MỤC LỤC
Nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của mình, các doanh nghiệp thông thường không chỉ kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định mà luôn có xu thế mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình. Có nghĩa là các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và thường bao gồm:. - Hoạt động sản xuất kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của các nghành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ có tính chất thường xuyên và chủ yếu. - Hoạt động bất thường: là hoạt động diễn ra không thường xuyên có thể không dự tính hoặc có dự tính trước và ít có khả năng thực hiện như giải quyết các vấn đề về tranh chấp hợp đồng kinh tế, thanh lý tài sản .. - Hoạt động tài chính: Là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư về tài chính ngắn hạn, dài hạn, nhằm mục đích kiếm lời như đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính, mua bán ngoại tệ.. Căn cứ trên mỗi mảng hoạt động, doanh nghiệp xác định nên các chỉ tiêu về chi phí, thu nhập, lợi nhuận tương ứng. Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bằng tổng đại đa số lợi nhuận của từng hoạt động. Như vậy, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành từ 3 bộ phận là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và từ hoạt động bất thường. Về nguyên tắc, khi phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp, cần phải phân tích các bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận. Nhưng trong thực tế, đôi khi. nguyên tắc đó có thể bị thay đổi. Đó là khi phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế còn phát triển ở trình độ thấp, hoạt động tài chính của doanh nghiệp còn rất hạn chế, còn lợi nhuận từ hoạt động bất thường không đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ đạo và lợi nhuận từ hoạt động này là cơ bản trong tổng lợi nhuận. Trong điều kiện đó sẽ thiết thực hơn khi chúng ta tiến hành phân tích lợi nhuận doanh nghiệp chủ yếu dựa trên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra giải pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. 2.2.2 Các phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp a) Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài kinh doanh. * Các khoản giảm trừ bao gồm : Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có). + Giảm giá hàng bán : là các khoản giảm giá hoặc hối khấu sau khi bán hàng vì nhngx lý do như : hàng kém phẩm chất, sai quy cách theo hợp đồng, ưu đãi cho khách hàng mua với số lượng lớn…. + Giá trị hàng bán bị trả lại : là giá trị của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất…. * Phần còn lại của doanh thu bán hàng thuần sau kh đã trừ đi giá vốn hàng bán gọi là lợi nhuận gộp còn phải bù đắp những chi phí chưa được tính vào trị giá vốn hàng bán đó là : Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, phần còn lại là kết quả bán hàng hay lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Chi phí bán hàng : là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình tổ chức bán hàng như : Chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, chi phí trả lương cho nhân viên bán hàng… Chi phí này phát sinh thường xuyên trong các doanh nghiệp thương mại. * Chi phí quản lý doanh nghiệp : là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp. b )Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Là kết quả thu được từ các hoạt động như : đầu tư chứng khoán góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn… Được xác định như sau :. * Thu nhập hoạt động tài chính là số tiền thu được từ : - Lãi do mua bán chứng khoán. - Lợi tức cổ phần, lãi trái phiếu, tín phiếu - Thu nhập do bán bất động sản. * Chi phí hoạt động tài chính là các chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính đó là :. - Lỗ do mua bán chứng khoán. - Chi phí cho các hoạt động đầu tư chứng khoán - Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư. c) Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường.
* Thu nhập hoạt động bất thường : là thu nhập từ các nghiệp vụ không thường xuyên của doanh nghiệp và nằm ngoài dự tính như :. - Thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định - Thu các khoản được phạt hợp đồng. - Thu lại nợ khó đòi đã xoá sổ. * Chi phí hoạt động bất thường : là những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường bao gồm :. - Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản - Các khoản bị phạt, phải bồi thường. - Ngân sách truy thu thuế. Cuối cùng tổng cộng 3 kết quả của các hoạt động đã nêu ở trên sẽ thu được toàn bộ lợi nhuận của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đó là :. HĐTC + Lợi nhuận HĐ. bất thường Đây là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp nếu kết quả đó là số dương thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, còn ngược lại chứng tỏ doanh nghiệp đã không bảo toàn được nguồn vốn đầu tư ban đầu hay hoạt động kém hiệu quả. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt, tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp là cung và cầu trên thị trường và tất yếu quan hệ này biểu hiện thông qua giá cả. Cụ thể hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố đầu vào, đầu ra và giá cả thị trường. Nhưng các yếu tố này lại chịu tác động trực tiếp của các khâu vào sự phối hợp giữa chúng trong quá trình kinh doanh. Điều này chứng tỏ lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và xã hội, thị trường trong và ngoài nước, tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước, của từng nghành và của từng điạ phương. Có thể chia ra làm 2 nhóm chính, đó là các nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiêp. Như vậy chúng ta có thể xét lợi sự ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần xét đến một số nhóm nhân tố khác như : công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, công tác lập kế hoạch kinh doanh. Có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì doanh thu bán hàng càng lớn cho ta hết quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Doanh thu lại chịu tác động bởi nhu cầu thị trường, giá cả, khối lượng hàng bán ra… do đó nó tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Để đảm bảo đẩy mạnh doanh thu dòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ quản lý tốt bởi doanh thu là phần quan trọng tạo nên lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong doanh nghiệp thương mại thì giá vốn hàng bán cũng là một trong những bộ phận cấu thành nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán có ảnh hưởng ngược chiều với kết quả kinh doanh hay doanh thu của doanh nghiệp. Do đó để tăng kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp phải luôn cố gắng phấn đấu giảm giá vốn hàng bán. Trong doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán bao gồm : giá mua hàng hoá, chi phí trực tiếp thu mua, bảo quản, đóng gói… Ở đây việc giảm giá vốn hàng bán chủ yếu được thực hiện bằng cách tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn được nguồn hàng thích hợp tổ chức khoa học hợp lý công tác mua hàng và dự trữ hàng hoá. Có rất nhiều các loại chi phí, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà có thể phát sinh các loại chi phí. Có thể phân thành 3 loại chi phí sau đây :. - Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phầm - Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường. a) Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, cơ sở hạ tầng… Nên có thể hiểu chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Sau khi sản xuất hàng hóa thì doanh nghiệp phải tiến hành khâu tiếp theo là tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp cũng phải bỏ những chi phí nhất định :. Chi phí lưu thông sản phẩm bao gồm : Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm; chi phí hỗ trợ marketinh và phát triển. Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Chi phí chọn lọc, đóng gói; chi phí bao bì, vận chuyển, bảo quản; chi phí thuê kho, bến bãi …. Chi phí hỗ trợ marketinh và phát triển bao gồm : Chi phí điểu tra nghiên cứu thị trường; chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; chi phí bảo hành sản phẩm … Tỷ trọng của chi phí này có xu hướng tăng trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. b) Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp :. Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ như : tiền lương, các khoản phụ cấp, khấu hao tài sản cố định ….Bên cạnh đó, Nếu biết cân đối chi phí hợp lý nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, hàng hoá không bị ứ đọng có khả năng đánh bật đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường từ đó có thể dễ dàng thực hiện được mục tiêu “tối đa hoá lợi nhuận” của mình. Nhưng ngược lại nếu sử dụng nó không hợp lý sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ xuống, doanh nghiệp không có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh và rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên thường rất lớn và khó kiểm soát. Do đó cần phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí vay, vì nếu chi phí này phát sinh bừa bãi, vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận, gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp. c) Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường :. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm : Chi phí liên doanh liên kêt, chi phí thuê tài sản, chi phí vay nợ, chi phí mua, bán chứng khoán. Chi phí hoạt động bất thường bao gồm: Chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và chi phí bất thường khác. Đối với doanh nghiệp, phần lớn các khoản thuế phải nộp là những khoản chi của doanh nghiệp. Thuế không phải là chi phí của doanh nghiệp mà chỉ có tính chất như chi phí. Thuế có tác động trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, vì vậy khi quyết định phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải tính tới tác động của thuế và số tiền phải nộp cho từng mặt hàng và ngành nghề kinh doanh. a) Thuế Giá trị gia tăng (GTGT). VAT thu hộ được tính theo thuế suất VAT trên doanh nghiệp chưa có thuế ( doanh thu ngoài thuế ). VAT trả hộ được tính theo thuế suất VAT trên chi phí mua hàng ngoài thuế. VAT phải nộp được tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. VA = Doanh thu ngoài thuế - Chi phí trung gian ngoài thuế. Theo luật VAT ở Việt Nam: VAT được tính theo 2 cách, hoặc phương pháp khấu trừ, hoặc phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Theo phương pháp khấu trừ thuế :. Số thuế phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất. Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa dịch vụ hoặc bằng chi phí mua hàng hóa, dịch vụ chưa có VAT nhân với thuế suất VAT. Theo phương pháp tính trực tiếp :. Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. b) Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp được tính bằng công thức : Thuế. TTĐB phải nộp. Số lượng hàng hóa tiêu thụ. Giá tính thuế đ/vị hàng hóa. Thuế TTĐB được khấu trừ đầu vào. Về bản chất, thuế tiêu thụ đặc biệt giống thuế giá trị gia tăng, nhưng khác với VAT ở các khía cạnh sau :. - Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được tính đối với một số mặt hàng thuộc diện hạn chế sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu. - Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần ở khâu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. - Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. c) Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định và hàng năm được sử dụng để hỗ trợ các tổn thất, thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên theo cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty. Quỹ phúc lợi được sử dụng dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ xung vốn xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận; chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp; đóng góp quỹ phúc lợi xã hội; trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp.
Hiện nay công ty chỉ kinh doanh chủ yếu là sắt thép và thu mua phôi.Sau gần 10 năm hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng chú ý.Ngày đầu khi mới thành lập chỉ với số vốn ban đầu là 50 tỷ đồng,công ty bắt đầu kinh doanh trong linh vực vận chuyển.Trong 3 năm liên tiếp ( từ năm 1999 đến 2002 ) công ty cung cấp những dịch vụ về vân tải như: nhận vận chuyển các loại mặt hàng với số lượng lớn,vận chuyển đường dài.Sau 3 năm hoạt động công ty luôn đạt được sự tín nhiệm của các khách hàng. Chính sách của công ty là sử dụng thật hiệu quả nguồn nhân lực trong công ty, tận dụng nhân tài nhằm giúp cho công ty ngày càng phát triển.Chính vì lẽ đó, chính sách lương của nhân viên luôn được công ty quan tâm và chú ý.
Qua báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh, chúng ta nhận thấy nguồn thu nhập chính của công ty phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh ( chủ yếu là kinh doanh sắt, thép phế liệu) .Lãi ròng của công ty trong năm vừa qua khá cao đạt 7,650,686,996 .Bên cạnh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì công ty còn có thu nhập từ các hoạt động khác.Mặc dù thu nhập từ hoạt động này không cao, nhưng nó cũng tạo ra một nguồn thu nhập thường xuyên cho công ty. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất.Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp.Bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan.Do đó để đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần phải kết hợp các chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu….
- Nếu thanh toán quá thời hạn sẽ bị phạt ( tỷ lệ phạt tùy theo hợp đồng qui định ). Ngoài ra, hiện nay công ty còn bán sắt thép cho các công trình xây dựng nên cần phải tổ chức tiến hành thu hồi nợ đối với các đơn vị thi công công trình còn nợ. - Nhà máy cần quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng để tránh tình trạng khách hàng không có khả năng thanh toán. - Để quản lý tố các khoản phải thu, nhà máy phải nắm bắt những thông tin liên quan đến khách hàng để có những chính sách thu hồi nợ hợp lý. Đối với khách hàng luôn thanh toán nhanh, đúng hay trước thời hạn, bên cạnh các khoản giảm giá, chiết khấu thanh toán….cần khuyến khích thêm bằng hình thức tặng quà, nên dứt khoát không giao hàng cho những khách hàng chậm thanh toán, nợ kéo dài. e) Các biện pháp khác. -Xí nghiệp phải thường xuyên duy trì chế độ phân phối công bằng bình đẳng theo kết quả lao động của từng bộ phận, đảm bảo đời sốg vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, phân phối theo nguyên tắc: ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít và không làm thì không hưởng.
-Xây dựng và thực hiện một cách triệt để, hữu hiệu hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. -Phát triển hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại để huy động vốn, thúc đẩy hình thành thị trường vốn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp.