Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT

Phương pháp hệ nghiên cứu

 Các số liệu thứ cấp còn được thu thập từ website của công ty, từ báo chí , và các thông tin thương mại.  Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích số liệu: Thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh, phương pháp phân tích chỉ số, tỷ lệ, phương pháp dùng biểu đồ…Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phương pháp định lượng làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo cùng với phương pháp định tính nhằm đưa ra mục tiêu và phương hướng hoạt động trong những năm tới.  Tiến hành tính toán một số chỉ tiêu để đánh giá rủi ro của KH và so sánh số liệu qua các năm từ đó đưa ra các kêt luận về thực trạng ngân hàng.

Sau khi thu thập dữ liệu là giai đoạn phân tích dữ liệu với phương pháp thống kê phân tích tổng hợp.

Đánh giá tổng quan hoạt động tín dụng và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại

NHCT Hoàn Kiếm thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ, chiết khấu thương, trái phiếu, góp vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế theo quy định của Vietinbank Hoàn Kiếm. Đây là kết quả của việc thực hiện chính sách đầu tư cho vay DN của Vietinbank: hạn chế mở rộng việc cho vay đối với những ngành nghề hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao như xây dựng và ưu tiên cấp tín dụng cho những ngành nghề có hiệu quả kinh tế - xã hội cao như: thương mại dịch vụ, sản xuất, chế biến. Đội ngũ cán bộ công nhân viên Vietinbank Hoàn Kiếm có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, trình độ học vấn cao song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức yếu kém, tuổi đời trẻ nên ít kinh nghiệm dẫn đến quyết định cho vay với những khoản vay kém an toàn có thể gây rủi ro cho NH.

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, Vietinbank Hoàn Kiếm cùng toàn bộ hệ thống Vietinbank đã chú trọng đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên, bên cạnh những DN lâu năm có uy tín thì cũng tồn tại các DN vi phạm những quy tắc mà ngân hàng đặt ra như: Sử dụng vốn sai mục đích, khai báo tình hình tài chính không trung thực, quản lí của DN kém hoặc DN không có thiện chí trả nợ vay dẫn đến rủi ro đối với NH.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Phân tích kết quả điều tra trắc nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Hoàn Kiếm

Mặt khác, các vấn đề tố tụng trước tòa hiện nay có quá nhiều khê và thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ,đồng thời gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Với việc sử dụng 12 phiếu điều tra có nội dung câu hỏi liên quan đến hoạt động QTRR tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tới 12 đối tượng trong đó có 3 cán bộ, 3 cán bộ phòng tín dụng, 4 cán bộ phòng quản trị rủi ro, 2 nhân viên phòng quan hệ khách hàng. Hoạt động cho vay tại NH luôn tồn tại những rủi ro, NH có thể đối mặt với việc KH sử sụng vốn vay không đúng mục đích thỏa thuận 4/12 phiếu, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn 2/12 phiếu hoặc do DN có PASX kinh doanh kém hiệu quả làm ăn thua lỗ 6/12 phiếu.

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chẽ (8/12 phiếu) còn lại chủ yếu do cán bộ NH quá ỷ nại vào TSĐB 4/12 và ngoài ra còn do ảnh hưởng tác động không tốt của nền kinh tế trong nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tuy nhiên tựu trung lại vẫn là công tác thẩm định khách hàng còn nhiều hạn chế, mặc dù đã thiết lập hệ thống các phương án phòng ngừa rủi ro song trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rui ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Hoàn Kiếm

Vietinbank Hoàn Kiếm phân chia các phòng QHKH dựa trên phân loại KH theo quy mô khách hàng: Phòng QHKH1 là cho vay các doanh nghiệp lớn, phòng QHKH 2 là cho vay các DNVVN và phòng QHKH 3 là cho vay tiêu dùng và mảng tín dụng liên quan đến chứng khoán. - Thường xuyên kiểm tra và đánh giá nghiêm túc việc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, các quy định và chính sách của Vietinbank trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm, sai lệch trong hoạt động tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh. - Kiểm tra định kỳ địa điểm sản xuất của KH giúp cán bộ QHKH đánh giá được thực trạng tổ chức SXKD, quá trình thực hiện phương án sản xuất, thực trạng dự trữ tồn kho…Từ đó kiểm tra được KH có sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả hay không.

Ngoài các biện pháp giám sát trên, phòng tín dụng của Vietinbank Hoàn Kiếm cũn mở sổ theo dừi cỏc thụng tin của khoản vay theo hợp đồng tớn dụng, lập bảng theo dừi nợ vay, số tiền gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ, số tiền chuyển vào nợ quá hạn, thời gian chuyển nợ quá hạn. Bước 6: Trong trường hợp các biện pháp tổ chức khai thác là không có lợi, hoặc xét thấy KH không thể có khả năng phục hồi, hoặc không có ý định trả nợ NH tiến hành đưa ra các phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ như phát mại TSĐB, yêu cầu DN tuyên bố phá sản thanh lý doanh nghiệp.

Bảng 3.11 : Tình hình trích lập dự phòng RRTD trong cho vay DN
Bảng 3.11 : Tình hình trích lập dự phòng RRTD trong cho vay DN

CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO RÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH

    Có nhiều yếu tố biến động phức tạp: tình trạng lạm phát cao, giá cả leo thang, tỷ giá tăng mạnh, giá dầu và giá vàng đều tăng, thị trường bất động sản ngưng trệ làm cho nền kinh tế phát triển chậm, tiêu thụ xã hội giảm và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả được nợ ngân hàng trở nên khó khăn giảm sút. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, tài chính thế giới và trong nước liên tục có những biến động phức tạp, khả năng phân tích dự báo còn nhiều hạn chế nên quá trình thực thi các giải pháp điều hành tiền tệ của NHNN có thời điểm thiếu nhịp nhàng, đồng bộ; thị trường tiền tệ, ngoại hối biến động mạnh gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng và doanh nghiệp. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp và quan điểm quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank Hoàn Kiếm Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong thời gian qua và đánh giá môi trường hoạt động trong năm 2011, CN tiếp tục phấn đấu: lợi nhuận bình quân đạt nhóm I của hệ thống NHCTViệt Nam, đảm bảo thu nhập cho cán bộ người lao động, giữ vững và phát triển quy mô hoạt động và thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, xứng tầm với doanh nghiệp hạng 1, tiếp tục tăng trưởng bền vững và tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo cơ cấu tài sản Nợ - Có hợp lý, an toàn và hiệu quả trong hoạt động, đạt thành tích hoạt động tốt để góp phần vào công tác cổ phần hoá của Vietinbank.

    Chi nhánh nên xem xét, nới lỏng điều kiện vay vốn, ngoài hình thức thế chấp tài sản đảm bảo thì nên đa dạng hóa các hình thức bảo đảm tiền vay như tín chấp, cầm cố chứng khoán…Ngoài ra, Chi nhánh không nên coi tài sản đảm bào là điều kiện để tiên quyết cho vay, có thể giải quyết cho vay nếu có phương án sản xuất hiệu quả cao. Vì thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của các DN không theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho công tác thẩm định.Vì thế ngân hàng cần yêu cầu các DN nộp báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán, qua đó giúp cho chất lượng thẩm định được chính xác hơn. Xây dựng mối liên kết với các hiệp hội DN, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp trẻ, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, đông thời truyền tải thông tin hoạt động của các NH tới các DN, tạo ra mối quan hệ qua lại thường xuyên giữa NH và DN.

    NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác và phong phú theo hướng cung cấp đánh giá xếp loại DN dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau như: quy mô, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả SXKD..thu thập thêm thông tin qua các tổ chức quốc tế, tạo lập thông tin trên diện rộng, phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán và UBND tỉnh, thành phố lập mã số thuế của các DN để các tổ chức tín dụng truy cập thông tin được dễ dàng.