MỤC LỤC
Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.”. Các hoạt động có thể là: dự đoán tính chất, hiện tượng thí nghiệm; làm thí nghiệm, quan sát, mô tả, giải thích và rút ra kết luận…; phán đoán, suy luận, đề ra giả thuyết ; trả lời câu hỏi ; giải bài toán hóa học; quan sát sơ đồ, hình ảnh, tranh vẽ…; đọc SGK, thu thập và xử lí thông tin, trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét; tham gia thảo luận nhóm : trình bày quan điểm của mình, lắng nghe, nhận xét ý kiến của người khác; báo cáo kết quả hoạt động cá nhân hay nhóm; rút ra kết luận ….
Tức là sau khi so sánh, đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình chủ thể sẽ tổng hợp, chốt lại vấn đề rồi tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn chỉnh thành sản phẩm khoa học, và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của mình, sẵn sàng bước vào một tình huống học mới. Đứng trên góc độ sư phạm, có thể quan niệm phần mềm dạy học là một phương tiện thông qua máy tính hướng dẫn người học thiết lập kiến thức hoặc tự học để lĩnh hội kiến thức hay kỹ năng nhất định thông qua việc tự mình phát hiện, xử lí các thông tin, đáp ứng các câu hỏi, tự làm các bài tập, trắc nghiệm, kiểm tra để tự đánh giá, hiệu chỉnh kiến thức, tự ôn tập… Đặc biệt bằng sự kết hợp sinh động của kênh hình, kênh tiếng đồng hành với nội dung kiến thức, phần mềm sẽ giúp người tự học khắc phục tâm lí “cô đơn” khi không có thầy bên cạnh.
Trong chương này có rất nhiều nội dung giáo dục môi trường như bài Clo (tính độc của clo, các biện pháp xử lý ô nhiễm khí clo), Axit clohiđric và muối clorua (axit clohiđric dễ bay hơi, KCl làm phân bón, BaCl2 làm thuốc trừ sâu), bài Một số hợp chất chứa oxi của clo (KClO3 dùng sản xuất diêm; nước Javen, clorua vôi dùng tẩy trắng vải, giấy, tẩy uế), … do đó GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài dạy những lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em. HS đã được nghiên cứu ở THCS, lên THPT được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn và có thể nói dưới một góc độ khác; nếu như ở THCS phần tính chất hóa học có thể sử dụng thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kết luận về tính chất hóa học của các phi kim thì lên THPT đi theo tiến trình ngược lại từ vị trí suy ra cấu hình electron, từ cấu hình suy ra CTCT, CTPT của phân tử halogen và cũng từ cấu hình.
Việc sử dụng phương pháp trực quan ngoài nhiệm vụ tích luỹ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thí nghiệm hoá học và các phương tiện trực quan còn giúp HS kiểm tra các giả thuyết, các dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hoá các khái niệm, quy luật hoá học. Việc sử dụng thường xuyên phương pháp này, kết hợp với củng cố, ôn tập vận dụng kiến thức lý thuyết đi sâu vào bản chất của hiện tượng sẽ giúp HS hiểu bài sâu, dễ nhớ kiến thức, tự trang bị cho mình phương pháp học tập và tư duy đúng đắn.
Ở đây, chúng tôi xin được trình bày cụ thể cách thiết kế phần hướng dẫn tự học lý thuyết và phần hướng dẫn giải bài tập SGK bởi hai phần này được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển tư duy cho HS thông qua hệ thống các phiếu học tập hóa học, xây dựng dựa trên một số định hướng về đổi mới phương pháp dạy học hóa học THPT nói chung và ở lớp 10 ban nâng cao nói riêng (đã đề cập ở chương 1). (khi lựa chọn cần dựa trên mục tiêu của bài học). - Xác định mục tiêu của phiếu học tập: cần hướng tới kết quả học tập cụ thể mà HS phát hiện ra kiến thức và những kĩ năng hình thành. - Phương pháp thể hiện vấn đề học tập: thường được khai thác từ những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu, phim thí nghiệm …GV xây dựng hệ thống câu hỏi có tác dụng định hướng, dẫn dắt hoạt động của HS. - GV dự kiến độ dài kết quả trả lời cho từng câu hỏi, dựa vào đó để chừa chỗ trống vừa đủ trên phiếu học tập, xác định thời gian cho từng hoạt động. - Xây dựng PHT: nếu có 2, 3 vấn đề ngắn gọn trong cùng một bài thì có thể trình bày trên một phiếu. Thiết kế phiếu học tập hướng dẫn tự học lý thuyết. - Phần hướng dẫn tự học lý thuyết được thiết kế bao gồm hệ thống các PHT là những câu hỏi có tính chất dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề và hướng dẫn giúp HS giải quyết vấn đề. Chú ý kết hợp với các bảng biểu, tranh ảnh, sơ đồ, phim thí nghiệm, mô phỏng… để làm phương tiện giúp HS nhận thức. CẤU TẠO PHÂN TỬ OXI. b) Suy ra CTPT và CTCT của phân tử oxi?.
Hãy quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng , xác định vai trò của oxi trong các phản ứng này, đọc tên của các sản phẩm tạo thành?.
- Phần hướng dẫn giải bài tập cũng được thiết kế dưới dạng các câu hỏi dẫn dắt, mang tính gợi ý, hướng dẫn HS tìm ra câu trả lời chứ không cung cấp bài giải chi tiết nhằm tăng tính tự học, phát triển tư duy cho HS không để các em có thái độ ỷ lại, lười suy nghĩ, trông chờ vào đáp án có sẵn. Phần Tư liệu đọc thêm này có những điểm khác so với các e-book trước là nội dung được thiết kế cho từng bài, vì thế kiến thức mở rộng thêm bên ngoài gắn liền với nội dung của bài học, không bị lan man hay thiếu trọng tâm, giúp HS dễ dàng liên hệ, vận dụng.
Các bài học được lựa chọn áp dụng hình thức này đa số là các bài có kiến thức khó, mới, bài mở đầu của chương mà HS cần được GV hướng dẫn để nắm rừ kiến thức làm tiền đề để HS tự học cỏc bài tiếp theo. Bài này được nghiên cứu sau khi HS đã học xong các lí thuyết chủ đạo nên cần được thiết kế để khai thác triệt để những kiến thức của HS về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử ….
Quan sát những hình ảnh về các đơn chất halogen trên BTH và bảng 5.1 SGK và cho nhận xét về:. a) Sự biến đổi trạng thái? màu sắc? độ âm điện ? nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, bán kính nguyên tử của các halogen ?. b) Nhận xét về tính tan trong nước của các halogen?. - Sau khi HS hoàn thành PHT xong, GV gọi 1 HS trả lời rồi cho HS xem đáp án được hiện trên e-book → GV nhận xét, kết luận. Quan sát các hình ảnh và mô phỏng sau để trả lời câu hỏi:. a) Từ đặc điểm electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản của các halogen, năng lượng liên kết X – X, độ âm điện, bán kính nguyên tử, hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của các halogen và quy luật biến đổi tính chất đó?. b) Dựa vào số electron độc thân ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích → số oxi hóa của các nguyên tố halogen?. Bài học này các em đã có kiến thức nền tảng ở lớp 8 và được phát triển hơn ở lớp 10 do đó cần thiết kế bài học theo hướng khai thác triệt để những kiến thức cũ của HS để tránh trùng lặp và vận dụng những kiến thức đã có về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử ….
Chúng tôi đã chọn 13 trên tổng số 16 bài của cả 2 chương “Nhóm halogen” và “Nhóm oxi” để thực nghiệm sư phạm bao gồm cả bài truyền thụ kiến thức mới và bài luyện tập.
Các câu hỏi tự luận đặt ra (gồm : câu hỏi hình ảnh, câu hỏi tư duy, câu hỏi mở rộng về thực tế đời sống ) chủ yếu có trong e-book nhưng đòi hỏi các em phải suy nghĩ để trả lời. Các câu hỏi này được các em cùng nhau thảo luận khi các nhóm thuyết trình và GV sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó nếu các nhóm có đầu tư chuẩn bị bài bằng e-book ở nhà.
- Đánh giá về TÍNH NĂNG: e-book được các GV đánh giá cao khi có nhiều tính năng tương tác hay (điền vào chỗ trống, làm trắc nghiệm, giải ô chữ…) (4,6); và phần trắc nghiệm củng cố bài có nhiều hình thức: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu điền khuyết, ghép đôi… (4,4). - Đánh giá về TÍNH NĂNG: e-book được các em đánh giá cao khi có nhiều tính năng tương tác hay (điền vào chỗ trống, làm trắc nghiệm, giải ô chữ…) (4,27); và phần trắc nghiệm củng cố bài có nhiều hình thức: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu điền khuyết, ghép đôi… (4,32).
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Phòng KHCNSĐH. SỰ CẦN THIẾT CỦA E – BOOK VỚI VAI TRề LÀ TƯ LIỆU HỖ TRỢ CHO GIÁO VIÊN KHI THIẾT KẾ BÀI DẠY. 6) Thầy cô có hay ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học ?. 7) Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học, thầy cô thường sử dụng hình thức nào?. - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính). Tiêu chí đánh giá Mức độ. í KIẾN ĐểNG GểP KHÁC. Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô!. Chúc quý thầy cô sức khỏe và hạnh phúc!. Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Phòng KHCNSĐH. PHIẾU THĂM Dề í KIẾN HỌC SINH. Các em học sinh thân mến!. Là học sinh, chắc hẳn chúng ta đã có đôi lần không hiểu bài khi nghe thầy cô giảng bài trên lớp hay khi chuẩn bị bài ở nhà, các em không thể hiểu được một số nội dung mà sách giáo khoa đã cung cấp. Vậy làm cách nào để khắc phục những vấn đề trên ???. Để giúp các em có thể tự học dễ dàng, đồng thời phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo trong học tập, tạo niềm hứng thú với môn hóa học ; cô đã thiết kế “E-BOOK HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HểA Vễ CƠ LỚP 10 CHƯƠNG TRèNH NÂNG CAO” nhằm cung cấp cho các em có thêm một tài liệu hướng dẫn học tập như là có thêm một “gia sư” thân tín. Vì vậy, cô rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em để E-book được hoàn thiện hơn và thật sự trở thành một người bạn học tập cần thiết đối với các em!. SỰ CẦN THIẾT CỦA E – BOOK VỚI HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Các em hãy cho biết ý kiến về sự cần thiết của E-book bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng. 1) Có khi nào, em không hiểu bài hoặc một phần của bài học hóa học khi học trên lớp?. 2) Khi tự học hóa học ở nhà, với những nội dung mà sách giáo khoa cung cấp em tự hiểu được bài học ở mức độ như thế nào?. Hiểu được tất cả bài học Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Chỉ hiểu được một số nội. dung của bài. 3) Em có cần một tài liệu hướng dẫn giúp em tự học được bài học hóa học ở nhà giống như khi được giáo viên giảng bài ở trên lớp không?. 4) Nếu cần, em mong muốn tài liệu đó được thiết kế dưới dạng nào?.