Tổ chức hoạt động tự học hiệu quả cho sinh viên khoa Ngoại ngữ - ĐHTN

MỤC LỤC

Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học

Nghiên cứu hoạt động tự học với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học ở đại học dựa trên quan điểm tiếp cận công nghệ dạy học và tiếp cận hoạt động, theo Lê Khánh Bằng: Học - về bản chất là quá trình tiếp thu và xử lý thông tin bằng các hành động trí tuệ và chân tay, dựa vào vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân, từ đó mà có được tri thức, kĩ năng, thái độ mới [6 - tr8]. Đứng dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là hoạt động nghiên cứu, với sự giúp đỡ gián tiếp của giáo viên, thực nghiệm trên mô hình đào tạo giáo viên, tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN

Thực trạng tự học của sinh viên khoa Ngoại ngữ - ĐHTN

  • Thực trạng nhận thức của sinh viên khoa Ngoại ngữ - ĐHTN về vấn đề tự học

    Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Số đông SV đã có nhận thức một cách khá đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa của hoạt động tự học (có 45,8% số đông SV cho rằng tự học là để người học tiếp thu tri thức; 33,9% có quan niệm cho rằng tự học giúp người học có thêm tri thức để hình thành và phát triển nhân cách của bản thân). Từ những kết quả khảo sát nêu trên, chúng tôi có nhận xét chung như sau: Nguyên nhân của thực trạng trên là do quỹ thời gian dành cho môn học còn ít, do SV chưa thực sự tích cực trong học tập, do thiếu tài liệu giáo trình và các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

    Bảng 1.6: Thực trạng tự đánh giá của sinh viên về kĩ năng tự học của sinh viên
    Bảng 1.6: Thực trạng tự đánh giá của sinh viên về kĩ năng tự học của sinh viên

    Nhận xét chung về thực trạng tự học và tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại ngữ - ĐHTN

    Nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà quản lý, những người làm công tác giảng dạy là phải tổ chức hoạt động tự học cho SV, đặc biệt là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học nhằm phát huy tới mức cao nhất năng lực tự học và tự nghiên cứu của SV, để đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở các trường ĐHSP nói chung và khoa Ngoại ngữ nói riêng. Nhưng trong thực tế vấn đề này chưa được cán bộ giảng dạy trong khoa quan tâm một cách triệt để, đặc biệt là vấn đề tự học ở nhà của SV và vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khoá để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV, vì vậy mà SV chưa hiểu hết được ý nghĩa của môn học, chưa biết cách tổ chức hoạt động tự học.

    CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN

    Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho SV

      Tổ chức SV làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề học tập, thực hiện các mục tiêu học tập đề ra, rồi di chuyển vị trí để thảo luận chung toàn lớp, trao đổi, rút kinh nghiệm và lại có thể tiếp tục quay lại làm việc theo nhóm đó là mô hình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để hướng dẫn SV lập kế hoạch cho bài học GV cần hướng dẫn SV xác định mục tiêu bài học, ý nghĩa của bài học đối với nghề nghiệp tương lai, những nội dung tri thức cơ bản của bài học, các hoạt động mà SV cần tiến hành, cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu học tập. Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới, nó có ba chức năng: khám phá mọi bí mật hay bản chất của sự vật hiện tượng, phát hiện ra tính quy luật của sự vật hiện tượng, xây dựng nên các lý thuyết mới nhằm cải tạo thực trạng.

      Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá của SV không hình thành một cách tự phát mà nó được hình thành thông qua quá trình dạy học ở đại học: thông qua phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá của GV, thông qua các biện pháp tổ chức học phối hợp. Kiểm tra, đánh giá là quá trình giúp SV xác định thực trạng học tập của mình, so sánh đối chiếu với yêu cầu của các nhiệm vụ học tập đề ra trên cơ sở đó tự điều khiển, tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học.

      Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động tự học

      Mở đầu buổi tổ chức câu lạc bộ GV với tư cách là trọng tài khoa học nhắc lại chủ đề, mục tiêu, nội dung thảo luận, khuyến khích động viên tinh thần ý thức tham gia của các đội. Ở trên lớp SV phân tích, tổng hợp những thông tin do GV cung cấp, tự nêu vấn đề với bài giảng của GV, tự giải quyết vấn đề trong tham gia thảo luận nhóm, thảo luận toàn lớp. Như vậy, thay đổi hoạt động trên lớp, tổ chức tốt hoạt động tự học ở nhà cho SV là cơ sở để tiến hành tham gia có hiệu quả câu lạc bộ theo môn học.

      Ngược lại chính việc tham gia có hiệu quả câu lạc bộ sẽ giúp SV nắm vững tri thức của môn học, hình thành được thái độ tích cực đối với việc nắm tri thức ở trên lớp và ở nhà. Từ mối quan hệ này chúng tôi có thể hiểu tổ chức hoạt động tự học cho SV là quá trình thiết kế các biện pháp tổ chức hành động, sắp xếp việc thực hiện các biện pháp đó, để SV biết cách tự tổ chức thu nhận thông tin từ nhiều kênh khác nhau và biết xử lý thông tin, xác nhận thông tin, vận dụng thông tin vào giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình học tập.

      Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại ngữ

      - SV phải nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc học tập bộ môn và tự giác, tích cực, chủ động trong học tập bộ môn đồng thời phải trang bị cho mình một hệ thống kỹ năng tự học, có động cơ, ý chí vượt khó trong quá trình tự học. Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho SV là quá trình GV thiết kế, sắp xếp cách thức, quy trình, các biện pháp dạy học, nhằm sử dụng hoặc phối hợp các yếu tố, nguồn lực trong quá trình tự học của SV nhằm hình thành và phát triển hành động học tập ở SV, làm cho họ trở thành chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tự học. Các biện pháp để tổ chức hoạt động tự học cho SV phải có sự thống nhất với nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau, không thể tách rời nhau.

      Điều kiện để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học cho SV là SV phải có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phải hình thành được hệ thống kỹ năng tự học, phải có thời gian và các phương tiện hỗ trợ hoạt động tự học. Nêu vấn đề, tạo môi trường học tập, tổ chức SV làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận, giải các bài tập thực hành, tổ chức câu lạc bộ theo môn học.

      THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC CHO SINH VIÊN

      Mục đích thực nghiệm

        Đối với nhóm thực nghiệm, chúng tôi tiến hành giảng dạy phần tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm trong chương trình dạy học môn Tâm lý học bằng nhóm các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp, nhóm các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở nhà nhằm tích cực hoá hoạt động tự học môn Tâm lý học của SV. Sau mỗi lần thực nghiệm chúng tôi đều tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, đề kiểm tra được xây dựng dựa theo mục tiêu và nội dung cơ bản của chương trình môn học và chung cho cả hai nhóm. - Mức độ sáng tạo: Vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề lý luận có tính chất phức tạp, đòi hỏi người học phải có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức hoặc giải quyết các bài tập thực hành tâm lý học trong tình huống mới lạ.

        - Mức độ kỹ năng vận dụng tri thức để giải quyết các bài tập nhận thức và các bài tập tình huống hoàn toàn độc lập theo suy nghĩ của cá nhân, có cơ sở khoa học, có lập luận chặt chẽ, lô gíc, có tính sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề. Kết quả thu được ở bảng (4.3) chứng tỏ rằng điểm trung bình của nhóm thực nghiệm biểu hiện ở kết quả nắm tri thức và kết quả nắm kỹ năng đều cao hơn nhóm đối chứng, điều đó chứng tỏ phương án thực nghiệm tốt hơn phương án cũ.

        Bảng 4.3: Bảng phân phối kết quả thực nghiệm lần 1           Điểm
        Bảng 4.3: Bảng phân phối kết quả thực nghiệm lần 1 Điểm

        Phân tích kết quả bài kiểm tra của sinh viên

        Ngược lại tỷ lệ SV đạt loại trung bình và loại yếu ở nhóm TN lại thấp hơn so với nhóm ĐC.