MỤC LỤC
Mọi hoạt động của TWĐ đều hướng tới mục tiêu: nâng cao đời sống của thanh niên (mục tiêu kinh tế) từ đó thu hút tập hợp thanh niên trung thành với tổ chức (mục tiêu chin chính trị - xã hội). Do đó đặc trưng cơ bản của TWĐ đó là: TWĐ là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(điện, đường, trường, trạm), đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản…( các hạng mục gồm hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, các trạm bơm nước…), (dự án làng thanh niên lạp nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh, dự án đảo Cồn Cỏ…); (2) ban Thanh niên công nhân chủ yếu thực hiện các dự án về dạy nghề và giải quyết việc làm (dự án xây dựng trung tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên…); (3) ban Thanh niên nông thôn triển khai các dư án tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn vùng miền núi khó khăn (dự án tạo việc làm cho thanh niên); (4) Trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn triển khai dự án hỗ trợ vốn vay cho thanh niên nghèo để sản xuất kinh doanh (dự án đào tạo cán bộ xoá đói giảm nghèo, dự án tập huấn mô hình xoá đói giảm nghèo, dự án cho vay vốn xoá đói giảm nghèo….). Thực tế 20 năm xây dựng và trưởng thành, ban TWĐ đã tham mưu đề xuất nhiều chương trình, dự án, mô hình thanh niên tham gia phát triển KT- XH như: Đoàn thanh niên tham gia chương trình quốc gia giải quyêt việc làm (120) với hàng ngàn dự án nhỏ (năm 2001 bàn giao cho banThanh niên nông nhân), chương trình 327 (phủ xanh đất chống đồi núi trọc) và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 773 ( khai thác mặt nước bãi bồi ven biển) sau này là chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, chương trình xoa đói giảm nghèo…Đặc biệt trong 5 năm gần đây, TWĐ đã có nhiều sáng kiến đề xuất và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức lực lượng thanh niên tham gia xây dựng kinh tế, tham gia tích cực trong các phong trào thanh niên.
Vào đầu năm các tỉnh Đoàn cơ sở lập kế hoạch vốn trình TWĐ, sau đó TWĐ dựa trên tình hình thực tế của dự án (nhu cầu vốn, tiến độ…) và điều kiện về nguồn vốn của mình để ra quyết định điều chỉnh lại kế hoạch vốn giao cho tỉnh Đoàn cơ sở. Nhìn vào bảng 2 ta thấy: trong tổng vốn đầu tư của TWĐ vốn đầu tư do trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn quản lý và triển khai thực hiện chiếm hơn 50%, chứng tỏ xu hướng đầu tư của TWĐ tập trung vào thanh niên vùng nông thôn với các dự án hỗ trợ vốn xoá giảm nghèo, tạo việc làm cho thanh niên.
+Sự cần thiết xây dựng các dự án (những khó khăn tồn tại và thay đổi tích cực khi dự án được thực hiện), các căn cứ pháp lý (căn cứ vào các quy địng quyết địng của các cấp có thẩm quyền), mục tiêu của dự án (mục tiêu kinh tế - xã hội). Ở giai đoạn lập dự án, TWĐ là tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm thuê lập dự án, tổng hợp ý kiến nhận xét của các cơ quan ban ngành có liên quan, ý kiến của các địa phương để từ đó ra quyết định có nên đầu tư hay không.
Ban quản lý dự án của TNXP có sự khác biệt cơ bản với các ban quản lý dự án của các thành phần kinh tế khác ở chỗ không chỉ là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước mà còn đảm nhận luôn chức năng quản lý xã hội đối với toàn bộ vùng dự án (huy động sử dụng lao động, tổ chức sản xuất và đời sống của cộng đồng, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, xây dựng tổ chức đoàn thể…). Điểm hạn chế của mô hình này là năng lực quản lý và tổ chức thực hiện dự án của ban quản lý dự án còn yếu, địa bàn khó khăn, đối tượng quản lý phức tạp, chính sách khuyến khích cán bộ chưa hấp dẫn…nên nhiều cán bộ ban quản lý chưa yên tam công tác.Năng lực lồng gép các dự án của ban quản lý dự án cũng còn nhiều hạn chế.
Dựa vào kế hoạch vốn hàng năm, TW Đoàn và ban quản lý dự án có thể kiểm soát được tình hình sử dụng vốn cùng như hiệu quả của nguồn vốn đầu tư để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư sau này một cách có hiệu quả. Thuê các tổ chức tư vấn thẩm định các chỉ tiêu thông số của dự án, và tự thẩm định lại bằng cách tổ chức các buổi thảo luận tham khảo ý kiến của các cơ quan ban ngành và địa phương có liên quan tới dự án, lấy ý kiến bằng văn bản.
- Thanh niên tham gia tích cực, sau khi được tập huấn đã nắm bắt được các nội dung chính của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2006 để từ đó áp dụng trong công tác ở đơn vị và tham gia vào các hoạt động, các chương trình dự án tại địa phương đặc biệt là quản lý các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, dự án khuyến nông, khuyến lâm, xoá đói giảm nghèo góp phần nâng cao hiệu quả, chống lãng phí. Lý do được đưa ra là vì, các dự án của ban thanh niên nông thôn chỉ có 1 mục tiêu đầu tư là tạo việc làm cho thanh niên nông thôn (theo chương trình quốc gia về việc làm); trong khi dự án của ban thanh niên xung phong lại có nhiều mục tiêu hơn: mục tiêu tạo việc làm, mục tiêu tăng thu nhập cho thanh niên vùng xâu vùng xa (xoá đói giảm nghèo), mục tiêu lâu dài hơn là tạo môi trường phát triển cân bằng giữa các vùng (xây dựng hệ thống giao thông, điện, đường, trường, trạm…).
Với lực lượng đầu vào là thanh niên học sinh thôi học, bộ đội xuát ngũ… trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp. Nên để các dự án của TWĐ được thực hiện hiệu quả thì bắt buộc TW Đoàn phải là cơ quan đầu mối chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ cho lực lượng tham gia dự án - lực lượng thanh niên.
Cụ thể: Giữ vững và phát triển mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp theo hộ gia đình; Nâng cao chất lượng bảo vệ rừng phòng hộ, tiếp tục trồng rừng phủ xanh đồi trọc; Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh trong Nông nghiệp cả về trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi; Hình thành vùng cây công nghiệp thêo định hướng của từng địa phương; Giữ vững trật tự an ninh trong tổng đội và trong vùng, không để tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn;. Xây dựng và phát triển tốt mối đoàn kết với chính quyền địa phương; Tranh thủ các nguồn vốn chương trình, nhằm đẩy nhanh tính hiệu quả của các chương trình dự án; Tạo dựng mối đoàn kết nội bộ, phát huy sức mạn tổng hợp của các cán bộ đội viên trong từng đơn vị….
Lại có những khoảng thời gian công việc được dồn lại (thường là vào cuối tháng) gây khó khăn cho cán bộ chuyên trách. - Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ nhà nước đều có tư tưởng thực hiện đến đâu rút kinh nghiệm đến đó, mà không ý thức được mỗi một lần rút kinh nghiệm là một lần lãng phí, lãng phí nguồn lực thực hiện dự án.
Sự phối hợp giữa các bộ chuyên môn với TWĐ và sự phối hợp giữa các ban chức năng của TWĐ còn rất chậm. -Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong việc xây dựng và vận hành hiệu quả các dự án.
Cụ thể: cần tích cực mở các lớp dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên; mở lớp tập huấn về tư tưởng cho thanh niên; mở lớp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ trực tiếp tham gia dự án (nâng cao trình độ từ khâu lập báo cáo nghiên cứu đầu tư, lập dự án đầu tư, cán bộ thẩm định, cán bộ thực hiện dự án, cán bộ giám sát kiểm tra đánh giá dự án..). Để nhóm cán bộ thực hiện dự án có suy nghĩ không được phép lãng phí trong đầu tư bằng cách không cho phép sai lầm để khắc phục sai lầm, rut kinh nghiệm cho dự án tiếp theo.
Cần có biện pháp xây dựng tư duy “khắc phục sai lầm, rút kinh nghiệm” là một hính thức lãng phí trong nhóm cán bộ thực hiện dự án.
Cần có chính sách tuyển dụng những thanh niên vững về nghiệp vụ đầu tư, chính những thanh niên này sẽ là lực lượng nòng cốt tham gia vào việc thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư.