MỤC LỤC
Các nội dung được đề cập đến là hình thành cuộc vận động toàn xã hội xây dựng tác phong sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả; đưa các nội dung của chương trình vào hệ thống giáo dục quốc gia; phát triển và phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà chế tạo trong nước hiện đại hóa công nghệ, nâng cao tính năng của các thiết bị sử dụng năng lượng được sản xuất; xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo Bộ Công nghiệp, việc triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, tiêu dùng, giảm mức đầu tư rất cao hiện nay cho sản xuất năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường cũng như thực hiện các cam kết trong các công ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã gia nhập.
Trong nhiều trường hợp khác, có những loại chi phí có thể thiếu trong sổ sách kế toán mà khi xác định chi phí chúng ta không thể có số liệu, thường những chi phí này là chi phí ít hữu hình hơn như chi phí tuân thủ các quy định luật pháp trong tương lai, hình ảnh có tính tiêu cực của doanh nghiệp đầu tư,…. Biến số này được tính theo thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra những sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế, đối với dự án liên quan đến sản xuất thì chủ dự án thường căn cứ và thời gian khấu hao của máy móc thiết bị chính sử dụng trong dự án đầu tư.
Sản phẩm chính của Công ty là các loại săm lốp, dùng cho máy bay phản lực, ô tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật gồm có băng tải, đai truyền, các loại phụ tùng cao su, các lớp kết cấu cao su phủ bề mặt để chống bào mòn và ăn mòn kim loại v.v…. Là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su ra đời sớm nhất của ngành công nghiệp Việt Nam, Công ty Cao su Sao vàng trở thành trung tâm kỹ thuật của cả nước trong các lĩnh vực: Thiết kế và phân tích cấu trúc các sản phẩm cao su cao cấp cũng như thông thường; Thiết lập các công thức pha chế và xây dựng các phương pháp gia công cao su; Các kỹ thuật khảo sát, phân tích và thí nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất; Thiết kế, thử nghiệm và chế tạo các phương tiện công nghệ, bao gồm các loại khuôn mẫu, dụng cụ, phụ tùng, máy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm cao su. Trên cơ sở chỉ đạo của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, công ty đã tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ thiết bị và công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại; chủ động khắc phục trì trệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và khẳng định thương hiệu mạnh (SRC) trên thị trường trong nước, đủ sức hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.
Công ty Cao su Sao Vàng gồm có các xí nghiệp sản xuất như xí nghiệp cao su 1 sản xuất săm lốp xe máy; xi nghiệp cao su 2 sản xuất lốp xe đạp; xi nghiệp cao su 3 sản xuất lốp ô tô và máy bay; xí nghiệp cao su 4 sản xuất săm ô tô, xe đạp và cao su kỹ thuật.
Hiện nay, công ty đã tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Chương trình tiết kiệm năng lượng bao gồm: Phục hồi và lắp đặt mới các bộ hâm nước cho các lò hơi đốt than và dầu; Sử dụng triệt để các nguồn nhiệt thải; Thu hồi nước ngưng ở mọi công đoạn sản xuất để cung cấp trở lại cho các nồi hơi; Lắp đặt đồng hồ đo đếm, giám sát và hạch toán sử dụng năng lượng cho các xí nghiệp sản xuất. Công ty cũng đã phối hợp với nhà cung cấp lò hơi OMNICA của Đức định kỳ đo đạc hiệu suất các lò hơi và tiến hành điều chỉnh hệ số không khí thừa phù hợp; rà soát các yêu cầu công nghệ về áp lực các nguồn hơi nóng, khí nén để giảm thiểu số nguồn và giảm áp lực nguồn tới mức thấp nhất. Qua tiến hành khảo sát, các chuyên gia tư vấn của VPC, APO và các cán bộ trong Ban tiết kiệm năng lượng đã đưa ra một số biện pháp tiết kiệm năng lượng như tận dụng nhiệt từ nước xả lò hơi, bảo ôn đường ống dẫn hơi, quản lý việc tiêu thụ điện, Giảm áp suất ở hệ thống khí nén.
Theo tổng kết của Ban tiết kiệm năng lượng thì các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong 3 năm (bắt đầu thực hiện năm 2003 đến năm 2005) đã làm lợi cho Công ty 6,5 tỷ đồng (trong khi đó chi phí đầu tư cho dự án tiết kiệm năng lượng chỉ hết trên 700 triệu đồng) đồng thời dự án này vẫn còn tiếp tục phát huy hiệu quả lõu dài, ngoài ra cũn giỳp nõng cao rừ rệt ý thức tiết kiệm năng lượng của công nhân và các cán bộ quản lý trong Công ty.
Để đánh giá hiệu quả việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải tại công ty Cao su Sao Vàng, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài chính, đứng từ giác độ cá nhân doanh nghiệp nhưng theo cách tiếp cận đầy đủ hơn về chi phí – lợi ích môi trường. - Trong quá trình thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải, các khoản chi phí phát sinh tăng và các khoản lợi ích thu được tính bằng đơn vị tiền tệ đều được tính chuyển về năm 2003 (năm bắt đầu thực hiện giải pháp). Do dự án được hỗ trợ chi phí chuyên gia từ Trung tâm năng suất Việt Nam và Tổ chức Năng suất Châu Á, nên công ty không mất khoản chi phí cho thiết kế, giám sát thực hiện dự án.
Dự kiến chi phí bảo dưỡng mỗi năm là 2 triệu đồng (tính vào chi phí cuối năm) bao gồm các khoản: chi phí cho việc khắc phục sự cố, sữa chữa và thay các van bị hỏng, chi phí lao động. Ngoài ra, khi nước cấp tăng lên 65oC thì công ty chỉ phải vận hành lò hơi đun nước cấp từ 65oC lên 100oC thay vì đun nước cấp ban đầu từ 30oC lên 100oC, do đó tiết kiệm được một khoảng thời gian vận hành lò hơi. Ngoài ra việc áp dụng giải pháp còn mang lại nhiều lợi ích khác mà do hạn chế về số liệu nên trong chuyên đề này tôi chưa lượng hoá được như giảm mức khấu hao thiết bị,….
Thị trường kinh doanh luôn biến động và gặp rủi ro cao, bất kỳ sự thay đổi của yếu tố nào cũng làm ảnh hưởng tới chi phí - lợi ích của cả quá trình sản xuất nói chung và của giải pháp thu hồi nhiệt thải nói riêng. Mục tiêu đặt ra là bên cạnh sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế thì các doanh nghiệp cần phải giảm thiểu các tác động vào môi trường thông qua quá trình cải tiến liên tục quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và. Như vậy, qua phân tích đánh giá việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải cho thấy giải pháp này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững.
Trong chuyên đề này tất cả các tính toán, phân tích để xác định chi phí - lợi ích cho việc thực hiện giải pháp mới chỉ dựa trên quan điểm phân tích tài chính, nếu dựa trên quan điểm phân tích kinh tế - xã hội (tức là có tính đến chi phí - lợi ích môi trường vào) thì các lợi ích mà giải pháp mang lại còn lớn hơn nhiều.
- Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều năng lượng nên thực hiện kiểm toán năng lượng, tức là xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, đưa ra tiềm năng tiết kiệm chi phí năng lượng và giảm phát thải. - Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp cần nhận dạng các chi phí – lợi ích môi trường và phân bổ chúng vào trong quá trình hạch toán nhằm đánh giá chính xác hơn hiệu quả sản xuất và giá thành sản phẩm. Như vậy, vấn đề tiết kiệm năng lượng không còn là chuyện nhỏ mà cần được xem là vấn đề cấp bách và thường xuyên ở các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và khách hàng.
Nhất là đối với đất nước còn nghèo như Việt Nam thì tiết kiệm năng lượng là bảo tồn tài nguyên quốc gia đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí năng lượng từ 10 đến 15%, bảo vệ môi trường và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.