MỤC LỤC
Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.Thanh Hóa là vùng đất có lịch sử lâu đời trên mọi phương diện lịch sử , địa lí , văn hóa , trong lịch sử hơn 1000 năm phong kiến của Việt Nam vùng đất này có hơn 500 năm làm nơi xuất thế của các vị vua vì thế mà không thể phủ nhận vai trò của xứ Thanh trong việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Với sự tác động tổng hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam nhằm mục đích bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống hướng tới sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai , sự phát triển về kinh tế xã hội của Thanh Hóa không chỉ thể hiện qua điều kiện thuận lợi ,nguồn lực mà còn thể hiện qua phương diện bảo tồn và phát triển văn hóa mà một trong số đó là việc giữ gìn sức sống cho làng nghề.
Làng nghề làm nón lá gắn liền với quá trình hoạt động phi nông nghiệp , đây là hoạt động tiểu thủ công nghiệp được tiến hành trong làng bởi thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp bị phụ thuộc vào thời tiết chỉ 1/2 đến 1/3 thời gian trong năm , thời gian lao động ít , năng suất thấp vì vậy nhu cầu tạo việc làm thêm cho người nông dân là nhu cầu bức thiết , vì vậy nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập được hình thành , tuy nghề làm nón chỉ là nghề phụ nhưng quá trình chuyên môn hóa đã tạo ra một năng suất nhất định cho nghề làm nón , hình thành sản phẩm dư thừa và có thể bán ra thị trường , hoạt động của nghề làm nón đã ngày càng gắn liền với thị trường. Vì vậy, có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của người dân như trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Kết cấu hạ tầng nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, là một trong những điều kiện để khai thác các nguồn lực và lợi thế của từng vùng, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cư, góp phần giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
Trong những năm qua làng nghề làm nón tại xã Trường Giang , huyện Nông Cống luôn thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật trong việc phát triển làng nghề nhằm tạo dựng nền tảng để xây dựng làng nghề bền vững , mỗi một người làm nghề đều ý thức rừ vai trũ và trỏch nhiệm của bản thõn trong việc góp phần xây dựng một làng quê thời hiện đại văn minh nhưng không mất đi giá trị truyền thống tạo dựng rất nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra những khó khăn cần khắc phục để vừa pháp triển làng nghề bền vững vừa áp dụng được các quy định của pháp luật trong hoạt động làng nghề , quá trình hoạt động pháp luật đang dần có hiệu quả , một số hộ gia đình đã bước đầu thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập , thuế giá trị gia tăng nhờ hoặt động sản xuất nón lá , góp phần thực hiện nghĩa vụ của công dân , tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp. Thứ tư , vấn đề thiếu nhân lực và khả năng tiếp thu của người lao động ,do phải tuyên truyền trong thời gian dài và trên địa bản rộng , nguồn nhân lực của ủy ban nhân dân xã rất nhiệt tình trong công việc nhưng lại hạn chế , đối tượng thực hiện việc tuyên truyền pháp luật trực tiếp nhất là chi hội phụ nữ , hầu như thành viên trong chi hội đều phải thực hiện hai nhiệm vụ nhiệm vụ của nhà nước và nhiệm vụ gia đình mà lại không có phụ cấp bởi vậy nhu cầu sinh hoạt lại tạo khó khăn cho nhân lực , để thực hiện một nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật cùng một thời gian trên nhiều địa điểm cần có sự đồng bộ tuy nhiên với số lượng công việc bị chồng chéo người lao động có ý thức nhưng lại không có thời gian ,nên hiệu quả thực hiện pháp luật chỉ trên mức trung bình mà chưa cao , đối tượng lao động của làng nghề không chỉ là những nghệ nhân, người lao động có đủ năng lực về độ tuổi và hành vi mà còn có đối tượng đặc biệt là trẻ em ,những lao động được tận dụng trong lúc nông nhàn , đây là đối tượng đặc biệt trong cả quy định của luật lao động năm 2012, bởi vậy cần có sự quan tâm của Nhà nước.
Trong quá trình hoạt động của làng nghề , nguồn nguyên liệu được lấy tại hai nơi là địa phương và lá dừa khô được nhập về từ các tỉnh phía nam , quá trình này đã thúc đẩy mạng lưới dịch vụ đi kèm việc mua bán hàng hóa , hiện nay số lượng lá dừa để làm nón được chuyển về qua hai con đường chính đó là đường sắt và ô tô khách , lá nón được đưa đến các chợ đầu mối như Chợ Minh Thọ được xây dựng cách ga Minh Khôi 3 km hay các chợ đình , chợ bán theo ngày , rất dễ dàng để có thể thu mua nguyên liệu làm nón với giá cả hợp lí , một cân lá có giá trị khoảng 200.000 đến 300.000 đồng , tùy theo chất lượng và thời gian mua hàng , một chiếc nón lá có giá trịn nguyên liệu từ 3000 đồng đến 8000 đồng khi ra thị trường có thể bán với giác 20.000 đến 30.000 nghìn đồng chưa tính chi phí vận chuyển. Thứ hai , vấn đề về xây dựng nguồn nguyên liệu cho làng nghề , hiện nay nguồn nguyên liệu chủ yếu của làng nghề lấy từ địa phương hoặc được vận chuyển từ các tỉnh phía Nam , tuy nhiên với việc quy mô ngày càng mở rộng nhưng vùng nguyên liệu không được khoanh vùng kết hợp với quá trình biến đổi khi hậu việc xâm thực mặn ngày càng nhiều , đến một thời gian nhất định nguồn nguyên liệu sẽ bị cạn kiệt, dù nguyên liệu của nón lá rất đa dạng nhưng một loại lá sẽ tạo nên chất lượng nón khác nhau , điều này cũng có thể ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng , nếu sử dụng những nguyên liệu hiện đại thì số lượng nguyên liệu và cách sử dụng kèm theo tiêu chuẩn quy chuẩn kĩ thuật cần có sự thay đổi cho phù hợp với pháp luật về môi trường.
Có một bộ luật làng nghề riêng là điều tất yếu để hoàn thiện pháp luật làng nghề , tuy nhiên không thể tách biệt luật làng nghề ra khỏi hệ thống pháp luật chung , càn linh hoạt điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực làng nghề ví dụ như vấn đề lập hợp đồng trong luật thương mại , khi nào hợp đồng mua bán hàng hóa trong làng nghề được coi là hợp đồng dân sự , khi nào được coi là hợp đồng thương mại hay vấn đề về lao động của làng nghề, cơ sở hạ tầng , nguồn vốn , chính sách của hoạt động làng nghề cũng cần có sự phối hơp của các văn bản quy phạm khác. Làng nghề là một nét văn hóa đặc biệt của Việt Nam , đây là bản sắc , là lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc bởi vậy cần được bảo tồn và phát triển bền vững , tuy nhiên việc đóng cửa giấu nghề cũng không phải là phương pháp bảo tồn phát triển làng nghề trong thời kì công nghiệp hóa , hiện đại hóa , cần có sự công nhận làng nghề khi có quan hệ phát luật liên quan đến quan hệ quốc tế để tránh tình trạng phương thức sản xuất bị thất lạc , hoặc sao chép một cách bất hợp pháp mà không hề có căn cứ nào để bảo vệ quyền lợi cho người lao động , bởi vậy cần có những quy định bảo về làng nghề trong hệ thống tư pháp quốc tế , luật sở hữu trí tuệ.
Tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề thông qua các hình thức phong phú : mở trang web giới thiệu thị trường về sản phẩm của các làng nghề, tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp làng nghề đi tham quan các cơ sở sản xuất ở các tỉnh bạn và đi nước ngoài thăm quan hội chợ, tìm hiểu thị trường, thu thập những thông tin về hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá, khách hàng và điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán và thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu người tiêu dùng với giá cạnh tranh. Nhà nước có thể hỗ trợ xây dựng mạng một cách có trọng điểm cho những vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung và có sản lượng lớn để các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tìm kiếm và kết nối trực tiếp với khách hàng hoặc mở các trang web để giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia giao dịch điện tử, đàm phán ký kết hợp đồng trên mạng, mạnh dạn đầu tư vào xây dựng thương hiệu cho làng nghề của tỉnh , như vậy tỉnh và các làng nghề cần đăng ký thương hiệu, tổ chức liên doanh liên kết, thu hút các nghệ nhân và thợ giỏi vào sản xuất ra những sản phẩm đó với chất lượng cao, giữ vững thương hiệu và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho các thương hiệu đó.