trên quan điểm tài chính và quan điểm kinh tế được thể hiện dưới bảng sau:. Bảng 3-18: Xác định các chi phí và lợi ích của việc trồng cam trên quan điểm kinh tế và tài chính. Hạng mục Trên quan điểm tài chính Trên quan điểm kinh tế I. 3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 4) Chi phí nhân công chăm sóc 4) Chi phí nhân công chăm sóc II. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng của việc trồng cam. Tương tự như đối với dự án trồng rừng, Trong nghiên cứu này, các tác động tiềm năng của việc trồng cam bao gồm:. 1) Bảo vệ đất chống xói mòn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào tính toán giá trị bảo vệ đất chống xói mòn và giá trị nhờ hấp thụ khí CO2. Còn các giá trị điều tiết nước và cải tạo độ phỡ của đất dường như khụng rừ ràng. Do vậy, giỏ trị cải tạo độ phỡ cho đất và điều tiết nước của cây cam sẽ không được tính tới. Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động của việc trồng cam. Tương tự như đối với dự án trồng rừng, việc lượng hóa các chi phí và lợi ích của việc trồng cam dựa trên 2 phương pháp chính đó là phương pháp giá thị trường và phương pháp giá tham khảo. Cụ thể đối với từng loại chi phí, lợi ích được thể hiện dưới bảng sau:. Bảng 3-19: Các phương pháp áp dụng để lượng giá các chi phí và lợi ích của việc trồng rừng. Hạng mục Phương pháp áp dụng. 1) Chi phí giống cây Phương pháp giá thị trường: Dựa vào giá bán cây giống trên thị trường. 2) Chi phí phân bón Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại phân bón trên thị trường. 3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường. 4) Chi phí chăm sóc, bảo vệ Phương pháp giá thị trường: Được tính dựa trên ngày công lao động. 1) Doanh thu bán cam Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán gỗ trên thị trường. 2) Giá trị bảo vệ đất chống xói mòn. Phương pháp giá tham khảo: Được tính dựa trên giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của việc trồng rừng. 3) Giá trị hấp thụ khí CO2 Phương pháp giá tham khảo: Được tính dựa trên giá trị hấp thụ khí CO2 của việc trồng rừng. Do vậy khi tính toán giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của việc trồng cam sẽ dựa trên giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của việc trồng rừng trong đó có sự quy đổi dựa trên tỷ lệ che phủ của tán cây.
Tương tự như đối với việc trồng rừng, thì hiệu quả của việc trồng cam cũng bị tác động bởi sự biến động của giá cả của các chi phí đầu vào và giá cả tiêu thụ cam. Tuy nhiên trong phân tích này tác giả chưa đề cập tới tác động này.
Trên quan điểm Tài chính
Hiện nay có cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường của Thủ tướng Chính Phủ được áp dụng thí điểm tại một số tỉnh (Theo quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/4/2008). Chính sách này nhằm thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, nhất là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các dịch vụ kinh doanh du lịch. Đây là căn cứ để Nhà nước, tổ chức …được hưởng lợi từ rừng phải chi trả cho dịch vụ đó. Cụ thể: Đối với lợi ích từ việc hấp thụ khí CO2 của rừng như đã tính toán trong bảng 3-11 ở trên thì để nhận được khoản tiền này có 2 hình thức: 1) Nhà nước tìm cơ chế để các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ để đóng góp; 2) Nhà nước chia sẻ lợi ích với người dân để người dân duy trì được rừng. - Không tăng ồ ạt diện tích đất trồng cam, trước mắt rà soát những diện tích cam hiện có, những diện tích cho thu hoạch ổn định, đầu tư thâm canh, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới một cách triệt để, tăng diện tích phù hợp với khả năng kinh tế kỹ thuật và trình độ thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm.