MỤC LỤC
Qua những vai trũ quan trọng của cụng tỏc CTĐX đó núi ở trờn thỡ rừ ràng là: thực hiện CTĐX là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cứu giúp những đối tượng khó khăn, tạo cho họ những cơ hội ban đầu để có một cuộc sống tốt hơn, phát triển kinh tế gia đình. Mỗi “gia đình là tế bào xã hội”, kinh tế gia đình của các đối tượng này phát triển và giàu lên cũng tức là kinh tế đất nước phát triển và giàu lên.
CTĐX có hai giai đoạn là cứu trợ ban đầu (trong và sau khi xảy ra thiên tai phải tìm kiếm người, cưu mang những trường hợp không còn nhà ở, đói, rét, đảm bảo an toàn cuộc sống…) và cứu trợ giải quyết hậu quả sau các biến cố (hỗ trợ để giải quyết những hậu quả để lại sau thiên tai, địch hoạ, thông thường là cứu đói và hỗ trợ khôi phục sản xuất trở lại cho nhân dân những vùng có nạn đói và mất mùa do hậu quả của thiên tai, địch hoạ). Chính phủ chỉ đạo nhiêm vụ CTXH cho các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và những người không may rơi vào hoàn cảnh thiếu đói do thiên tai bão lụt, mất mùa; trước hết tập trung giải quyết hậu quả 2 triệu người chết đói ở Bắc Bộ do chính sách bóc lột, vơ vét thóc gạo, nhổ lúa trồng đay của phát xít Nhật, kế đó lại bị lụt lớn, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khó.
Với điều kiện địa hình như vậy nên cộng tác cứu trợ mỗi khi triển khai thường gặp nhiều khó khăn, không chủ động, đáp ứng không kịp thời yêu cầu của nhân dân. Do đó mà trong thời gian tới Bộ LĐTBXH cũng như các cơ quan chức năng khác cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để chủ động nắm tình hình và khuyến nghị với Chính phủ các chính sách về đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, khắc phục những khó khăn về điều kiện địa hình; phát triển kinh tế cho các vùng có địa hình hiểm trở và phức tạp, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động cứu trợ và tăng khả năng tự phòng chống thiên tai cho các địa phương này.
Với phong tục, thói quen sản xuất như vậy lại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, bất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém nên khi xảy ra thiên tai thì người dân rất dễ có khả năng mất hết, mất trắng mùa màng và hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng thiếu đói chứ chưa kể bình thường đã có nhiều người ở nhiều vùng, địa phương thường xuyên bị thiếu đói giáp hạt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn ở nước ta một quốc gia đang phát triển - gần 80% dân số phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thì Chính phủ lại chưa có được những chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thích đáng, thêm vào đó là những diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên cho nên đời sống của nhân dân (nông thôn) rất khó khăn, hàng năm số người bị thiếu đói giáp hạt còn rất cao.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng VI có viết: từng bước xây dựng chính sách BTXH xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân, theo phương trâm Nhà nước và nhân dân cùng làm dân cùng làm, mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp BTXH tạo nhiều hệ thống và hình thức BTXH cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Tiếp theo, trong Văn kiện Đại hội Đảng IX Đảng ta xác định: thực hiện chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng, bao gồm bảo hiểm lao động đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, CTXH những người gặp rủi ro, bất hạnh. Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thuỷ văn và vật lý địa cầu; có kế hoạch và biện pháp tích cực chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn…thực hiện tốt công tác CTXH, công tác CTXH phải ngày càng kịp thời, thiết thực và hiệu quả hơn.
Cụ thể là việc ban hành hệ thống văn bản như: Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Nghị định 32/NĐ-CP về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Phòng chống lụt bão và nhiều chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gần đây nhất là Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về một số chế độ chính sách CTXH, Nghị định 62/1999/NĐ- CP của Chính phủ, Quyết định 185/1999/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đối với vùng phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống Sông Hồng…. Theo Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nước quy định sự hình thành nguồn ngân sách CTĐX như sau: “Dự toán chi ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 3% - 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách”. Để đối phó với hậu quả do thiên tai gây ra, Bộ LĐTBXH đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan chủ động nắm tình hình thiếu đói, thiệt hại do thiên tai, lập phương án cứu trợ và tổ chức cứu trợ kịp thời cho những gia đình bị ảnh hưởng có điều kiện ổn định cuộc sống, và tiếp tục phát triển sản xuất; quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và lương thực cứu trợ đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.
Sở dĩ, công tác cứu trợ đạt được những thành quả như vậy là do Đảng và Nhà nước đã luôn luôn chủ động và kịp thời có những chính sách hợp lý và thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của quẩn chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng bị nạn. Ngoài ra, các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước đã tự nguyện ủng hộ trực tiếp hàng trăm tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Nhận xét: Nhìn chung công tác cứu trợ đột xuất trong những năm qua được thực hiện tốt, hàng triệu người thiếu đói được hỗ trợ lương thực, hàng trăm ngôi nhà được dựng lại, người chết được mai táng, người bị thương được hỗ trợ chăm sóc thuốc men…Mặc dù thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra trên diện rộng hàng năm, những đã không để xảy ra một trường hợp đáng tiếc nào. Tuy nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ còn thấp những một mặt đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mặt khác thể hiện vai trò của hệ thống chính sách cứu trợ trong quá trình phát triển kinh tế, giúp đồng bào vùng bị thiên tai sớm ổn định đời sống tái sản xuất trở lại, góp phần ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, do những yếu tố biến động của tự nhiên nhất là các hiện tượng ENDINO, ENDINA dẫn đến có sự thay đổi khí hậu, thời tiết toàn cầu, tàn phá môi trường sinh thái (rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ…) đã dẫn đến mật độ và cường độ bão, lụt, hạn hán xảy ra nhiều hơn, mức độ tàn phá nặng nề hơn và không theo quy luật, nên rất kho khăn cho công tác dự báo, chuẩn bị tàu thuyền, lương thực cho công tác cứu hộ và cứu đói….
Hiện nay việc lập quỹ dự phòng CTĐX đã được thí điểm lập ở một số xã, bước đầu phát huy rất tốt vai trò của nó, như ở Tây nguyên mặc dù còn nghèo, nhưng đều bố trí một khoản kinh phí cho các xã khoảng 10 - 20 triệu đồng làm quỹ cứu trợ dự phòng nên công tác cứu đói và cứu trợ thiên tai được chủ động kịp thời hơn, vai trò của UBND xã được nâng lên, trợ cấp cứu trợ đúng đối tượng, thực hiện dân chủ công khai, góp phần ổn định an ninh, chính trị, xã hội. Sau đó nếu thiệt hại có xảy ra mà cần phải cứu trợ đột xuất thì công tác CTĐX cũng sẽ được tiến hành một cách rất thuận lợi bởi nó sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội mà trước hết là sự ủng hộ của chính cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội sở tại - đây chính là những người gần các đối tượng đang cần cứu trợ nhất.