Tình hình cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu .1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn. - Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu vào và cung ứng đầu vào trong hoạt động sản xuất trồng trọt.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở lý luận

Ở khu vực nông thôn nước ta, các tổ chức Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh có vai trò tích cực trong các hoạt động khuyến nông, xoá đói giảm nghèo cho các thành viên, tín dụng, vận động các thành viên tham gia tích cực các hoạt động sản xuất văn hoá, y tế, giáo dục, môi trường… Góp phần đẩy mạnh các phong trào, hoạt động của địa phương, hỗ trợ, giúp đỡ bà con nông dân vươn lên, mở rộng và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Thông qua các chương trình liên tịch với một số ban ngành, Hội nông dân đã thực hiện tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân, phối hợp với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội thành lập các tổ vay vốn, vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, trực tiếp hỗ trợ cho nông dân nghèo vay vốn phát triển sản xuất có hiệu quả.

Cơ sở thực tiễn

Nâng cao hiệu quả của thị trường phân bón, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã loại bỏ dần dần trợ giá cho phân bón, tiến tới cho phép bất cứ thành phần nào đều có thể tham gia; loại bỏ sự kiểm soát nhập khẩu phânbón. Với một số chính sách cấp thiết và hữu hiệu, cùng với sự phát triển theo hướng đồng bộ hệ thống nghiên cứu, khuyến nông, tín dụng nông thôn, xây dụng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn In-đô-nê-xi-a đang hướng tới tạo lập những tiền đề để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện, tiên tiến, hiện đại.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Điều kiện tự nhiên

- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tỷ lệ sét cao thành phần cơ giới nặng độ dày tầng đất bình quân 20 – 70 cm nằm ở phía Tây của huyện, ở khu vực đất trống đồi núi trọc, tầng kết von mỏng độ dốc từ 20 – 350 loại đất này thích nghi với trồng các loại cây lâm nghiệp như keo lai, keo tai tượng, keo lá chàm, cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, cây công nghiệp như chè, lạc. (Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên) Hệ thống đường giao thông: hệ thống giao thộng của huyện tương đối phát triển với 13 km đường liên tỉnh, 145 km đường liên huyện, 145 km đường liên xã, 208 km đường liên thôn và 250 km đường nội đồng, ngoài ra còn có hệ thống đường sắt, đường thuỷ.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008)
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008)

Phương pháp nghiên cứu

- Các thông tin về tình hình đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất kinh doanh của địa bàn được thu thập từ các báo cáo tổng kết của các phòng ban như: phòng địa chính, phòng thống kê, phòng nông nghiệp… của huyện Phổ Yên. + Lịch mùa vụ minh hoạ chu trình sản xuất nông nghiệp trong một năm, gồm những thay đổi tự nhiên về khí hậu, lượng mưa, thời kỳ dịch bệnh đối với cây trồng và các hoạt động kinh tế như yêu cầu về lao động, cung ứng đầu vào và tiếp thị sản phẩm.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm (2006- 2008)

Sản xuất nông nghiệp cần rất nhiều yếu tố đầu vào như: vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, lao động,… Và chức năng cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp được nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện như phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, ngân hàng, Hội phụ nữ, Hội nông dân,… Mỗi cơ quan, tổ chức đều thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định nhưng mục đích cuối cùng đều là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.Và để xác định được tầm quan trọng cũng như mức độ đóng góp của các cơ quan, tổ chức đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân trồng trọt chúng tôi tiến hành lập sơ đồ Venn để làm rừ vấn đề này. Trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều điều kiện khó khăn do thời tiết khí hậu bất lợi, giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp có nhiều biến động, giá hàng hoá nông sản tăng giảm thất thường nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự giúp đỡ của các ngành chuyên môn từ trung ương đến địa phương mà phòng NN & PTNT cùng Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (bảng 4.6). Với những nội dung như: kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng nông nghịêp, kỹ thuật trồng mới và chăm sóc chè, kỹ thuật chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng công trình khí sinh học… Và qua các lớp tập huấn đã phần nào thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người dân đồng thời nâng cao nhận thức, năng lực của người dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững.

Theo số liệu thống kê ở bảng 4.13 ta thấy trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện nay có hai trạm giống là trạm giống Bắc Sơn và trạm giống Đông Cao, hàng năm cung cấp một lượng lớn các sản phẩm giống cây trồng như chè, măng lục trúc, các loại cây lâm nghiệp (keo, bạch đàn,…) Ngoài ra hệ thống các cửa hàng, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp cũng được tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ, một đại lý nằm ở trung tâm huyện, quản lý hoạt động của các đại lý nhỏ.

Bảng 4.1: Kết quả sản xuất trồng trọt của huyện 3 năm 2006- 2008
Bảng 4.1: Kết quả sản xuất trồng trọt của huyện 3 năm 2006- 2008

Dự án trồng ớt xuất khẩu Chương trình trồng ớt xuất khẩu

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên) Huyện Phổ Yên trong những năm gần đây là điểm thu hút nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê thì trong 3năm gần đây 2006- 2008 đã có trên 50 doanh nghiệp, công ty liên hệ, phối hợp hoạt động trên địa bàn huyện Phổ Yên, có nhiều dự án đã được triển khai thực hiện và mang lại kết quả cao.

Dự án xây dựng vùng nguyên liệu măng tre lục trúc ổn định Phổ Yên hình thành vùng nguyên liệu măng tre lục trúc ổn định

    - Với hệ thống tổ chức, hoạt động từ trung ương đến cấp xóm thì đây là tổ chức gần gũi nhất với người dân, có thể đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dân, xuất phát từ yêu cầu của người dân trong sản xuất mà các cấp hội cần có những giải pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời cho người dân. Hội có thể phối hợp với Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông hay các doanh nghiệp, công ty tổ chức tập huấn kỹ thuật, mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người dân, phối hợp với trạm thuỷ nông đảm bảo các vấn đề về tưới tiêu nước, phối hợp với trạm BVTV về vấn đề phòng trừ sâu, bệnh dịch, phối hợp với hệ thống vật tư nông.

    Bảng 4.16: Xếp hạng cho điểm các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn  huyện Phổ Yên
    Bảng 4.16: Xếp hạng cho điểm các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên

    Cung ứng đầu vào của Hội nông dân Ý kiến của bà Đỗ Thị Lan xóm Trường Thịnh, xã Nam Tiến

    - Đối tượng vay được mở rộng: vay phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất, trang trại vay để mở rộng quy mô. (Trường hợp của chị Nguyễn Thị Dung ở xóm Trại xã Nam Tiến: trước đây chị Dung là công nhân nhưng giờ đã về nhà, nhà chị không có đất ruộng để sản xuất, chồng chị lại công tác ở xa, con còn nhỏ, chị muốn vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng không được vay với lí do không có tài sản thế chấp, không người thừa kế).

    Số vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Ý kiến của ông Nguyễn Quang Trung chủ một trang trại ở xã Minh Đức

      - Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức, triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp như dự án sản xuất chế biến tiêu thụ chè, dự án trồng rừng sản xuất theo chương trình 147, chương trình trồng cây nhân dân,…. Trước mắt cần nhằm vào các mục tiêu như tăng thêm giá trị thu nhập trên 1ha đất canh tác, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân, gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.

      Bảng 4.17: Chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm  2006- 2008
      Bảng 4.17: Chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2006- 2008