MỤC LỤC
Việc đào tạo theo nhu cầu là rất quan trọng tuy nhiên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng làm cho kết quả của quá trình đào tạo có thể hoặc không thể theo ý muốn chủ quan của người đào tạo và người sử dụng sản phẩm qua đào tạo. + Tài chính Nhà nước cấp cho các trường và khoản thu của nhà trường (học phí và các khoản thu khác) có tăng qua từng năm nhưng vẫn là quá ít so với nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
Nhật Bản và các nước công nghiệp đã rất thành công trong việc thực hiện chính sách mới này là do họ đã có chính sách mở rộng và ưu tiên đầu tư thích hợp khiến quy mô mở rộng giáo dục trung học đủ lớn; đồng thời chính sách CNH thích hợp được đưa ra sau khi các nền kinh tế này thực hiện thành công phổ cập giáo dục tiểu học, đã thu hút được hầu hết lực lực lượng lap động vào quá trình sản xuất, do vậy đã giúp nền kinh tế nhanh chóng chuyển sang hoạt động công nghiệp có giá trị giá tăng cao. Cùng với việc cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo, Nhật Bản cũng tiến hành đổi mới hệ thống quản lý xí nghiệp theo hướng chuyển từ chế độ coi trọng thâm niên và kinh nghiệm công tác, coi trọng tính tập thể và phục tùng cấp trên sang chế độ coi trọng hơn năng lực và thành tích cá nhân, đề cao tính độc lập và sáng tạo của công nhân, khuyến khích mọi người hăng hái học tập để nâng cao trình độ hơn là ỷ lại vào thâm niên phục vụ công ty và kinh nghiệm "sống lâu lên lão làng".
Theo đuổi ngành công nghệ sinh học trên cơ sở kỹ thuật hạt nhân, TS Lê Xuân Thám cho rằng, cái sự “làng nhàng” của cử nhân lãnh vực sinh học hiện giờ là bởi có độ vênh giữa kiến thức thu nhận và thực tiễn phải cập nhật khi mà chúng ta chỉ lo phần “ngọn” với sự nhồi nhét, chồng chất thông tin trong khi phần “gốc” là khả năng tiếp cận, ứng dụng trong cuộc sống lại gần như không có. Bên cạnh những mặt hạn chế kể trên thì thực tế của nước ta còn tồn tại khá nhiều những hạn chế khác xuất phát từ nhiều khía cạnh làm cho việc đào tạo theo nhu cầu xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn như: kinh phí cấp cho đào tạo còn hạn chế; số người ra khỏi thị trường lao động thấp hơn nhiều lần số người tham gia vào thị trường lao động, số việc làm mới được tạo ra còn hạn chế làm cho số lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không có khả năng tìm kiếm việc làm ( trong tổng số 90% sinh viên ra trường chỉ có 50% sinh viên có việc làm, trong đó chỉ có 30% làm đúng ngành nghề đào tạo); sự gia tăng số học sinh, sinh viên cao hơn nhiều lần số việc làm mới, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đảm bảo, các trường đào tạo theo số lượng cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình đào tạo theo nhu cầu.
Trong những cái bắt tay này, phía trường cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị thực hiện liên kết, rồi đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên của đơn vị… Ngược lại, các đơn vị sẽ hợp tác với trường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng cũng như sẽ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; tài trợ học bổng, các hoạt động phong trào, học thuật cho sinh viên. Thứ tư: Một số mô hình phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia cũng đang được nghiên cứu áp dụng và nhân rộng như: Chương trình Kĩ sư, cử nhân chất lượng cao, Chương trình cử nhân tài năng, đặc biệt là Bộ đang triển khai chương trình tiên tiến nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tiếp cận những công nghệ tiên tiến trên thế giới từ đó làm thay đỏi cơ bản chất lượng giáo dục đại học nói riêng và chất lượng giáo dục dạy nghề nói chung.
GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở NƯỚC TA. Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức tạI TP.HCM, các đạI biểu đã nêu ra một loạt các giảI pháp sau:. a) Hình thành ban điều hành để triển khai đào tạo theo nhu cầu. Thành phần ban điều hành gồm: Đại diện của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam .. Ban điều hành xây dựng kế hoạch cấp quốc gia; tập hợp các nhu cầu từ cơ sở, doanh nghiệp, thị trường lao động; đồng thời phối hợp đánh giá năng lực của các trường, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, giáo viên để từ đó thông báo cho các đơn vị có nhu cầu đào tạo biết đặt hang hoặc giao kế hoạch đối với nhu cầu đào tạo của cả nước. b) Thành lập cơ quan dự báo nhu cầu xã hội. Cơ quan dự báo nhu cầu cần phải được thành lập từ Trung ương đến địa phương tạo gia một mạng lưới quốc gia do một trung tâm quốc gia điều phối các hoạt động. Hệ thống cơ quan dự báo này được chia làm 2 cấp là cấp quốc gia và cấp địa phương. Trên cơ sở nguyên tắc hình thành mạng lướI dự báo nhu cầu đào tạo, các trung tâm dự báo địa phương cung cấp thông tin lên mạng quốc gia để cơ quan dự báo quốc gia xử lí và điều phối chung. ở cấp tỉnh, trung tâm dự báo này có thể trực thuộc một trong các sở ngành Giáo dục Đào tạo, Lao động – Thương binh xã hội. Các hiệp hội hiệp hội nghề nghiệp cùng các cơ quan bộ, ngành, địa phương dự báo nhu cầu xã hội, định kỳ thông báo nhu cầu theo từng loại ngành nghề và trình độ đào tạo. Đây là thông tin quan trọng cho các cơ sở đào tạo lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các trường được chủ động đào tạo những chuyên ngành mới nếu xã hộI có nhu cầu nhưng phảI cung cấp những thông tin cần thiết cho Bộ Giáo dục Đào. tạo để đăng kí ngành học mới như: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, dự báo nhu cầu của người học, thông tin thị trường lao động có liên quan đến ngành nghề mới và các điều kiện đảm bảo chất lượng. Để cơ quan dự báo nhu cầu xã hội hoạt động tốt cần phải thiết lập tam giác hợp tác: Nhà nước – Doanh nghiệp – Cơ sở đào tạo. Nhà nước ở đây là các bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp bao gồm cả các hiện hộI và các cơ sở đào tạo thường xuyên trao đổI thông tin. c) Tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo. - Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc sẵn sàng cung cấp thông tin về nhu cầu (chất lượng và số lượng) nhân lực, nghiên cứu chuyển giao công nghệ của mình, tạo điểu kiện hỗ trợ nhà trường về cơ sở thực tập, bồi dưỡng giáo viên, chia sẻ chi phí, đào tạo nhân lực tại chỗ, thử nghiệm sản phẩm nghiên cứu, phối hợp phát triển mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp cần xem việc đầu tư cho đào tạo là đầu tư phát triển và xem nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp. - Về phía nhà trường cần chủ động nắm bắt nhu cầu về lao động, bám sát hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, dự báo về sự phát triển của ngành nghề để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, cùng nhau thảo luận để đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp để sao cho nguồn nhân lực không bị láng phí. Sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ hạn chế tình trạng đào tạo xa rời với thực tiễn sản xuất, sinh viên được đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phải tốn thêm chi phí đào tạo lại. Việc hợp tác này không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng liên kết các trường đạ học, các viện nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện các hợp đồng đào tạo và nghiên cứu. d) Xây dựng các danh mục nghề, các tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp. Xây dựng danh mục nghề là việc quan trọng để đảm bảo công tác thống kê, dự báo nhu cầu nhân lực theo một tiêu chuẩn chung tránh việc 2 nghề giống nhau nhưng có tên khác nhau. Danh mục nghề cần được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế, có mô tả nghề nghiệp, những ngành kinh tế sử dụng và cơ sở đào tạo ra nghề đó. Bên cạnh xây dựng danh mục nghề cần xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp của người lao động. Việc xây dụng tiêu chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và một số lớn các ngành nghề trong giáo dục đại học. Để gắn đào tạo theo nhu cầu , tiêu chuẩn đào tạo phải bám sát vào tiêu chuẩn nghề. Việc đổi mới mục tiêu và nội dung đào tạo phải căn cứ vào yêu cầu tại nơi làm việc trong hiện tại và trong tương lai. Tư vấn hướng nghiệp được coi là cầu lối giữa giáo dục với việc làm; góp phần phân luồng cho THCS và THPT đi theo các con đường học vấn khác nhau nhưng vẫn có thể thành công trong cuộc đời, thúc đẩy sự di chuyển của người lao động trên thị trường trong và ngoài nước, giúp nhận thức vai trò cá nhân trong thế giới việc làm, cải thiện năng lực, nâng cao thái độ đạo đức nghề. nghiệp, kỹ năng việc làm, ý thức tôn trọng pháp luật. Các trường đại học và TCCN cấn thành lập các trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm và có liên hệ chặt chẽ với cơ quan dự báo cấp địa phương và cấp quốc gia. e) Tăng thu cho trường bằng cách tăng học phí.