MỤC LỤC
Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại cú nột riờng là cỏc õm thanh phỏt ra từ cỏc phiến đỏ và cột đỏ khi được gừ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống.
Trên thực tế, một người dân địa phương đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông đã không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008. Có một số thung lũng hẹp dọc theo các con suối và khe như: khe Am, khe Cha Lo, khe Chua Ngút và một thung lũng nằm dọc theo Rào Thương ở rìa cực nam.
Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm. Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng.
Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây. Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã Sankt-Peterburg, cỏc nhà khoa học Đức của Vườn thỳ Kửln đó phỏt hiện thờm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá.
Các bằng chứng về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc Thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khảo cổ Pháp và Việt Nam tìm thấy trong các hang động[3]. Đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm hang động và và học giả Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ Chàm, chữ Chàm khắc trên vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị v.v.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì đạt tiêu chuẩn viii “là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử trái đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đang diễn ra đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn”. Tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia này sánh ngang với các khu vực đã được công nhận là di sản hay các khu đề xuất ở châu Á và châu Úc, đặc biệt so sánh với các khu di sản hoặc đang đề xuất có chứa núi đá vôi như khu vực núi Emi và núi Phật Lạc Sơn (Trung Quốc), vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa ở Palwan của Philippines - một di sản thế giới tại Philippines.
Năm 2007, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Việt Nam đã thống nhất đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam ký trình hồ sơ gửi UNESCO công nhận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học. Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng nếu Việt Nam hoàn thiện hồ sơ thì có nhiều khả năng UNESCO sẽ công nhận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới lần 2 với hai tiêu chí địa chất địa mạo và đa dạng sinh học, so với một tiêu chí được công nhận năm 2003.
Sự gia tăng du khách thăm quan khu vườn quốc gia này cũng gây ra vấn đề cho môi trường ở đây như các rác thải, ô nhiễm nước do hoạt động du lịch, ảnh hưởng của con người lên hang động (nhiều người bẻ các măng đá mang về, khắc chạm linh tinh lên vách động…), nhưng đặc biệt ảnh hưởng nhất là đe dọa đến sự đa dạng sinh học. Hoạt động xõy dựng đường nối đường Hồ Chớ Minh và quốc lộ 20 chạy xuyờn qua lừi vườn quốc gia này và cũng gây ra mối đe dọa về môi trường, làm ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của nhiều loài động thực vật, họat động nổ mìn phá đá làm đường khiến nhiều loài động vật phải di dời khỏi nơi sinh sống, dù Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy theo tuyến đường 15 và 12A, cũ dọc theo ranh giới phía đông của khu vườn quốc gia này chứ không cắt ngang qua khu vườn này để giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ động thực vật cũng như địa hình khu vực.
Phong Nha Kẻ Bàng, cùng với các di sản thế giới khác tại miền Trung: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, cũng là một tuyến điểm quan trọng trong chương trình quốc gia về du lịch mang tên Con đường di sản miền Trung do Tổng cục Du lịch khởi xướng và phát động. Tuy nhiên, do công tác quảng bá, cung ứng dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia này hầu như chưa có nên từ năm 2005 đến nay, khách đến tham quan Phong Nha-Kẻ bàng bắt đầu chững lại và giảm dần, chủ yếu là khách nội địa, trong đó lượng khách đến Phong Nha-Kẻ Bàng đến lần thứ hai chỉ chiếm 10%.
Mùa xuân năm 1980, trường đại học tổng hợp Huế tổ chức khai quật lại di chỉ Bàu Tró ở khoảng cách cách mép nước hồ lúc đó 40 mét, cao hơn mặt nước 2,3 mét, cách hố khai quật của Patte hơn 100m về phía tây. Và từ đó các nhà khảo cổ học đã lấy tên của di chỉ này để đặt cho nền văn hoá hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là văn hoá Bàu Tró.
Vào mùa hè năm 1923, có hai thông tin viên người Pháp của trường Viễn đông Bác cổ là Max và Depiruy đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học tại Bàu Tró. Cuối mùa hè năm đó, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật và công bố những hiện vật của thời tiền sử đồ đá mới.
Hiện vật thu được gồm có nhiều rìu, bôn đá, bàn mài, chày nghiền, mũi nhọn, và vô số các mảnh gốm vỡ của các loại nồi, niêu, bình, vò. Trên một vùng đất sỏi đá, cằn khô rộng 10 hecta, cuộc sống lao động và chiến đấu của người dân Quảng Bình trong cuộc chiến tranh chống không lực Hoa Kỳ đánh phá ra miền Bắc từ giữa những năm 60 và đến những năm đầu 70 của thế kỷ XX, những bệnh viện, trạm xá dã chiến, lớp học, nhà trẻ, nhà dân-kho hàng nửa chìm nửa nổi, là những hầm chữ A, hào giao thông và hố bom được tái tạo, mô phỏng sinh động, chân thực đến từng xăngtimét từ góc nhà, căn hầm cho đến lối mòn.
Khu Du lịch Sinh thái Văn hoá Vực Quành như một bảo tàng lịch sử chiến tranh ngoài trời. Dù mấy thế kỷ đã đi qua xong tên tuổi và sự nghiêp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng.
Công ty tổ chức các dịch vụ tắm nước khoáng ở ngoài trời và trong nhà, tắm bùn, vật lý trị liệu, ngâm chân, nghỉ dưỡng, luộc trứng, nhà hàng, nhà nghỉ, du ngoạn suối rừng và nhiều dịch vụ bổ ích khác đang triển khai. Những công trình, tác phẩm con người tạo ra để hoàn thiện, đa dạng, nâng cao các dịch vụ phải gắn bó, hoà quyện với thiên nhiên, thuận tiện và dân dã, tôn vinh những giá trị đích thực của khu suối khoáng này.
Thành Đồng Hới ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặc Chiêm Thành (thế kỷ XI), Trần Duệ Tôn (thế kỷ XIV) Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đi kinh lý phương Nam. Trong phong trào “Cần vương” nhân dân Đồng Hới tham gia nghĩa quân của Nguyễn Phạm Tuân chỉ huy, đã ba lần đột nhập thành Đồng Hới (tháng 1, tháng 6 và tháng 8 năm 1886) tấn công binh lính Pháp trong thành gây cho chúng nhiều tổn thất.
Nhiều công trình mới mọc lên nhưng không làm mất đi vẻ cổ kính của thành Đồng Hới mà trái lại càng tô điểm thêm cho toà thành cổ soi bóng bên dòng sông Nhật Lệ. Ngày nay, trên đỉnh đèo Ngang, cửa quan lớn mang tên “Hoành Sơn quan” (xây dựng dưới triều vua Minh Mạng) vẫn còn nguyên vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng: Vào núi và xuống biển.
Nếu bạn đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi vị đặc biệt của rượu "tiết" đẻn, hượng vị thơm ngon quyến rũ của ram đẻn. Ngồi bên bờ biển thư giãn giữa trưa hè hay đêm khuya với bạn hiền, chỉ cần mấy ly rượu đẻn, một đĩa ram đẻn còn nóng hổi với những lời tâm tình sâu lắng, đời sẽ vui và thú vị hơn.
Món ngon đẻn không thể diễn tả hết bằng lời nhưng có thể nói hấp dẫn và không thể quên. Quảng Bình có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, đặc biệt là Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giới.
-Tư vấn thiết kế, xây dựng và thực hiện các tua, tuyến du lịch trong Vườn; Liên doanh liên kết với các tổ chức du lịch khác (Trong nước và Quốc tế) để khai thác và phát huy tiềm năng của khu Di sản. -Tổ chức quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài sản được giao theo qui định hiện hành của nhà nước và phân cấp quản lí của Vườn Quốc gia; Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Vườn thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Vườn Quốc gia giao.
Sáng quí khách tự do thư giãn tại khu nghỉ mát, theo cung đường mới qua đường Trường Sơn huyền thoại quí khách lên xe đi tham quan động Phong Nha - Di sản Thiên Nhiên Thế giới: Tham quan hang nước ngầm nổi tiếng thế giới, hang Bí Ky, hang Cung Đình, động Tiên với hệ thống thạch nhũ kỳ vĩ và tráng lệ. Quý khách sẽ tận hưởng những nét đẹp hoang sơ, độc đáo của vùng hoang mạc đá vôi Kẻ Bàng, Tản bộ vào rừng nguyên sinh, đoàn tham quan tuyến Du lịch sinh thái nước Mooc…thỏa thích ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ dọc hai bờ suối, với những gốc Sung già cổ thụ, soi bóng xuống dòng nướcxanh biếc.
Suối Trạ Ang được nhận định có nhiều khả năng chảy xuyên vào lòng núi, làm dòng chảy chính cho “Phong Nha đệ nhất động”.