MỤC LỤC
Việc xác định các yếu tố đầu vào trong việc đánh giá HQKT nhiều khi gặp nhiều khó khăn do có những tư liệu sản xuất tham gia vào nhiều quá trình sản xuất hoặc có những yếu tố phi vật chất như : công nghệ, chính sách, môi trường mà trong khi yêu cầu đánh giá HQKT cần đòi hỏi toàn diện. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn phải đạt hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người điều hành và quản lý doanh nghiệp không những phải đảm bảo sự vận hành hoàn hảo các công việc phục vụ khách mà còn phải thường xuyên nắm bắt được các yêu cầu thị hiếu của khách về từng chủng loại dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, nắm bắt được xu thế diễn biến của thị trường khách du lịch trong thời gian sắp đến, để từ đó đưa ra những định hướng và biện pháp kinh doanh thích hợp, vạch ra chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm đáp ứng kịp thời những xu hướng mới của thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. + Khách du lịch theo mục đích chuyến đi (du lịch hay công vụ): Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động trên nhiều lĩnh vực dịch vụ, nếu biết được mục đích chuyến đi của tất cả khách du lịch đến với doanh nghiệp mình, để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách, điều đó chắc chắn sẽ tạo ra uy tín, và gây được sự cảm tình của du khách đối với doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với lượng khách du lịch đến doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao.
Cũng giống như các ngành kinh doanh dịch vụ khác, nếu việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là tăng thu giảm chi, tăng khối lượng, chất lượng hàng hoá bán ra thì trong kinh doanh du lịch việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc tăng doanh thu để bù đắp chi phí, tăng công suất sử dụng phòng để tăng mức sinh lời của việc sử dụng tài sản cố định và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngành du lịch chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch mới như đi bộ, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt bằng xe đạp, mô-tô, ô-tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước, du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp thể thao, v.v.
Các tuyến giao thông khu vực Lăng Cô-Cảnh Dương đã và đang được hoàn chỉnh, tuyến đường ven biển Cảnh Dương, các trục đường chính của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đang được triển khai xây dựng và nhiều tuyến đường giao thông khác đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng như đường ven Đầm Lập An, hệ thông giao thông khu phi thuế quan, các khu công nghiệp tập trung, đường trục chính khu đô thị mới Chân Mây. Nơi đây đang được định hướng xây dựng khu du lịch và nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế với 12 phân khu đồng bộ và khép kín, kết hợp các loại địa hình biển - đầm - núi bao gồm khu sân golf và câu lạc bộ sân golf, khu biệt thự dành cho các nhà tỉ phú, khu nghỉ dưỡng cao cấp mang tính chất đề tài như: khách sạn tuần trăng mật, giao lưu.., khu dịch vụ trung tâm, khu đô thị hỗn hợp, khu làng Hoa, trường dạy tennis, công viên sinh thái tự nhiên và bảo tàng biển.
Trong những năm gần đây và đặc biệt trong thời gian vừa qua khu vực Chân Mây - Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với các cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi, theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ, nên đã được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, coi đây như là một vùng đất hứa cho hoạt động du lịch, trong chương trình quốc gia về phát triển du lịch khu vực Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Hải Vân được xác định là một trong bốn vùng được ưu tiên đầu tư để phát triển du lịch. - Số liệu thứ cấp : Số liệu thứ cấp được chúng tôi thu thập từ các nguồn tài liệu sau: Các Nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật, Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê, Cục thống kê, Sở du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng thống kê huyện Phú Lộc, Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Thư viên tỉnh, Trung tâm học liệu Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế, các Webside và các tạp chí trong và ngòai nước.
Nhìn chung qua các số liệu về đặc điểm lao động của hai công ty, chúng ta có thể nhận thấy tùy theo qui mô của khách sạn mà các công ty đã bố trí khá hợp lý nhân viên phục vụ, tuy nhiên qua so sánh đặc điểm lao động của hai Công ty thì chúng ta có thể thấy Công ty Thanh Tâm đã sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hơn, tỷ lệ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, trong lúc đó mức lương trả cho lao động lại thấp hơn so với Công ty Lăng Cô, điều này sẽ làm giảm bớt chi phí nhân công và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty, bên cạnh đó hiệu quả sử dụng lao động cũng đạt cao hơn. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên hai công ty được đào tạo chủ yếu là Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Huế, trường Đại học Tổng hợp Huế và Đại học Sự phạm Huế đối với ngoại ngữ, nhân viên có trình độ trung cấp được đào tạo tại các trường Trung học, Cao đẳng nghiệp vụ của khu vực miền Trung đặc biệt là trường Trung học nghiệp vụ du lịch Huế, về sơ cấp chủ yếu qua các lớp đào tạo nghề như điện lạnh, cơ khí.
Qua các số liệu đó chúng ta khẳng định rằng do Công ty có lợi thế nằm cạnh quốc lộ 1A (xuyên Bắc - Nam) nên khách du lịch chủ yếu đến khách sạn để ăn uống, thưởng thức các đặc sản của khu vực Lăng Cô nên đã làm cho doanh thu từ ăn uống luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng doanh thu, còn khách du lịch lưu trú tại Công ty chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu tổng doanh thu, nguyên nhân là Công ty chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các phòng ngủ và áp dụng các giải pháp để nâng cao doanh thu từ lưu trú. + Doanh thu từ các dịch vụ khác/khách của Công ty Lăng Cô năm 2004 so với năm 2003 bằng nhau và đặt ở mức 0,06 triệu đồng / khách nhưng đến năm 2005 giá trị giảm xuống còn 0,05 và tốc độ giảm là 16,67%, điều này chứng tỏ rằng Công ty đã không chú trọng kinh doanh các loại dịch vụ bổ sung nên đã làm cho giá trị dịch vụ khác / khách giảm, tuy nhiên mức giảm không lớn, nhưng Công ty cũng cần phải thường xuyên chú ý đến các loại hình dịch vụ này, bởi vì chính các loại dịch vụ này sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu du khách, tăng thêm tính hấp dẫn trong việc thu hút khách du lịch.
Trong những năm qua thị trường dịch vụ du lịch sôi động trên địa bàn, cạnh tranh diễn ra quyết liệt, để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp du lịch tại đây đã chủ động trong công tác tiếp thị quảng bá, quan hệ giao dịch với khách hàng để thu hút khách đến khách sạn, tìm cách bán sản phẩm từ xa, tạo môi trường liên kết chặt chẽ trên cơ sở hai bên cùng có lợi trong các tour và quy trình phục vụ trong hệ thống quản lý kinh doanh thống nhất. Ngòai ra, đối với Công ty Lăng Cô do trực thuộc Công ty mẹ là Công ty du lịch Hương Giang nên trong chiến lược quảng bá còn được sự quan tâm của Công ty mẹ và trung tâm lữ hành Hương Giang giúp đỡ, tạo điều kiện trong việc quảng bá, giới thiệu khách hàng mới, cũng cố và phát triển quan hệ với các hãng lữ hành trong nước để khai thác khác, điều này rất thuận lợi cho việc Công ty mở rộng thị trường và hình thành các tour từ Huế đi Lăng Cô để nghỉ dưỡng, sau.
- Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, phần lớn các Công ty mới chỉ sử dụng nhân viên sự vụ (phục vụ trực tiếp), chưa có đội ngũ cán bộ trung gian giỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, lễ tân (yêu cầu giỏi nhiều ngoại ngữ) và còn thiếu cán bộ quản lý mang tính chuyên sâu và hệ thống về kinh doanh khách sạn, nhiều cán bộ có trình độ Đại học, nhưng phần lớn tốt nghiệp từ các trường Ngoại Ngữ, có trường hợp học kinh tế nhưng thuộc các chuyên ngành khác như kế toán. - Công tác thị trường nhìn chung còn chậm được mở rộng, công tác quảng bá, xúc tiến vẫn còn nhiều hạn chế, các biện pháp cần thiết để nắm bắt nhu cầu của khách hàng chưa được thực hiện, do đó vẫn chưa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng dịch vụ, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ nhằm phát triển thị trường và tăng doanh thu nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhiều hãng lữ hành quốc tế như TUI (Ðức), Abacus International đã đưa những địa danh của miền Trung như phố cổ Hội An, khu tháp cổ Mỹ Sơn, cố đô Huế, vịnh Nha Trang, biển Phan Thiết cùng những lễ hội định kỳ như "Festival Huế", "Hành trình di sản", "Festival biển"vào trong chương trình chào bán tour của họ. Tờ Bưu điện Băng-cốc đã trích dẫn lời của Ðan-rốt, chuyên gia bảo tồn cảnh quan và môi trường thiên nhiên rằng "nếu không nhanh chóng triển khai và chấm điểm bảo vệ môi trường các bãi tắm thiên nhiên thì những bãi nổi tiếng của thế giới và của Thái-lan sẽ phải chịu áp lực canh tranh rất mạnh từ các bãi tắm ven biển của Việt Nam trong một ngày gần đây".
Hiện nay Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã được Thủ Tướng Chính phủ cho phép thành lập và được hưởng các chính sách theo cơ chế mở, vì vậy trong thời gian đến cần thực hiện mạnh chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước làm “ vốn mồi ” tập trung đầu tư các công trình thiết yếu, chủ đạo làm cơ sở cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn các thành phần kinh tế trong và ngòai nước, đối với khu du lịch này cần phải được tập trung nguồn vốn để tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, cụ thể như hệ thống đường giao thông xương cá trong toàn khu, hệ thống điện chiếu sáng cho các đường giao thông đã hoàn thành, hệ thống xử lý rác thải, nước thải để không có tình trạng thải ra biển, đầm làm ô nhiễm môi trường. Để thực hiện tốt chương trình này ngay từ đầu năm về phía chính quyền địa phương và ngành du lịch cần có một chương trình hành động cho năm quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế, qua đó phát động trong toàn tỉnh, toàn ngành, các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động du lịch lấy năm này tổ chức mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, tuỳ theo tính chất của từng đơn vị, từng tour, tuyến, khu du lịch để hình thành các chủ đề riêng, phù hợp với đặc điểm về hoạt động của mình, về phía ngành du lịch cần tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện tốt chương trình quảng bá đề ra và đứng ra chủ trì tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị giới thiệu quảng bá và trao đổi về hướng phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.