Đề xuất mở rộng hoạt động cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Yên Viên

MỤC LỤC

Căn cứ vào thời hạn cho vay Chia thành các loại

Phân loại theo thời gian có một ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan đến tính an toàn và sinh lợi của món vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Nguyên nhân: Tiền gửi huy động trung và dài hạn hạn chế, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng (những khoản vay ngắn hạn nhanh thu hồi vốn nên mức độ rủi ro thấp hơn), khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trung, dài hạn của ngân hàng thấp.

Căn cứ vào hình thức đảm bảo

- Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ: Tổ chức tín dụng Nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế- xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo qui định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Căn cứ vào cách thức cho vay

- Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay: Ngân hàng căn cứ vào uy tín của khách hàng, sự tin tưởng đối với khách hàng, lịch sử tín dụng của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

Căn cứ vào phương thức cho vay

*Cho vay thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. *Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng, ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.

Các hình thức phân loại khác

*Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Khách hàng không sử dụng đến hạn mức này nếu không có nhu cầu, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng.

Mở rộng hoạt động cho vay của NHTM 1. Sự cần thiết mở rộng cho vay

    Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ (tính cho ngày, tháng, quý, năm). Mở rộng cho vay là sự tăng lên của chỉ tiêu dư nợ: dư nợ kỳ này cao hơn dư nợ kỳ trước. Kết quả này là do doanh số cho vay trong kỳ lớn hơn doanh số thu nợ trong kỳ. Nếu doanh số cho vay trong kỳ này tăng lên so với kỳ trước và lớn hơn doanh số thu nợ trong kỳ thì ta có được sự mở rộng cho vay cả dư nợ và doanh số. Nếu doanh số cho vay trong kỳ này không tăng thậm chí còn nhỏ hơn doanh số cho vay trong kỳ trước, nhưng trong kỳ này doanh số thu nợ giảm do có nhiều món nợ không thu hồi được hoặc chưa đến hạn thu hồi nợ, thì kết quả là dư nợ kỳ này vẫn có thể lớn hơn dư nợ kỳ trước. Nghĩa là trong khi doanh số cho vay trong kỳ giảm thì dư nợ cho vay kỳ này vẫn tăng so với kỳ trước. Trường hợp này vẫn là mở rộng cho vay. Một chỉ tiêu không thể bao quát được toàn bộ, vì thế cần xem xét kết hợp nhiều chỉ tiêu nhằm bổ sung cho chỉ tiêu dư nợ để đánh giá được đúng nhất việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Nếu phân chia các khoản cho vay của ngân hàng theo thời hạn cho vay ta có cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, bao gồm:. Nếu dư nợ ngắn hạn tăng còn dư nợ trung và dài hạn giảm hoặc ngược lại, nhưng kết quả là tổng dư nợ cuối kỳ này vẫn tăng so với kỳ trước. trung và dài hạn hoặc ngược lại). Nếu các chỉ tiêu dư nợ, tỷ trọng cho vay, tốc độ tăng trưởng hay số lượng khách hàng, số món vay của kỳ nghiên cứu đều tăng so với kỳ trước nhưng xét trên địa bàn ngân hàng lại giảm thị phần (giả sử những kỳ trước ngân hàng thường xuyên giữ 10% thị phần cho vay nhưng trong kỳ nghiên cứu thị phần cho vay của ngân hàng giảm chỉ còn 9%) thì không phải là mở rộng cho vay hoàn toàn.

    Thực trạng mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên

    Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên 1. Quá trình hình thành và phát triển

    Trong những năm vừa qua, nhất là trong giai đoạn 2003-2005, sau khi trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công Thương Trung ương, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan. Thực hiện các khoản thanh toán quốc tế có khối lượng lớn cho một số công ty như Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu công trình Hà Nội, Tổng công ty ô tô Việt Nam.

    Thực trạng mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Ngân hàng Công Thương Yên Viên

    • Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Ninh Hiệp Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh tế toàn xã Ninh Hiệp

      Mặt khác khi khu công nghiệp Ninh Hiệp được xây dựng xong và đi vào hoạt động, theo chủ trương của các cấp lãnh đạo các hộ may cắt gia công sẽ được tập trung lại thành xưởng may, công ty may mặc, các hộ chế biến dược liệu tập trung thành các xưởng chế biến, các công ty chế biến dược liệu, nông sản. Nhưng trong thời gian tới cần mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phù hợp với thay đổi của thị trường và tốc độ CNH-HĐH của địa phương thì nhu cầu vốn tăng cao, vốn tự có không đủ để các cơ sở làng nghề phát triển, bắt buộc họ phải sử dụng nhiều hơn nguồn vốn vay từ ngân hàng hoặc các nguồn vốn vay khác. Với truyền thống buôn bán kinh doanh hàng hóa lâu đời, khi quan hệ với những chủ cung cấp vải hay thuốc Bắc của Trung Quốc, Hồng Kông những đại lý lớn tại Ninh Hiệp thường không cần thanh toán hết tiền hàng, họ thanh toán trước một phần, phần còn lại sau khi nhập hàng về bán hết sẽ thanh toán trong đợt hàng kế tiếp.

      Tỷ lệ nợ quá hạn thấp là tốt đối với ngân hàng nhưng tại Ngân hàng Công Thương Yên Viên tỷ lệ này lại cho thấy một thực tế: Do thủ tục và điều kiện vay vốn ngân hàng đặt ra quá cao đối với các hộ sản xuất làng nghề nên số lượng khách hàng được vay vốn không nhiều, và những khách hàng đã được vay thì đều đã được thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng nên khả năng trả nợ cao là điều.

      Giải pháp mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Yên Viên trong thời gian

      Giải pháp mở rộng cho vay đối với làng nghề Ninh Hiệp tại Ngân hàng Công Thương Yên Viên

        Ngoài ra đối với một số hộ, cơ sở, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, doanh thu lớn trong xã, ngân hàng cần chủ động cử cán bộ đến tận nơi để quảng cáo, giới thiệu về hoạt động ngân hàng, các sản phẩm cho vay mà các khách hàng này có thể đủ điều kiện để sử dụng, các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp (thu, chi hộ, mở tài khoản, quản lý tài khoản, thanh toán, bảo lãnh..). Ngoài ra với các khách hàng không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về việc lập các Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, yêu cầu về những hợp đồng đã ký kết, các chứng từ, hóa đơn mua hàng..các cán bộ ngân hàng cũng có thể xem xét chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp một số chỉ tiêu tài chính quan trọng mà không cần một báo cáo chi tiết.

        Kiến nghị

        Khi khách hàng đến ngân hàng xin vay lần đầu, cán bộ tín dụng cần giải thích cặn kẽ về các thủ tục mà khách hàng phải thực hiện, các loại giấy tờ mà khách hàng phải nộp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ một cách chi tiết, viết các loại giấy tờ theo đúng mẫu qui định tránh cho khách hàng việc phải đi lại nhiều lần. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành những văn bản qui định, cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng những thủ tục và điều kiện cho vay đơn giản hơn đối với những khách hàng thuộc các làng nghề truyền thống.