MỤC LỤC
Hệ tầng Trà Tân phân bố rộng rãi hơn so với hệ tầng Trà Cú và có bề dày thay đổi khá mạnh ở các vùng khác nhau, ở các mặt cắt địa tầng có sự xen kẽ giữa sét kết và bột kết và ở nhiều nơi có sự liên quan tới hoạt động các đứt gãy có sự xuất hiện các lớp đá phun trào có thành phần khác nhau (diabas, basalt , andezit ,tuf andesit) với bề dày từ vài mét đến hàng trăm mét. Hệ tầng Trà Tân nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Bạch Hổ, tuổi Miocen giữa của hệ tầng được xác định theo sự xuất hiện cuối cùng của Florschuetzia trilobata , Florschuetzia ovalis và Florschuetzia semilobata, sự xuất hiện đầu tiên của Eugeisonia insignis và Camptostemon spp., sự xuất hiện cuối cùng của Myogypsina (Tf2) và không cổ hơn NN9 của Umbilicosphaera sibogae foliosa (NN9-NN21).
Do đặc điểm phủ chồng gối trên móng trước Đệ Tam và chịu sự chi phối của các hoạt động kiến tạo trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, bể Cửu Long được phân chia thành các đơn vị cấu trúc chính sau đây: đơn nghiêng, các đới trũng, các đới nâng và các đới không phân dị. Còn gọi là địa trũng Vũng Tàu Phan Rang nằm ở rìa Tây–Tây Bắc của bể, do sự phân cắt của các đứt gãy Tây Bắc–Đông Nam và Đông–Nam nên đơn nghiêng có dạng cấu trúc bậc thang. So với đơn nghiêng Tây Bắc thì đơn nghiêng này ít bị phân dị hơn và được ngăn cách với đới trung tâm bởi đứt gãy chính có hướng Đông Bắc -Tây Nam.
Cấu trúc này phát triển theo hướng của hệ thống đứt gãy Đông Bắc–Tây Nam và bị phức tạp hoá do sự chi phối của hệ thống đứt gãy Đông Tây. Đa phần các đới nâng của bể Cửu Long là các cấu tạo kế thừa các khối nhô của móng trước Kainozoi và trung tâm, chủ yếu ở phần trung tâm của bể. Nằm ở phía Bắc Đông Bắc của bể và phát triển theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và có xu thế nối vơí các cấu tạo Ba Vì qua sườn dốc của đơn nghiêng Tõy Bắc.
Là loạt các cấu trúc địa phương bị khống chế bởi hệ thống đứt gãy hướng Đông–Tây và bị phân cắt bởi các đứt gãy địa phương có hướng Đông Bắc–Tây Nam và Tây Bắc–Đông Nam tạo ra các khối nâng, khối sụt cục bộ và phân dị theo hướng hạ dần về trung tâm của bể.
Đầu kỉ Mioxen, thời kỳ tách giãn kết thúc nhường chỗ cho thời kỳ mới đó là thời kỳ oằn vừng. Vào thời kỳ này, quỏ trỡnh sụt lỳn vẫn tiếp tục đồng thời với quỏ trình co rút thể tích của các trầm tích tuổi Oligoxen đã được tích tụ ở các trũng sâu. Vào cuối kỷ Mioxen, do có sự tham gia của sông Mekong môi trường trầm tích thay đổi, đồng thời bể được mở rộng về phía đồng bằng châu thổ hiện nay.
Xuất phát từ lý do này mà có mặt các trầm tích châu thổ và sự hiện diện của vật liệu hữu cơ lục địa. Sau thời kỳ oằn vừng, giai đoạn tõn kiến tạo được kế tiếp với sự sụp lún không chỉ tiếp tục ở trung tâm bể mà còn ở cả khối nâng Côn Sơn. Do đó, bể Cửu Long không còn là một cấu trúc riêng biệt với hình dạng Ovan nữa mà nó đã hoà chung với cấu trúc của toàn thềm lục địa Nam Việt Nam.
Vào thời kỳ này, đáy biển Đông trầm tích sụt lún đồng thời của Đông Dương được nâng cao cùng với các hoạt động núi lửa Basalt kiềm.
Xử lý bằng axít HCl nóng trong thời gian 30-60 phút nhằm loại bỏ keo CaF2 do qúa trình xử lý axit trước đó tạo ra. Bào tử phấn hoa được phân tích trên kính hiển vi sinh vật với độ phóng đại khoảng 200 lần khi tìm kiếm và 500-1000 lần khi xác định tên hóa thạch. Phương pháp xác định tên hóa thạch bào tử phấn hoa dựa vào phuơng pháp so sánh đặc điểm hình thái với hóa thạch bào tử phấn hoa chuẩn (phần II).
Tuổi địa chất của các trầm tích được xác định trên cơ sở các hóa thạch đánh dấu mức địa tầng đã được vận dụng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á. Môi trường lắng đọng trầm tích được xác định trên cơ sở phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa, khi so sánh nó với mô hình lắng đọng trầm tích theo nhóm hóa thạch, và tuân thủ tiền đề bào tử phấn hoa chỉ di chuyển từ vùng cao xuống vùng thấp và từ lục địa ra biển theo môi trường nước và gió. Phức hệ bào tử phấn hoa được phân nhóm bao gồm các nhóm bào tử nước ngọt, phấn hoa nước ngọt, bào tử phấn hoa có nguồn gốc núi cao, bào tử phấn hoa có nguồn gốc đầm lầy ven sông, bào tử phấn hoa có nguồn gốc rừng ngập mặn ven biển, tảo có nguồn gốc lục địa, tảo có nguồn gốc biển và nước lợ ven biển, vỏ kitine của foraminifera (xem bảng 2 và bảng 3).
Tọa độù giao nhau giữa tờn húa thạch hay nhúm húa thạch và độ sâu mẫu là số lượng tuyệt đối của hóa thạch hay nhóm hóa thạch.
Phân bố địa tầng-địa lý : bào tử này là một dạng đặc trưng để xác định ranh giới giữa Mioxen muộn - Mioxen trung, ranh giới giữa Plioxen-Đệ Tứ ở thềm lục ủũa phớa Nam Vieọt Nam. Hạt phấn nằm rời, cú ba thựy phõn rừ (trilobate), nhỡn từ phớa cực cỏc thựy phõn bố cõn xứng tạo thành tam giỏc trũn cạnh cú cạnh lừm vào phớa hạt phấn. Màng dày lên ở quanh miệng lỗ, màng trong vát nhọn và tỏch rời ra (phõn biệt rất rừ) tạo nờn xoang ở miệng lỗ rộng gần như hỡnh phễu ngược, cú khi cú dạng elớp, gần trũn, cỏc đường thụng giữa hai lỗ kề nhau hiện rừ, tạo thành những cung tròn có đỉnh vào gần giữa hạt phấn, có khi chúng cắt nhau.
Ở Đông Nam Á, Alnipollenites phong phú trong Oligoxen-Mioxen sớm, giảm dần trong Mioxen trung-muộn,ứ rất hiếm trong Plioxen và vắng mặt trong trầm tớch đệ Tứ. Hiện mới chỉ tìm thấy trong trầm tích Oligoxen ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam.Thường tìm thấy cùng với Cicatricosisporites, Lycopodiumsporites neogenicus, Pediastrum của đới Florschuetzia trilobata tuổi Oligoxen. Nay có thể tìm thấy trong phần trầm tích thấp nhất của tuổi Mioxen giữa ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam khi đi cùng Florschuetzia meridionalis (phụ đới Florschuetzia semilobata) và nằm trên đới Magnastriatites howardi.
Tô điểm bên ngoài, kích thước của bào tử có thể thay đổi : các gờ có thể thô và thưa đến nhỏ và dầy, hay mặt bụng đôi chỗ có dạng lỗ thủng ( perforate ) nhỏ.
- Phụ đới Cicatricosisporites dorogensis - Lycopodiumsporites neogenicus- Verrutricolporites pachydermus được xác định khi các hóa thạch này tồn tại trong đới Florschuetzia trilobata. - Các độ sâu chứa phức hệ bào tử phấn hoa khá đa dạng và rất phong phú các hóa thạch tảo vòng nước ngọt Bosedinia spp, tảo lục nước ngọt Pediastrum spp., cùng một phức hệ bào tử phấn hoa đa dạng xác định môi trường lắng đọng trầm tích trong điều kiện đầm hồ nước ngọt. - Kết qủa phân tích bào tử phấn hoa trong mặt cắt trầm tích này cho thấy kiểu môi trường lắng đọng trầm tích trong điều kiện vũng vịnh chiếm ưu thế ở phần dưới phản ánh thời gian tương đối dài điều kiện địa chất bình ổn mang tích cục bộ.
Ở các độ sâu rất phong phú các hóa thạch tảo vòng nước ngọt Bosedinia spp., tảo lục nước ngọt Pediastrum spp., cùng một phức hệ bào tử phấn hoa đa dạng xác định môi trường lắng đọng trầm tích chủ yếu trong điều kiện đầm hồ nước ngọt, có điều kiện họat động địa chất tương đối bình ổn. Các mẫu ở độ sâu từ 2060–2300m chứa phức hệ bào tử phấn hoa khá phong phú và đa dạng như Magnastriatites howardi, Acrostichum aureum, Cyatheacidites spp., Gleicheniacidites spp., Polypodiaceaesporites undiff., Lycopodium cernum, Pterisisporites spp., Pinuspollenites spp., Tsugapollenites spp., Florschuetzia trilobata, Florschuetzia semilobata, Florschuetzia levipoli, Pterospermum spp.,. Trong khoảng này, hầu như tất cả mẫu bào tử phấn hoa không gặp hóa thạch, kể cả vật chất hữu cơ cho thấy môi trường lắng đọng trầm tích trong điều kiện đồng bằng sông với năng lượng môi trường khá cao nên khó có khả năng lắng đọng vật chất hữu cơ có tỷ trọng khá thấp như bào tử phấn hoa.
Sự phong phú của bào tử Magnastriatites howardi trong khoảng này với sự tăng dần của các dạng bào tử phấn hoa rừng ngập mặn và tảo biển theo thời gian địa chất, cũng như bào tử phấn hoa thuộc hệ sinh thái núi cao, chủ yếu được vận chuyển bằng gió đã phản ánh điều kiện lắng đọng trầm tích trong môi trường vũng vịnh nước lợ có yếu tố biển tăng dần từ dưới lên trên, cho thấy đây là.