MỤC LỤC
- Công ty luôn quan tâm đến đầu tư theo chiều sâu tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để giảm dần bộ máy quản lý gián tiếp cho phù hợp và đem lại hiệu quả trong công việc, góp phần nâng cao năng suất lao động, tổng hợp và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Công ty ở các đơn vị sản xuất. - Xây dựng và ban hành các quy chế tuyển dụng, quy chế trả lương, thưởng, nội quy, kỷ luật lao động, giao khoán giá thành và giao khoán quỹ lương trên đơn vịsản phẩm, thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy chế trên tại các đơn vị.
Hàng năm, Công ty vẫn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của Công ty theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp để nâng cao trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên Công ty cũng cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ văn hóa qua các lớp đào tạo do Công ty tự tổ chức, tham gia các phong trào thi thợ giỏi để cho các công nhân giữa các đơn vị trong Công ty học tập, trao đổi kinh nghiệm có hiệu quả sản xuất.
Sắp xếp, bố trí phù hợp giữa công tác sản xuất và công tác tiêu thụ phù hợp với diện sản xuất, khu vực sản xuất, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nhằm tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và giảm một lượng công nhân viên sản xuất gián tiếp. Với những khó khăn và thuận lợi trên Công ty đã và đang khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty là nghiên cứu một cách toàn diện, có căn cứ khoa học tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nhằm rút ra những kinh ngiệm tổng quát về các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ ra những ưu nhược điểm và đưa ra những biện pháp khắc phục tồn tại, đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả và phát triển bền vững. Còn năng suất lao động năm 2014 tính cho một công nhân viên và tính cho một công nhân sản xuất giảm so với kế hoạch 2014 lần lượt là: 0,55 tấn/người- tháng, 0,09 tấn/ người-tháng là do tốc độ tăng số người lao động tăng cao hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác.
Trong thời gian này lượng than tiêu thụ được ít là do do nhu cầu khách hàng trong thời gian này thấp vì nhiều nguyên nhân khách quan hoặc do quá trình sản xuất của công ty vào thời gian này gặp khó khăn do thời tiết, tài chính không đủ vì nợ phải thu cao, máy móc đã hết khấu hao cần sửa chữa nhiều làm năng suất lao động giảm dẫn đến không đáp ứng đủ lượng than cần thiết để tiêu thụ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vì nó là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thị trường nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đặt ra.
Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã quá cũ, doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ và ngược lại nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới càng nhiều. Việc trang bị kĩ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng, trình độ cơ giới hóa cho doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Phân tích năng suất lao động dựa trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng tăng năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, và tạo ra tích luỹ để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động. Đối với mỗi doanh nghiệp tiền lương không chỉ là một yếu tố chi phí quan trọng trong cơ cấu giá thành sản phẩm mà nó còn được coi là công cụ, là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích việc tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.Tiền lương phải đảm bảo thu nhập cho cuộc sống của người lao động, tái sản xuất sức lao động, ổn định công ăn việc làm và nâng cao dần mức sống từ công việc.
Công ty chưa giảm được giá thành sản xuất qua đây cho thấy công tác quản trị chi phí của Công ty là chưa đạt yêu cầu, Công ty cần tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả; thực hiện công tác quản trị chi phí tới từng công trường, từng phân xưởng. Công ty cần phải tính toán sao cho chi phí là nhỏ nhất đặc biệt là chi phí về tiền lương cần bố trí công việc phù hợp về nguyên vật liệu cần lập kế hoạch tổ chức cung ứng sao cho rừ ràng hợp lý quản lý chặt chẽ trỏnh thất thoỏt lóng phớ.
- Tỷ trọng các khoản phải thu cuối năm giảm cho thấy công ty ít bị khách hàng chiếm dụng vốn so với đầu năm, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn cao vì vậy công ty cần có những kế hoạch hoặc biện pháp thu hồi khoản phải thu, vì vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay, nên sẽ phải mất chi phí lãi vay, bị khách hàng chiếm dụng vốn vừa mất thêm chi phí lãi vay, vừa không có vốn luân chuyển trong sản xuất. Mặc dù chịu ảnh hướng của các nhân tố khách quan như thời tiết và thị trường nhưng bản thân công ty trong năm 2014 vẫn chưa khắc phục được những nhược điểm trong khâu quản lý cũng như các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao khả năng sản xuất, khả năng sinh lời của vốn CSH cũng như vốn vay để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty trong điều khai thác ngày càng khó khăn hơn.
LẬP KẾ HOẠCH CUNG ỨNG VÀ DỰ TRỮ MỘT SỐ VẬT TƯ KĨ THUẬT CHỦ YẾU NĂM 2015
Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật là một bộ phận không thể thiếu bởi nó đứng sau kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Nó chính là bước cơ sở để tạo tiền đề cho kế hoạch giá thành.Dựa trên mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất mà trong đó chi phí vật tư kĩ thuật chiếm một tỉ trọng đáng kể.Do vậy ở các doanh nghiệp, kế hoạch cung ứng vật tư kĩ thuật chủ yếu luôn được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong công tác kế hoạch của mình. Việc lập kế hoạch cung ứng vật tư kĩ thuật chủ yếu có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.Thông qu a sự tác động của công tác lập kế hoạch vật tư tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như tới khối lượng và chất lượng sản phẩm từ đó quyết định khối lượng tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp.Vì vậy, kế hoạch cung ứng và dự trữ vật tư và chi phí sản xuất luôn là một nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm.
Dựa trên những cơ sở đó mà phương pháp nghiên cứu của chuyên đề là bằng phương pháp thống kê để có được những đánh giá chính xác về số lượng cung cầu vật tư và dự trữ vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp. Sau đó kết hợp với lý luận về tổ chức quản lý vật tư, tổ chức thu mua, cấp phát và tình hình công tác cung ứng và sử dụng vật tư trong những năm qua để tiến hành thiết kế phương án cho chuyên đề. Nội dung của chuyên đề. Chuyên đề thực hiện các nội dung khái quát:. -Cơ sở lý luận chung về lập kế hoạch cung ứng vật tư trong Doanh nghiệp. - Phân tích tình hình cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2014 của doanh nghiệp. + Lập kế hoạch nhu cầu vật tư kỹ thuật chủ yếu cần sử dụng của Công ty trong năm 2015. Nhiệm vụ của chuyên đề. Trong chuyên đề này, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:. - Rà soát lại hệ thống mức vật tư của Công ty than Nam mẫu-TKV. +Phân tích tình hình cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty Than Nam Mẫu năm 2014. +Xác định các loại vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty Than Nam Mẫu năm 2015. +Các căn cứ lập kế hoạch cung ứng vật tư kĩ thuật. + Lập kế hoạch nhu cầu vật tư kỹ thuật chủ yếu dùng trong hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015. + Xác định số lần cung ứng tối ưu. - Phân tích kế hoạch và đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch. Cơ sở lý luận và thực trạng công tác cung ứng vật tư kỹ thuật năm 2015 tại. Vật tư là tên gọi chung của nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài. Nói cách khác, vật tư còn được định nghĩa là những đối tượng sản xuất dùng để sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá khác. Trong doanh nghiệp công nghiệp mỏ, có rất nhiều loại vật tư như thuốc nổ, gỗ lò, nhiên liệu…. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm và hàng hoá khác nhau, và theo xu thế chung, những chủng loại hàng hoá của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Để sản xuất ra các sản phẩm hóa đó, người ta phải sử dụng rất nhiều loại vật tư. Mỗi sản phẩm hàng hoá được cấu thành từ các loại vật tư theo một tỉ lệ nhất định. Cho dù là một vật tư nhỏ nhưng thiếu nó, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Trong doanh nghiệp công nghiệp mỏ, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 30% chi phí trong giá thành sản phẩm. Vật tư chính là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới sự tác động của lao động, vật tưbị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Vật tư là yếu tố đầu tiên của quy trình sản xuất, nó tác động, ảnh hưởng và chi phối các hoạt động tiếp theo của quy trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp. 3.2.1.2 Khái niệm và nội dung của việc lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật a) Khái niệm lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật. Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật là một bộ phận hợp thành của kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của doanh nghiệp. Đó là phương án cung ứng vật tư kỹ thuật cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định thường là một năm nhằm đảm bảo cho sản xuất được liên tục, nhịp nhàng. b) Nội dung cung ứng vật tư kỹ thuật. Năm 2014 là một năm có rất nhiều biến động về khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu việc đó cũng làm cho sự biến động của tình hình các nước trong khu vực đông nam á nói chung và nền kinh tế việt nam nói riêng, nhưng Công ty than Nam Mẫu đã thực hiện và làm theo những tiêu chí mà tập đoàn đưa ra điều đó đã thúc đẩy được sự phát triển bên vững của công ty và khôngbị ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Chi phí thu mua tính cho một lần mua hàng (bao gồm tiền lương, công tác phí, vận chuyển, thuê bốc hàng,…)theo thống kê kinh nghiệm chi phí bình quân cho 1 đợt mua hàng là : Zđh=9,35 triệu đồng /1 lần. + Với mức lương bình quân mỗi nhân viên của kho vật tư là 7 triệu /người- tháng. Công ty than Nam Mẫu có 3 khu vực quản lý kho vật tư, mỗi kho lại bố trí số. thủ kho khác nhau. BHXH BHYT KPCĐ BHTN Tổng. Theo tỉ lệ giá trị nhập trong kì 2014 của các vật tư kỹ thuật chủ yếu và theo kinh nghiệm tại Công ty thì tổng chi phí lưu kho cho mỗi loại vật tư tương đối là:. Vì tổng chi phí lưu kho tính theo một năm và theo báo cáo xuất nhập tồn vật tư năm 2014, giá trị vật tư kĩ thuật chủ yếu tồn kho bình quân của mỗi loại là :. a) Thuốc nổ hầm lò. c) Sắt thép chống lò. Lượng vật tư cần mua qua mỗi đợt mua hàng a) Thuốc nổ hầm lò. - So với kế hoạch của công ty (cung ứng 19 lần) thì số lần cung ứng tác giả lập làm tăng chi phí đặt hàng:. - Sau khi tối ưu hoá quá trình cung ứng được thể hiện trong bảng 3-13:. Hiệu quả sau khi tối ưu hóa quá trình cung ứng. Clk Cđh Ct Clk Cđh Ct. Qua phân tích có thể thấy kế hoạch mà tác giả lập tiết kiệm vật tư hơnso với kế hoạch mà Công ty đưa ra tuy lượng chênh lệch không quá lớn. Nguyên nhân là do sự hiểu biết và áp dụng tình hình thực tế của tác giả còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa tính toán hết được những tác động cũng như điều kiện sản xuất thực tế tại Công ty. Tuy vậy, với những hiểu biết của mình, tác giả xin đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác cung ứng vật tư kĩ thuật mà đặc biệt là những vật tư kỹ thuật chủ yếu cần thiết của công ty để sản xuất ổn định và đạt hiệu quả cao hơn trong những năm kế hoạch sau. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư chủ yếu của Công ty năm 2015. Để kế hoạch cung ứng vật tư thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì bên cạnh việc phải đảm bảo độ chính xác các kế hoạch thì một yêu cầu hết sức quan trọng đó là phải thiết lập được hệ thống các biện pháp hỗ trợ quá trình cung ứng và dự trữ vật tư. Tìm hiểu thị trường và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh trong cung ứng vật tư. Trong những năm gần đây, Công ty thường có mối quan hệ tốt với một số bạn hàng cung ứng như: Công ty cổ phần và cơ khí mỏ việt Bắc, Công ty cổ phần vật tư mỏ địa chất, Công ty cổ phần cở khí Mạo Khê, Công ty cổ phần Hạ Long, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than-Vinacomin, Công ty cổ phần ĐTTM & DV Hà Nội, Công ty TNHH TM & DV Oanh Sơn. Trên cơ sở kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2014 của Công ty, phòng Vật tư kỹ thuật cùng với phòng Kế hoạch cần chủ động tìm hiểu và ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo tính chủ động trong công tác tổ chức cung ứng, cấp phát vật tư phục vụ cho sản xuất. Cần tìm thêm các đối tác cung ứng mới cả trong cũng như ngoài ngành để tránh sự độc quyền về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm của các Công ty cung ứng trong ngành, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí vật tư và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Biện pháp về giá cả khi ký kết các hợp đồng kinh tế. Trên cơ sở kế hoạch về cung ứng vật tư kỹ thuật đã được lập cho năm 2013, phòng Vật tư chịu trách nhiệm tìm các nguồn hàng đúng chủng loại, quy cách, chất. lượng đã lập. Phòng Kế hoạch tổng hợp các nhu cầu, giá cả mà phòng Vật tư đã đi kiểm tra các đơn vị bán hàng, làm tờ trình qua Hội đồng duyệt giá theo các mức sau:. - Đối với những mặt hàng nhỏ, đơn giá thấp, giá trị lô hàng nhỏ hơn 10 triệu đồng thì mua trực tiếp để phục vụ kịp thời cho sản xuất. - Đối với những mặt hàng có giá trị trên 10 triệu đồng thì phải ký hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế được ký kết sau khi lô hàng đã được Hội đồng duyệt giá Công ty duyệt. Những biện pháp tổ chức mua vật tư. Hiện nay quy trình mua phụ tùng vật tư thiết bị của Công ty được thực hiện theo các bước sau:. + Thanh lý hợp đồng. Các biện pháp liên quan đến quá trình dự trữ a) Tổ chức kho vật tư. Để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho công tác nhập xuất vật tư cũng như để tránh tổn thất, hao hụt vật tư trong kho, Công ty cần có tổ chức kho hợp lý như sau:. - Các kho vật tư phải được bố trí gần nơi sản xuất nhất để có thể kịp thời cung ứng một cách nhanh nhất các nhu cầu phát sinh, tránh vận chuyển nhiều lần có thể gây hao hụt, mất mát và giảm được chi phí vận chuyển. - Bố trí mỗi kho một thủ kho cùng với một người quản lý chung các kho của một khu vực quản lý. - Hàng ngày nhu cầu sử dụng vật tư kỹ thuật đòi hỏi liên tục với số lượng tương đối lớn và nhiều chủng loại khác nhau, do đó việc cấp phát vật tư cho các đơn vị sản xuất đòi hỏi các nhà quản lý phải nhận dạng nhanh cùng với các thông tin về số lượng, chất lượng và chủng loại của các vật tư liên quan. Vì vậy, việc mã hóa vậttư ở Công ty là rất cần thiết, hơn nữa vật tư của Công ty lại có rất nhiều chủng loại và được chia ra làm nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm lại có nhiều loại cụ thể nên sự cần thiết của việc mã hóa hệ thống vật tư ngày càng cao. Với việc mã hóa như trên thì có thể sẽ gây khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin chi tiết về loại vật tư cần thiết. Do đó, Công ty có thể xây dựng một hệ thống chi tiết, cụ thể hơn để đảm bảo thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin, quản lý và cấp phát vật tư. *Về công tác bảo quản. Công ty phải thường xuyên cử cán bộ kiểm tra chất lượng kho tàng, bến bãi nếu không đảm bảo phải cho sửa chữa kịp thời, kho gỗ phải có mái che mưa, nắng, xây các bục kê, rãnh thoát nước thường xuyên phải được khai thông. Bố trí vật tư phải theo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy trong một không gian hợp lý sao cho phù hợp với nguyên tắc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau. Kiểm tra số lượng gỗ, thuốc nổ,vỡ chống thộp trong kho theo định kỳ để biết được loại gỗ, thuốc nổ,vỡ chống nào tồn kho nhiều, loại nào cần phải bổ sung ngay để đảm bảo lượng dự trữ tối thiểu cho hoạt động sản xuất được bình thường, không gây ắch tắc sản xuất, hoặc gián đoạn do ngừng chờ vật tư. Do gỗ thường xuyên được lấy và ôtô ra vào liên tục lên tác giả đã đưa vị trí kho gỗ ra ngoài cùng để cho tiện việc vận chuyển và đưa kho nhiên liệu dầu mỡ vào trong để tránh ảnh hưởng đến môi trường. * Về hệ thống kho bãi. - Bố trí thêm mỗi kho một quạt gió, thêm hai đèn chiếu sáng. - Vị trí sắp xếp trong kho: kho nhiêu liệu, kho cơ khí được hay sử dụng thì bố trí bên ngoài cùng thuận tiện cho việc cấp phát. - Dựng camera đặt ở cỏc kho để tiện theo dừi. - Xây tường bao xung quanh cao 2,8m ; mái lợp với hệ thống chống nóng bằng tôn cách nhiệt để đảm bảo chất lượng cho vật tư. - Áp dụng công nghệ thông tin để sử dụng các phần mềm quản lý kho như: mô hình tổng quan trong quản lý kho 3S ERP; phần mềm Vatel WMS và phần mềm FGMS. b) Công tác kiểm kê kho và đánh giá dự trữ. Hàng năm, phòng Tài chính kế toán chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan của Công ty như phòng Vật tư, phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật tiến hành kiểm kê định kỳ vào ngày 1/1 của năm sau. Hàng tháng, các đơn vị cử người về phòng Vật tư để đối chiếu nhận nợ chi phí vật tư đã lĩnh của Công ty. Các phiếu kho cho phép nắm được lượng hàng còn tồn trong kho là bao nhiêu, nhưng nhược điểm là không nắm được tình trạng hư hỏng, mất mát ở tất cả các dạng. Công tác kiểm kê kho vật tư có thể được thực hiện như sau:. - Kiểm kê số lượng vật tư kỹ thuật có trong kho theo từng chủng loại vật tư. - Đánh giá chất lượng của vật tư kỹ thuật hiện có trong kho theo các tiêu chuẩn sau:. Từ đó có thể đánh giá được mức dự trữ cũng như tình hình sử dụng vật tư của Công ty tại thời điểm kiểm kê, xem xét mức dự trữ vật tư đã hợp lý hay chưa, tình hình sử dụng có hơn mức tiêu hao dự kiến hoặc có những loại vật tư nào cần có sự điều chỉnh lại mức so với kế hoạch. c) Các biện pháp ứng phó với sự tăng giảm dự trữ ngoài kế hoạch.