MỤC LỤC
Điều này chắc chắn là một yếu tố khó khăn cho bà mẹ khi tiếp nhận các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Từ thực tế đó, khi xem xét vấn đề trình độ học vấn của bà mẹ với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ, chúng tôi xếp các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống vào 1 nhóm để so sánh với nhóm từ THPT trở lên. Dân tộc Kinh chỉ chiếm 19,93% và đa số có nguồn gốc định cư lâu đời, rất ít trường hợp người Kinh tái định cư tại đây.
Có thể nói dân tộc Kinh trở thành thiểu số tại đây, một số hành vi sức khỏe của người Kinh gần như tương tự với các dân tộc thiểu số khác tại khu vực nghiên cứu [32].
So sánh với số liệu tại các bệnh viện cho thấy, các trẻ nhập viện được chẩn đoán là NKHHCT có tỷ lệ khác biệt so với kết quả của chúng tôi khi nghiên cứu tại cộng đồng. Tỷ lệ này cao gấp gần 2 lần bệnh tiêu chảy (17,7 %) và đứng đầu trong các nguyên nhân nhập viện điểu trị ở trẻ. Có thể thấy tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ tại khu vực miền núi có xu hướng cao hơn hẳn khu vực đồng bằng thành thị.
Tác giả Nguyễn Thu Nhạn khi khảo sát 20 bệnh viện tại Việt Nam để tìm hiểu tình hình bệnh tật trẻ em cho thấy: vấn đề chẩn đoán, phân loại và điều trị của CBYT tuyến cơ sở không tốt, đây là một 1 trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ nhập viện và tỷ lệ tử vong do NKHHCT tăng cao, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong đó có Bắc Kạn. Khi phân loại NKHHCT theo các thể, tỷ lệ mắc cao nhất ở thể không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh (35,69%). Các nghiên cứu tại bệnh viện cũng kết luận viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ khi nhập viện.
Tác giả Bế Văn Cẩm khi nghiên cứu 482 bệnh nhi tử vong tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thì có 223 trẻ dưới 1tuổi chết do viêm phổi chiếm 51,74% đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ [10]. Điều này cho thấy việc duy trì tiến tới giảm tỷ lệ mắc viêm phổi trẻ em tại khu vực này cần phải được thực hiện tích cực hơn nữa. Đây cũng chính là một trong các mục tiêu chung của Bộ Y tế trong phương hướng hoạt động của chương trình NKHHCT giai đoại 2006 – 2010[8].
Khi phân loại NKHHCT theo lứa tuổi của trẻ tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ mắc NKHHCT chung có xu hướng tăng cao sau 12 tháng tuổi. Theo chúng tôi có thể ở lứa tuổi này sức đề kháng của trẻ bị hạn chế do kháng thể từ mẹ sang trong thời kỳ bào thai đã không còn, khả năng cung ứng các kháng thể bề mặt cũng đã hết, khả năng tự đề kháng còn đang bị hạn chế. Phân loại NKHHCT theo mức độ bệnh và tiến hành so sánh ở từng nhóm tuổi nghiên cứu đã cho thấy trong những trẻ mắc viêm phổi nặng thì cao nhất ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi và giảm dần khi trẻ lớn lên.
Điều này là phù hợp vì ở nhóm tuổi dưới 2 tháng, do sự chưa hoàn thiện về đặc điểm giải phẫu cũng như sinh lý của hệ hô hấp nên ở tuổi này trẻ rất dễ mắc NKHHCT, còn khi trẻ đã bị viêm phổi thì sẽ chuyển sang viêm phổi nặng rất nhanh do vậy mà WHO xếp loại viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Trong nghiên cứu tại huyện Chợ Mới – Bắc Kạn, chúng tôi không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc NKHHCT giữa trẻ trai và trẻ gái (p>0,05). Nghiên cứu 5524 trẻ dưới 5 tuổi tại Tanzania [46] cũng cho kết quả tương tự khi tìm hiểu mối liên quan giữa giới và tỷ lệ mắc ARI.
Kết luận của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Nascimento khi xem xét các vấn đề xã hội liên quan đến NKHHCT của trẻ, trong đó trình độ học vấn của bà mẹ thấp được chứng minh là một yếu tố nguy cơ [51]. Những hành vi CSSK của bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ, bà mẹ có kiến thức hiểu biết đúng về bệnh là một yếu tố khởi đầu quan trọng để bà mẹ có một hành vi sức khỏe tốt [22]. Một thực tế là dù CBYT có trình độ giỏi, được trang bị thuốc men và các phương tiện y tế đầy đủ nhưng khi bà mẹ thiếu kiến thức, không biết phát hiện sớm các dấu hiệu NKHHCT, chỉ đưa con đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng thì khả năng tử vong của đứa trẻ là rất cao.
Không có kiến thức, hiểu biết đúng về bệnh bà mẹ sẽ không thấy hoặc không thấy hết mối đe dọa đến tính mạng trẻ, từ đó sẽ có thái độ không đúng với việc chăm sóc trẻ và hậu quả là không có hành vi tốt với vấn đề NKHHCT cho con mình. Việc các bà mẹ quan niệm trẻ NKHHCT chỉ đơn thuần là ho sốt mà không biết bệnh có thể tiến triển rất nhanh thành viêm phổi ở trẻ nhỏ hay việc các bà mẹ tự mua thuốc ngoài về chữa, hay không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khỏm vẫn là một hiện tượng phổ biến. Một nghiên cứu tại Ethiopia cho thấy nếu bà mẹ biết phát hiện sớm dấu hiệu viêm phổi và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời trẻ được xử trí đúng thì tỷ lệ tử vong ở trẻ sẽ giảm được khoảng 20%.
Một nghiên cứu tương tự đã được tiến hành tại Enugu-Nigeria xác định kiến thức của các bà mẹ về việc nhận biết viêm phổi ở trẻ trước tuổi đi học: 65% bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua dấu hiệu khó thở, 42% bằng dấu hiệu thở nhanh và 26,5% bằng dấu hiệu ho nặng. Trong khi một số đáng kể các bà mẹ (51%) nhận biết được dấu hiệu thở nhanh là một chỉ số xác định viêm phổi thì một số khá lớn các bà mẹ (87,5%) có thái độ không tin tưởng liệu các dấu hiệu muộn như là rỳt lừm lồng ngực, tớm tỏi cú phải là dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bệnh nặng ở trẻ hay không?. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy sự liên quan khi so sánh tỷ lệ mắc NKHHCT giữa nhóm trẻ dân tộc Kinh với nhóm trẻ dân tộc thiểu số, trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố dân tộc không phải là một yếu tố nguy cơ với NKHHCT ở trẻ.
Các yếu tố về bản thân trẻ được xem xét như cân nặng thấp khi sinh thấp (<2500gam), cai sữa không hợp lý, tiêm chủng không đầy đủ đều là những yếu tố có liên quan đến việc gia tăng tình trạng NKHHC của trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở khu vực nghiên cứu. Trẻ có cân nặng thấp khi sinh <2500g và trẻ đẻ non thì sức đề kháng của trẻ với bệnh tật kém hơn các trẻ cân năng khi sinh bình thường, quá trình phát triển của những trẻ này thường chậm và khả năng thích nghi với môi trường thấp. Các nghiên cứu về sự liên quan giữa sữa mẹ và viêm phổi trẻ em ở Trung Quốc, Brazil, Canada, Argentina đã chỉ ra rằng trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ vào viện cao gấp từ 1,5 đến 4 lần, trẻ em cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ vào viện gấp 2 lần [14],[39].
Những nghiên cứu ở Kerala, Nepal, Gambia, Zimbabwe, Nam Phi, Tanzania về các yếu tố nguy cơ NKHHCT ở trẻ cho thấy tỷ lệ NKHHCT cao hơn ở nhóm trẻ nhỏ bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà [46], [47]. Nhà ở quá gần chuồng gà, vịt và các gia súc khác như trâu, bò, lợn thì tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố như trên cao hơn hẳn nhóm trẻ ít hoặc không tiếp xúc với các yếu tố đó. Thực tế nhiều người dân biết tác hại đó nhưng họ vẫn không thay đổi hành vi vì nguy cơ mất trộm gia súc làm họ phải quan tâm tới vấn đề bảo vệ gia súc của mình nhiều hơn mà ít để ý đến nguy cơ cho trẻ nhỏ.