MỤC LỤC
Hợp đồng bảo hiểm theo điều kiện này còn bảo hiểm tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hoặc xác định theo hợp đồng chuyên chở hay một tập quán nhất đang chi phối.Và theo điều kiện này, phần trách nhiệm của người được bảo hiểm trong trường hợp đâm va hai bên cùng có lỗi. - Những chi phí và tiền công hợp lý mà người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm hay những chi phí kiện tụng đòi người thứ ba bồi thường.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất, mất mát của hàng hóa hay trách nhiệm liên quan do rủi ro đã thỏa thuận gây nên còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm. Về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm chỉ nằm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, tuy nhiên khi cộng tiền tổn thất và các chi phí cứ hôk, phí cứu hộ,chi phí giám định, đánh giá và bán hàng hóa bị tổn thất, chi phí đòi người thứ ba bồi thường, tiền đóng góp tổn thất chung thì có vượt quá số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm vẫn phải bồi thường.
Vào đầu năm các nhân viên của phòng bảo hiểm hàng hải phải thu thập được thông tin về kim ngạch xuất nhập khẩu như chủng loại hàng hoá, số lượng hàng hoá của từng công ty xuất nhập khẩu, qua đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khai thác và định mức thu phí trong năm cho các đối tượng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu thường xuyên cử nhân viên nhắc nhở khách hàng mua bảo hiểm theo đúng thời gian quy định, đồng thời hướng dẫn họ mua bảo hiểm hết phần kim ngạch nhập về theo giá FOB, CIF và phần kim ngạch xuất theo giỏ CIF. - Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ và không thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ từ chối ngay bằng cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường bưu điện kèm theo các tài liệu giải thích cho khách hàng hiểu.
Việc xác định tỷ lệ phí không chỉ dựa vào kết quả của tính toán, thống kê hay các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế, chi nhỏnh cũn thường xuyờn theo dừi sự biến động của thị trường, khỏch hàng, nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý. Đồng thời, người yêu cầu giám định phải bổ xung đầy đủ các giấy tờ có liên quan cần thiết cho GIC: Hợp đồng bảo hiểm, vận đơn, hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại, biên bản giao nhận giữa chủ tàu và chủ hàng, và các chứng từ khác liên quan chứng minh tổn thất nếu giám định viên yêu cầu. Dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển…GIC cần phải xem xét tổn thất để đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của GIC hay không?.
- Khi giám định xong, Giám định viên phải ghi toàn bộ nội dung chi tiết của cuộc giám định, kết quả giám định được lập thành biên bản giám định để khách hàng, người bảo hiểm và các bên có kiên quan có cơ sở pháp lý phân bổ trách nhiệm, người được bảo hiểm có cơ sở để khiếu nại giải quyết bồi thường.
Các văn bản pháp quy trên cùng với bộ luật hàng hải được ban hành vừa có tác dụng nâng cao chế độ quản lý Nhà nước theo xu hướng minh bạch, công khai, vừa tạo tính chủ động, sáng tạo cho DNBH, vừa bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm và góp phần tích cực trong việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng. - Thực trạng này đã tồn tại trong một thời gian dài, chủ yếu là do các thói quen mua FOB bán CIF trong hoạt động ngoại thương tức là, việc mua bảo hiểm thường thuộc trách nhiệm của bên bán (nếu phía Việt Nam nhập) và bên mua (nếu phía Việt Nam. Tập quán kinh doanh xuất - nhập khẩu ở nước ta đang hoàn toàn ngược lại với thông lệ quốc tế đã dẫn đến hậu quả là: các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam gần như hoàn toàn mất thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực này.
Khi quyền thuê tàu là của thương nhân nước ngoài (kể cả khi một đại lý vận tải của Việt Nam làm thủ tục thuê tàu theo hợp đồng ủy quyền) thì quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa tất yếu cũng thuộc quyền của thương nhân nước ngoài. Đặc biệt đối với một số công ty bảo hiểm mới ra đời khi thương hiệu còn chưa được nhiều người biết đến và thiếu đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm lại phải “chạy” doanh thu nên cách chào giá cạnh tranh đến mức phi kỹ thuật là gần như bắt buộc.
Nên tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ vì đây là cơ hội gặp gỡ, trao đổi giữa công ty và một số khách hàng lớn tham gia bảo hiểm ở công ty thường xuyên nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong việc ký kết hợp đồng, đánh giá và quản lý rủi ro, vận chuyển hàng hoá, công tác giám định, đề phòng và hạn chế tổn thất và công tác bồi thường. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng gia tăng vì thế nhu cầu về bảo hiểm ngày càng lớn đòi hỏi GIC cần phải có một mạng lưới các chi nhành rộng khắp trong cả nước đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi mà vẫn đảm bảo bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và có hiệu quả. Do tính chất đặc thù của nghiệp vụ nên ngoài việc mở rộng các chi nhánh, công ty cần mở rộng tăng cường mạng lưới đại lý, cộng tác viên và giám định viên nhằm khai thác triệt để nhu cầu bảo hiểm của khách hàng chú trọng thu hút đối tượng này là các công nhân viên các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, đơn vị vận tải.
Hoàn thiện hơn nữa các quy định cụ thể về phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của các chi nhánh, phòng ban, đại lý và cộng tác viên của công ty nhằm đảm bảo sự thống nhất thông suốt trong quản lý điều hành, tránh sự trùng lập, chồng chéo về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên từ đó nâng các hiệu quả của công tác quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung. Không ngoài yêu cầu chung, các cán bộ nhân viên bảo hiểm nghiệp vụ BHHHXNK phải là những con người hiểu biết rộng về trình độ chuyên môn cũng như việc am hiểu về hàng hóa, tàu biển cũng như tập tục, tập quán, tình hình chính trị của các quốc gia trên thế giới… Bởi nghiệp vụ này mang tính quốc tế cao, hàng hóa được vận chuyển qua nhiều quốc gia.
- Đối cới các cán bộ nhân viên: Doanh nghiệp cần tuyển những người có trình độ chuyên môn phù hợp, có chương trình đào tạo hợp lý nâng cao hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ cũng như tình hình thị trường trong nước và thế giới. - Cử cán bộ nhân viên có triển vọng đi học ra nước ngoài học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm từ những nước có thị trường bảo hiểm phát triển như Anh, Đức, Thụy Sỹ… để tiếp thu cái mới về áp dụng vào tình hình thực tế công ty mình. Việc đánh giá chính xác năng lực của mỗi người là cơ sở tốt để đào tạo và khai thác năng lực tạo ra động lực mạnh mẽ, động viên khích lệ nhân viên làm viêc hăng say có hiệu quả, và cống hiến sức lực hoàn thành nhiệm vụ.
Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cần phải bổ sung, đổi mới thêm cho luật hàng hải, để đáp ứng với sự phát triển nhanh của thế giới, tạo hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào quan hệ hàng hải. Đối với tình hình bồi thường của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cao như hiện nay, Hiệp hội và Bộ Tài Chính cần mở rộng những cuộc hội thảo dành riêng cho các cán bộ giám định và bồi thường tổn thất, khuyến cáo về những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa và việc khắc phục tổn thất.